Danh Nhân Việt Nam

LỊCH SỬ VIỆT- DANH TƯỚNG VIỆT

    Cho đến ngày nay, chúng ta chưa có một nhận định rõ ràng về cội nguồn dân tộc vì hầu hết các sách sử cũ viết từ thế kỷ 19, 20 nên chưa cập nhật được những kết quả mới nhất của khoa học. Ngay cả bộ lịch sử Việt Nam của Viện Sử học nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam viết theo nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm mục đích tuyên truyền nên hết sức thiếu sót sai lầm. Điều này đã được Trần văn Giàu và nhà sử học Phan Huy Lê, Viện Trưởng Viện Sử học thú nhận là “Viết Sử theo nghị quyết của đảng thì lịch sử không còn là lịch sử nữa”. Sử gia Đào Duy Anh đã viết sử theo nghị quyết của Đảng Công sản nên sử gia đã phải cay đắng thốt lên rằng “Người ta biết tôi nhờ lịch sử và hậu thế lên án tôi cũng vì lịch sử …”.

     Chính vì vậy, hơn lúc nào hết một bộ Lịch sử Việt Nam được viết trên quan điểm dân tộc kết hợp với tri thức thời đại là một nhu cầu cấp thiết, hết sức cần thiết cho thế hệ trẻ Việt Nam có một sử quan chân chính, một nhận thức đúng đắn về lịch sử dân tộc. Từ đó, thế hệ trẻ Việt nam sẽ hiểu rõ để tự hào về nguồn gốc dân tộc và cội nguồn văn hóa Việt, hãnh diện với các chiến tích oanh liệt hào hùng của tiền nhân bao đời cùng với những danh tướng Việt Nam, các anh hùng vô danh đã tạo nên những kỳ tích có một không hai trong lịch sử Việt Nam và của cả nhân loại nữa.

     Chúng ta đã cùng nhau “Khơi Dòng Sử Việt” để tìm về hồn tính dân tộc Việt góp phần nâng cao dân trí do chính sách ngu dân, tuyên truyền lịch sử một chiều của Đảng Cộng sản Việt Nam với những sự kiện không có thật, bóp méo xuyên tạc và sửa đổi lịch sử để bảo vệ chế độ độc tài đảng trị. Vì vậy, hầu hết giới trẻ chán nản, không thích học lịch sử vì lịch sử dân tộc gắn liền với sử quan duy vật Mác Xít. Thế hệ trẻ không biết gì về những anh hùng dân tộc đã đứng lên chống kẻ thù “Đại Hán xâm lược xưa và Đế quốc mới Trung Cộng” ngày nay mà chỉ học về những “Dũng sĩ Diệt Mỹ” không có thật như một Lê văn Tám, một Võ Thị Sáu… Chúng ta thật sự đau lòng khi sách sử viết rằng Hai Bà Trưng đánh đuổi quân thù xâm lược mà không dám viết rõ ra là quân thù Tàu Hán, Trung Quốc xâm lược …

     Gần đây, tập đoàn Việt gian Cộng sản còn quyết định hủy bỏ môn lịch sử Việt Nam, đồng thời bắt các em học sinh từ cấp 1 đến cấp 3 phải học tiếng Trung Quốc. Đây chính là chủ trương của tập đoàn Việt gian Cộng sản muốn người dân chán ghét lịch sử, không biết rõ lịch sử hào hùng chống Trung Quốc xâm lược nên theo thời gian, lịch sử dân tộc sẽ mai một, thế hệ trẻ Việt Nam không có niềm tự hào dân tộc nên không còn lòng yêu nước để đế quốc mới Trung Cộng dễ dàng “Hán hóa” dân tộc Việt…

    Trong sách này, chúng tôi  dùng chữ dân gian thường gọi là Tàu thay vì Trung Quốc ngoại trừ khi phải đề cập tới quốc gia này trên phương diện Quốc Tế Công pháp.  Chính sách sử Trung Quốc đã viết là dân tộc Trung Quốc là do các tộc người Mông, Mãn, Tạng, Hồi và Hán là chủ thể. Các nhà viết sử cũng như người Tàu tự nhận họ là người Hán (Hán nhân) vì thời đại triều Hán là thời lãnh thổ Trung Quốc mở rộng do các cuộc xâm chiếm đất đai của các dân tộc khác nên chúng tôi gọi là Hán tộc để chỉ một tộc người du mục xâm lược.

     Đứng trên quan điểm dân tộc, chúng tôi chỉ dùng chữ “Nhà” thân thương cho các triều đại của nước ta như nhà Ngô, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần … còn Hán tộc thì chúng tôi dùng chữ “Triều” (đại) như triều Thương, triều Chu, triều Hán. Thứ nữa, lấy năm thứ nhất Dương lịch làm điểm mốc lịch sử cho thật chính xác thay vì chữ Công nguyên như vẫn dùng sai lầm từ trước đến nay. Sau cùng, chúng tôi quan niệm rằng yêu nước tất phải trân trọng tất cả những thăng trầm hưng phế của dòng vận động lịch sử mà biết bao thế hệ đã vun trồng bằng máu và nước mắt để viết lên những trang sử bất khuất hào hùng. Đồng thời phải học biết về lịch sử để hiểu rõ hơn ý nghĩa tuyệt vời của huyền thoại Rồng tiên, hiểu rõ về nguồn cội dân tộc, hiểu rõ hơn bản sắc văn hóa và truyền thống cao đẹp của một dân tộc có gần 5 ngàn năm văn hiến.

    Theo Công trình mới nhất “Nguồn gốc nền văn minh Trung Hoa”, tổng kết trong Hội nghị Quốc tế các nhà Trung Hoa học trên toàn thế giới tổ chức tại Đại học Berkeley, California năm 1978, thì  “ Tộc người Di Việt cư trú trên Trung Nguyên lãnh thổ Trung Quốc trước và không thể tìm ra đủ dấu vết chứng cớ để phân biệt giữa Hán tộc và các tộc người không phải là Tàu trên phương diện lịch sử. Giới nghiên cứu phải tìm về dấu tích văn hoá mà về văn hoá thì Hán tộc chịu ảnh hưởng của Di Việt”.

    Để tìm về nguồn cội dân tộc, chúng ta phải dựa trên cổ sử Trung Quốc nhưng chưa đủ vì các sử thần Trung Quốc viết sử trên quan điểm “Đại Hán Bành Trướng” nên đã sửa đổi bóp méo lịch sử. Vì vậy, chúng ta phải tìm kiếm những sách sử mà chính sử Trung Quốc gọi là “Ngoại Thư”, là những sách sử không do triều đình biên soạn mà là sách sử do những người Trung Quốc gốc Việt cổ viết để lại cho hậu thế Việt Nam… Tiền nhân Việt cổ đã để lại những nguồn sách sử mà chính sử Trung Quốc gọi là Ngoại Thư như Giao Châu Ký, Quảng Châu Ký, Liêu Nghi truyện, Quân Quốc Lợi Bệnh Thư và nhất là Bách Việt Tiên Hiền Chí của Trinh Bá Âu Đại Nhậm đời Minh…

     Chúng ta cũng phải tìm về nguồn cội dân tộc qua truyền thuyết khởi nguyên của dân tộc vì đó là bức thông điệp hàng ngàn năm lịch sử của tiền nhân gửi gấm cho chúng ta. Mỗi dân tộc đều có những truyền kỳ lịch sử được thần thoại hóa thể hiện lòng tự hào dân tộc mang tính sử thi của mình. Thật vậy, huyền thoại Rồng Tiên về ngọn nguồn huyết thống Việt tuy đượm vẻ huyền hoặc nhưng lại tràn đầy tính hiện thực, thấm đậm nét nhân văn của truyền thống nhân đạo Việt Nam. Huyền sử con Rồng cháu Tiên là niềm tự hào của nòi giống Việt. Bên cạnh đó,  kho tàng Thông sử dân gian như Lĩnh Nam Trích Quái, Việt Điện U Linh, Thiên  Nam Ngữ  Lục… những truyền kỳ lịch sử truyền khẩu từ thế hệ này sang thế hệ khác đã giúp chúng ta truy tìm về ngọn nguồn dân tộc. Từ những mờ ảo của huyền tích Việt đã trở thành hiện thực lịch sử với những chứng cứ khoa học hết sức thuyết phục đã phục hồi sự thật của lịch sử để trả lại những gì của lịch sử cho lịch sử…

       Lịch sử Việt là lịch sử của sự thăng trầm từ thời lập quốc cho đến ngày nay. Dân tộc Việt đã phải chịu đựng gần một ngàn năm đô hộ của giặc Tàu với bao cuộc xâm lược thống trị đô hộ dân tộc chúng ta. Hán tộc xâm lược bành trướng với ưu thế của kẻ thắng trận và thủ đoạn thâm độc quỷ quyệt đã không những dùng mọi phương cách để đồng hóa Việt tộc bằng cách xóa đi mọi dấu vết cội nguồn, bóp méo sửa đổi lịch sử. Mỗi một triều đại Hán tộc đều chủ tâm thay đổi địa danh, thủy danh xưa cũ của Việt tộc khiến thế hệ sau chỉ biết tìm về lịch sử trong một mớ “chính sử” hỗn độn mơ hồ.

     Ngày nay, sự thật lịch sử đã được phục hồi khi giới nghiên cứu đều xác nhận hầu hết các phát minh gọi là văn minh Trung Quốc từ nền văn minh nông nghiệp đến văn minh kim loại, kỹ thuật đúc đồng, cách làm giấy, cách nấu thủy tinh, cách làm thuốc súng, kiến trúc nóc oằn mái và đầu dao cong vút … tất cả đều là của nền văn minh Bách Việt. Hội nghị các nhà Trung Hoa Học trên toàn thế giới kể cả Trung Quốc và Đài Loan về Nguồn Gốc của Nền Văn minh Trung Quốc tại đại học Berkeley California Hoa Kỳ năm 1978 căn cứ trên những công trình nghiên cứu, kết quả khảo cổ đã xác nhận là người Di Việt làm chủ Trung nguyên trước người Trung Quốc và người Trung Quốc đã tiếp thu nền văn minh của cộng đồng Bách Việt.

    Thế nhưng, lịch sử Việt vẫn là một điều gì khó hiểu đối với người ngoại quốc. Bộ Bách Khoa Toàn Thư của thế giới với ban biên tập là những học giả, các nhà nghiên cứu trong đó học giả Phillipe Devilère đã đặt vấn đề “Lịch sử Việt là gì?”, thế rồi Phillipe Devilière đã tự trả lời như sau: “Trải qua hơn bốn nghìn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đã chứng tỏ có một sức sống phi thường. Suốt mười thế kỷ bị Trung Quốc thôn tính, người Việt Nam vẫn giữ nguyên bản sắc dân tộc và liên tiếp nổi dậy đánh đuổi kẻ xâm lược ỷ vàosức mạnh tưởng có thể khuất phục được dân tôc này.  Lịch sử đã đặt lòng tin vào dân tộc ấy và họ đã chứng minh khả năng đề kháng, óc sáng tạo, tính kiên trì và sự thích ứng với mọi cuộc chiến gian khổ nhất, khó khăn nhất và kể cả không cân sức nhất… Người Việt Nam tự hào với quá khứ của mình, tôn vinh những bậc vĩ nhân đã tô điểm rạng rỡ quá khứ đó và quá khứ dù xa xăm hay gần đây luôn luôn có mặt khắp nơi trên đất Việt Nam, tác động mạnh mẽ vào hiện tại và tương lai.

    Sử gia G. Buttinger tác giả quyển “The Small Dragon” đã hết sức trân trọng ý chí sức mạnh tinh thần của dân tộc Việt nhưng vẫn băn khoăn thắc mắc tại sao một dân tộc nhỏ bé vẫn vùng lên giành lại độc lập dân tộc sau đêm dài nô lệ cả ngàn năm. G. Buttinger viết:  “Một việc phi thường mà không một sử gia nào có thể giải thích được một cách thỏa đáng, mặc dầu đã nghiên cứu rất nhiều là tại sao sau hơn 1 ngàn năm bị đô hộ, dân tộc Việt Nam vẫn không bị đồng hóa và Việt Nam vẫn giành lại nền độc lập dân tộc”.[1]

     Nếu có một nhận định đúng đắn, toàn diện xuyên suốt dòng lịch sử Việt kể từ thời lập quốc cho đến ngày nay, tộc người du mục phương Bắc đã xâm lược tất cả là 26 lần và 9 lần thống trị nước ta mới thấy được sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam. Trong hàng ngàn năm phải đương đầu với 1 kẻ thù truyền kiếp hiếu chiến hiếu sát với chủ trương trước sau như một là xâm lược bành trướng, thống trị và đồng hóa dân tộc đã hun đúc một ý chí kiên cường, một tinh thần bất khuất, chiến đấu để sống còn. Dân tộc Việt đã phải đương đầu với kẻ thù truyền kiếp qua hàng ngàn năm lịch sử, chính ý chí sống còn, bản năng sinh tồn đã tập đại thành một gene di truyền “Yêu nước Thương Nòi”, một tinh thần dân tộc cao độ với sức đề kháng vô biên chiến đấu và chiến thắng để dân tộc Việt tồn tại mãi tới ngày nay.

    Nói theo sử gia thời danh Arnold Toynbee thì: “Nếu thiếu những sự thách thức tức là thiếu yêu cầu bức bách đòi hỏi phải biết vận dụng được một cách vượt bậc khả năng xoay chuyển tình thế thì không có điều kiện để một cộng đồng người thể hiện được sức mạnh và sự sáng tạo của mình. Chính sự đáp ứng thích hợp trước những thách thức, sự vận dụng một cách vượt bậc khả năng xoay chuyển tình thế, đã đưa tới những thành tựu văn hoá lớn tạo nên bản lĩnh của các dân tộc và có thể nói lịch sử hình thành một nền văn minh lớn, không bao giờ diễn ra trên một con đường bằng phẳng với những bước đi bình thản…”. Trong lịch sử nhân loại, có lẽ không một dân tộc nào mà chịu đựng thử thách gian nan khốn khó hơn dân tộc Việt. Lịch sử cũng đã chứng minh dân tộc ta đáp ứng được những yêu cầu bức bách, sự thách thức của từng thời đại để Việt Nam là một trong những nền văn minh cổ của nhân loại còn tồn tại mãi đến ngày nay.

     Lịch sử cũng đã chứng minh rằng, trong bất cứ hoàn cảnh nghiệt ngã nào dân tộc chúng ta cũng sản sinh ra những anh hùng dân tộc. Danh nhân Văn hóa Nguyễn Trãi đã tuyên xưng trong Bình Ngô Đại Cáo:

“Chỉ có nước Đại Việt ta từ trước,                                                        

Mới có nền Văn hiến ngàn năm…                                             

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau…                                                        

Song Hào kiệt đời nào cũng có…

Từ Triệu, Đinh Lê Lý Trần…                                                              

cùng Hán Đường, Tống Nguyên Minh Thanh…                                   

Mỗi bên hùng cứ một phương…

    Trên thế giới chưa có một dân tộc nào trải qua những thời kỳ bi thảm như dân tộc Việt Nam với gần một ngàn năm nô lệ, thế nhưng cả nhân loại cũng phải sửng sốt kinh ngạc vì sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt đã vùng lên giành lại độc lập sau gần 10 thế kỷ bị thống trị. Bản Tuyên ngôn Độc lập của dân tộc Việt đã được viết lên bởi chính xương máu của biết bao con người, biết bao thế hệ mới có được Việt Nam hôm nay.

    Chúng ta những thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau xin cúi đầu ngưỡng phục các bậc tiền nhân, các anh hùng dân tộc, những danh nhân Danh tướng nước Việt:

1. AN DƯƠNG VƯƠNG: Ngay từ năm 208 TDL, gần 500 ngàn quân Tần đã chịu thất bại nhục nhã trước người anh hùng dân tộc An Dương Vương cùng dân quân Tây Âu với chiến thuật Du kích đầu tiên trong quân sử thế giới.

2. TRƯNG NỮ VƯƠNG: Anh thư nước Việt là người phụ nữ đầu tiên của nhân loại đã đích thân cầm quân đánh tan quân Hán, giành lại độc lập cho dân tộc mở ra một mùa xuân dân tộc ngay từ năm Kỷ Hợi 39 SDL.

3. LÝ NAM ĐẾ: Người anh hùng dân tộc Lý Bí đã đứng lên lãnh đạo toàn dân đánh chiếm thành Long Biên tháng 1 năm 542, thành lập quốc gia Vạn Xuân.

4. MAI HẮC ĐẾ: Năm 722, người Anh Hùng dân tộc Mai Thúc Loan lãnh đạo toàn dân đánh tan 20 vạn quân Đường giành lại độc lập cho dân tộc.

5. KHÚC THỪA DỤ: Năm 905 Khúc Thừa Dụ nhân lúc triều Đường xụp đổ chiếm giữ Giao Châu, xưng là Tiết độ sứ nắm quyền tự chủ được hơn 23 năm. Hành động khôn ngoan sáng suốt chỉ xưng là Tiết Độ Sứ mà không xưng vương của Khúc Thừa Dụ đã tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc phục hồi nền độc lập của dân tộc Việt.

6. NGÔ QUYỀN: Năm 938, người anh hùng dân tộc Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng chính thức mở đầu thời kỳ độc lập, phục hưng dân tộc Việt Nam.

7. LÊ ĐẠI HÀNH: Người anh hùng dân tộc Lê Đại Hành với chiến công “Phá Tống Bình Chiêm”.

8. LÝ THƯỜNG KIỆT: Người Anh hùng Dân Tộc, Đại danh Tướng Lý Thường Kiệt đã đánh tan tành Châu Ung, Châu Liêm của Trung Quốc năm 1075.

9. ĐẠI ĐẾ TRẦN THÁI TÔNG: Anh hùng Dân tộc Đại Đế Trần Thái Tông của quốc gia Đại Việt đã đánh tan tành quân Mông Cổ năm 1258. Đại Đế Trần Thái Tông đã chiến thắng đạo quân Mông Cổ khét tiếng lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại năm 1258 chứ không phải đạo quân Manluk tại Ain Jalut tháng 9 năm 1260 như bộ sử thế giới viết. Chiến thắng thần kỳ của Đại danh tướng, Đại Đế Trần Thái Tông đã xóa sổ danh hiệu “Bách Chiến Bách Thắng” của quân Mông Cổ, mở đầu cho sự suy tàn của đế quốc Mông Cổ lừng lẫy một thời. Đại Đế Trần Thái Tông không những là anh hùng dân tộc của Việt Nam mà còn là Đại danh tướng của cả nhân loại nữa.[2]

10. HƯNG ĐẠO VƯƠNG: Hưng Đạo Vương là một Đại Danh Tướng của Việt Nam và của cả nhân loại. Lịch sử thế giới đã vinh danh Quốc Công Tiết Chế, Hưng Đạo Vương là danh tướng của nhân loại, người đã cùng vua Trần Nhân Tông chiến thắng quân Nguyên-Mông năm 1285 và 1288.

11. LÊ LỢI: Người anh hùng áo vải Bình Định Vương Lê Lợi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã đánh đuổi quân Minh xâm lược giành lại nền độc lập dân tộc sau 10 năm kháng chiến gian khổ 1407-1427.

12. HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG: Hoàng Đế Quang Trung là một Đại Danh Tướng cầm quân  chưa hề thất bại. Từ chiến thắng quân Xiêm (Thái Lan) trên dòng sông Rạch Gầm của Danh tướng Nguyễn Huệ đến đại thắng quân Thanh năm 1789 của Hoàng Đế Quang Trung đã đi vào lịch sử.

     Nhìn lại lịch sử, chúng ta có quyền hãnh diện về nguồn cội “Con Rồng Cháu Tiên”, cũng như tự hào về những anh hùng dân tộc, những đại Danh Tướng không những của Việt Nam mà còn là của nhân loại. Chúng ta có quyền tin tưởng hãnh tiến hướng về tương lai, thiên niên kỷ thứ III của nhân loại. Tuy nhiên chúng ta không thể đứng yên mà trông chờ vào cái gọi là “Định mệnh lịch sử” mà nên nhớ rằng, Lịch sử hôm nay là sự đóng góp của toàn dân trong những ngày qua và sự đóng góp của toàn thể đồng bào trong nước và hải ngoại ngày nay sẽ là lịch sử Việt Nam ở ngày mai.

     Lịch sử là cuộc trưng cầu dân ý mỗi ngày của một dân tộc thế nên chính chúng ta, mỗi ngày đang góp phần lịch sử vào tương lai của dân tộc chúng ta.

       Tri ân tiền nhân chưa đủ mà chúng ta phải học tập, noi gương các danh nhân anh hùng khai sáng văn hoá, các anh hùng dân tộc của thời xa xưa thấm đậm trong tâm thức Việt để rồi dân tộc sẽ sản sinh ra những anh hùng của một ngày mai. Chính vì vậy, có thể nói lịch sử là ngọn nguồn của lòng yêu nước, chính lịch sử quá khứ hào hùng của một dân tộc sẽ là tương lai xán lạn huy hoàng của dân tộc đó. Chúng ta có quyền hãnh diện tự hào, tin tưởng vào một  Việt Nam ngày mai rực sáng của dân tộc chúng ta…


[1] G Buttinger: The Small Dragon 1958.

[2] Đây là một sự thật lịch sử mà các nhà sử học phương Tây chưa biết nên chưa đề cập tới trong bộ Lịch sử Thế Giới. Họ không hoặc chưa biết tới chính dân tộc Việt Nam với người anh hùng dân tộc, Đại Đế Trần Thái Tông đã chiến thắng đạo quân Mông Cổ khét tiếng lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại năm 1258 chứ không phải đạo quân Manluk tại Ain Jalut Ai Cập tháng 9 năm 1260 như bộ sử thế giới viết. Người ngoại quốc không biết về chiến thắng của Đại Đế Trần Thái Tông, chúng ta có thể hiểu được. Thế nhưng một số sách sử trong nước viết về các anh hùng dân tộc lại không ghi công trạng của Đại Đế và ở Hải ngoại, dưới chân Tượng Đài Đức Thánh Trần đều ghi Đức Thánh Trần 3 lần chiến thắng quân Nguyên Mông thì không thể chấp nhận được. Chính vì vậy, chúng ta phải phục hồi sự thật của lịch sử, Trả lại Lịch sử những gì của lịch sử, đó chính là lý do tại sao quyển sách này phải được ấn hành.   

AN DƯƠNG VƯƠNG

CHIẾN THẮNG QUÂN TẦN XÂM LƯỢC 208 TDL

     Đế chế Tần thống nhất văn tự, diệt nho đốt sách để tiêu huỷ toàn bộ chữ viết di sản văn hóa của Việt tộc để triệt tiêu mọi ý thức chống đối, mọi mầm mống phục quốc. Tần trở thành một đế quốc hùng mạnh và bắt đầu bành trướng thế lực xuống phương Nam để xâm lược các quốc gia Bách Việt còn lại. Năm 218 TDL, Tần Thuỷ Hoàng sai Đồ Thư đem 50 vạn quân chia làm 5 đạo đóng ở đèo Đàm Thành, một đạo chiếm giữ cửa ải Cửu Nghi, một đạo đánh chiếm Phiên Ngung, một đạo đánh chiếm Nam Dã, một đạo đánh chiếm vùng lưu vực sông Dư Can … Đến năm 214 TDL, quân Tần chiếm được Lĩnh Nam và chia thành 3 quận (không kể quận Mân Trung gồm Triết Giang và Phúc Kiến của Việt tộc):

1. Nam Hải nguyên là Việt Đông sau là Quảng Đông.

2. Quế Lâm gồm Bắc và Đông Việt Tây sau là Quảng Tây.

3. Tượng Quận bao gồm Tây Việt Tây và Nam Quý Châu.

     Tần cử Nhâm Hiệu làm quan Uý quận Nam Hải (Quảng Đông) và Triệu Đà làm Uý huyện Long Xuyên thuộc Nam Hải. Phần đất phía Nam tỉnh Quảng Tây và phía Tây tỉnh Quảng Đông bây giờ quân Tần vẫn chưa chiếm được. Theo “Sử học Bị khảo” thì vùng Nam Quảng Tây lúc đó gồm các phủ Tư Thành, Khánh Viễn, Tư Ân, Trấn An, Thái Bình, Điền Châu, Tư Minh thuộc lãnh thổ Âu Lạc lúc bấy giờ. Vùng đất này và vùng lưu vực sông Việt Giang (sau Trung Quốc đổi là Tây Giang) lúc đó thuộc Tây Âu còn gọi là Tây Vu do quân trưởng Dịch Hu Tống cai quản. Sử sách chép quân Tần giết được Dịch Hu Tống nhưng quân dân Tây Âu vẫn tiếp tục kháng chiến.

     Trước đạo quân Tần hùng hậu, An Dương Vương đã tổ chức toàn dân kháng chiến chống Tần. Quân Tần tiến sâu vào lưu vực sông Việt Giang thì lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Quân lính không quen thổ nhưỡng phương Nam nên ngã bệnh rất nhiều. Trong khi đó, quân dân Việt đã cử lên một vị quân trưởng mới lãnh đạo tổ chức tiêu thổ kháng chiến rút vào rừng nhưng thường bất ngờ đột kích bằng cung nỏ với những mũi tên tẩm thuốc độc giết vô số quân giặc đã gây hoảng loạn trong hàng ngũ giặc. Tranh thủ thời cơ, quân dân Tây Âu và đạo quân chủ lực của An Dương Vương đã tung toàn bộ lực lượng ra tiêu diệt quân giặc. Tướng Đồ Thư bị giết tại trận, quân Tần còn sống sót giẫm đạp lên nhau tháo chạy về nước.

     Đây là cuộc chiến tranh du kích đầu tiên trong trường kỳ lịch sử của Việt tộc đã đập tan đạo quân bách chiến bách thắng của đế chế Tần hùng mạnh. Tư Mã Thiên, sử gia nổi tiếng của Hán tộc đã phải ghi lại chiến tích oai hùng của An Dương Vương và quân dân Âu Lạc như sau: “Tần Thuỷ Hoàng sai tướng là Đồ Thư đem quân sang đánh Bách Việt và Âu Lạc. Vào đất Việt, Thư đóng quân ở đất vô dụng, tiến không được mà thoái cũng không xong. Trải hơn 10 năm đến năm 208 TDL, đàn ông phải mặc áo giáp, đàn bà phải chuyên chở khổ sở không thể sống nổi. Người thắt cổ tự tử trên cây, dọc đường chết chồng chất lên nhau”. Sách Hoài Nam Tử của Lưu An viết chi tiết hơn: “Người Việt vào rừng ở không chịu cho quân Tần bắt. Họ cùng nhau đặt người tuấn kiệt lên làm tướng để ban đêm đột ích quân Tần, đốt phá lề trại và giết được Đồ Thư, máu chảy phơi thây hàng mấy chục vạn người…”.  Thất bại thảm hại này khiến Tần Nhị Thế buộc phải cho rút tàn quân Tần về nước năm 208 TDL.

AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ QUỐC GIA ÂU LẠC

     THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG được chia làm 3 thời kỳ:

1. THỜI KỲ TIỀN HÙNG VƯƠNG: Thời kỳ này khởi từ Đế Minh cháu ba đời của Viêm Đế Thần Nông đi chu du phương Nam gặp nàng Vụ Tiên ở núi Mai Lĩnh giữa Giang Tây và Quảng Đông sinh ra Lộc Tục. Đế Minh muốn truyền ngôi cho Lộc Tục nhưng Lộc Tục không dám nhận vì sợ vượt quyền anh nên Đế minh truyền ngôi cho Đế Nghi ở phương Bắc và phong Lộc Tục làm vua phương Nam. Năm Nhâm Tuất 2879 trước DL, Lộc Tục lên ngôi lấy hiệu là Kinh Dương Vương và đặt tên nước là XÍCH QUY.

2. THỜI KỲ HÙNG VƯƠNG: Kinh Dương Vương lấy con gái Động đình Quân là Long Nữ sinh ra Sùng Lãm. Sùng Lãm nối ngôi vua cha xưng là LẠC LONG QUÂN, lấy công chúa ÂU CƠ, con của Đế Lai dòng Thần Nông phương Bắc sinh ra 100 người con trai. Tục truyền là sinh ra 100 trứng ấy là tổ của Bách Việt tức trăm giống Việt. Các anh em suy cử người con trưởng làm vua nước Văn Lang xưng là Hùng Vương truyền được 18 đời, đến đời Hùng Duệ Vương thì Thục Phán lên thay.

3. THỜI KỲ HẬU HÙNG VƯƠNG: Sách Đại Việt Sử Lược chép: “Phán đắp thành ở Việt Thường, lấy hiệu là An Dương Vương rồi không cùng với họ Chu thông hiếu nữa”. An Dương Vương lên ngôi năm 257 TDL đặt tên nước là Âu Lạc, trị vì 50 năm. Đến năm 208 TDL Âu Lạc thần phục Nam Việt. ĐVSL chép: “Cuối đời Tần, Triệu Đà chiếm cứ Uất Lâm, Nam Hải, Tượng Quân rồi xưng vương, đóng đô ở Phiên Ngung, đặt quốc hiệu là Việt, tự xưng là Võ vương. Đến đời Cao Hậu (Lữ Hậu) vua tự lập làm Hoàng Đế rồi đem binh đánh Tràng Sa tỉnh Hồ Nam. Vua Nam Việt o bế Bách Việt nên Âu Lạc, Mân Việt đều thuộc Hoàng Đế. Đất Đai Đông Tây rộng có hơn muôn dặm, vua ngự nhà vàng, đi xe tả đạo…”. Theo sách sử Trung Quốc thì quốc gia Nam Việt tiêu vong năm Canh Ngọ 111 TDL và Hán tộc thống trị Nam Việt từ đó. Thời kỳ hậu Hùng Vương chấm dứt năm 39 với cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng để nối nghiệp xưa Vua Hùng như lời hịch xuất quân của Hai Bà.

A. AN DƯƠNG VƯƠNG THỤC PHÁN

     Theo truyền thuyết dân gian và truyện cổ tích họ Hồng Bàng thì quốc gia Xích Quy là hình thức nhà nước sơ khai của cộng đồng Bách Việt. Cổ sử Trung Quốc ghi rõ là từ đời Tây Chu trở về trước, Hán tộc chỉ chiếm một phần rất nhỏ lưu vực Hoàng Hà cùng với người Hung Nô. Phần còn lại khắp lãnh thổ Trung Quốc bấy giờ là địa bàn cư trú của Bách Việt trải dài từ ven bể Đông sang Tây Thiểm Tây là địa bàn cư trú của Lạc bộ Chuy mà cổ sử Trung Quốc gọi là Khuyển Nhung (Tây Nhung). Phía dưới là Tây Khương (Khel) với địa bàn cư trú của Mon-Khmer vùng Tứ Xuyên.

     Để có thể hiểu rõ gốc tích Thục Phán, thiết tưởng chúng ta phải ngược dòng lịch sử với cuộc thiên cư vĩ đại của Việt tộc, từ nơi sinh tụ chân cao nguyên Malaya xuống lưu vực hai con sông Hoàng Hà và Dương Tử. Trước sự xâm lấn của Hán Tộc từ phương Bắc, Việt tộc một lần nữa phải tản mạn khắp Trung Nguyên để mưu sự sống còn. Cổ sử Trung Quốc ghi rõ Lạc bộ Trĩ (Trãi) mà Hán tộc gọi là Rợ Đông Di ở Bắc Hà Nam, Sơn Đông phải thiên di sang Triều Tiên, Nhật Bản và một bộ phận xuôi xuống tận Đài Loan, Việt Nam…

     Thời Chu, Tần Mục Công đánh chiếm Thiểm Tây địa bàn cư trú của Lạc bộ Chuy mà cổ sử Trung Quốc gọi là Rợ Khuyển Nhung. Cư dân ở đây bỏ chạy xuống phương Nam thành lập quốc gia Miến Điện vùng Mayanmar. Khi Ba Thục bị Tần diệt năm 316 TDL thì cư dân ở nước Ba, nước Thục bỏ chạy về chiếm Thượng Miến Điện xây dựng quốc gia Piu. Khoảng đầu Dương Lịch, sự khô hóa môi trường ở Tây Khương nên cư dân Mon-Khmer di cư xuống Vân Nam rồi tiến sang phía Tây. Khoảng thế kỷ thứ IX, họ chiếm đảo Pégu thành lập quốc gia Hanthawady. Kết quả của Khoa Khảo tiền sử cho chúng ta biết tất cả đều có gốc chung Malaysian và ngôn ngữ cổ Malaya.

     Các nguồn thư tịch cổ cũng ghi rõ địa bàn cư trú của Bách Việt ở khắp Trung Nguyên như U Việt ở Triết Giang thời Xuân Thu Chiến Quốc chính là nước Việt của Việt Vương câu Tiễn. Dương Việt ở Giang Tây với nghề gốm sứ nổi tiếng thế giới, Mân Việt ở Phúc kiến, Nam Việt ở Quảng Đông kể cả Đài Loan và Hải Nam, Âu Việt ở Quảng Tây, Điền Việt và Quỳ Việt ở Vân Nam Tứ Xuyên chiếm đa phần vùng rừng núi Trung Nguyên.

     Thư tịch cổ Trung Quốc cũng cho biết Lạc Việt chiếm địa thế vùng đồng bằng rộng lớn ven biển và cũng sống xen kẽ với chi tộc khác từ lưu vực sông Tây Giang thuộc Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam và một phần Vân Nam, Quý Châu. Sự tương đồng về ngôn ngữ và trong sinh hoạt văn hóa, kinh tế, xã hội khiến các sử gia Trung Quốc như Quách Phác, Nhan Sử Cổ cho rằng họ là một. Điều này cũng đúng vì Việt tộc bao gồm nhiều chi tộc như Âu Việt, Lạc Việt, Mân Việt, La Việt, Dương Việt …

     Sử sách chép rằng khi Tần diệt Ba Thục thì vua nước Thục là Thục Khai Minh bị giết ở Vũ Dương năm 316 TDL và thái tử con vua cũng bị giết ở Bạch Lộc Sơn. Con cháu vua Thục và một bộ phận dân chúng bỏ chạy xuống Vân Nam định cư ở trung tâm Lao Sơn. Phần đất Tây Nam Trung Quốc tức Tây Bắc lãnh thổ Việt Nam bây giờ là địa bàn cư trú của các đồng bào Thái, Tày thuộc chi Âu Việt. Vùng Lao Sơn cổ sử Trung Quốc ghi rõ là của người “Ai Lao Di”. Họ Lý ở Tứ Xuyên của nước Đại Lý cũng như người Ai Lao Di chính là những chi tộc Việt cổ vì vậy sách Thủy Kinh Chú của Lệ Đạo Nguyên mới chép: “Bọn Lý Lào có truyền thuyết thờ Rồng”.

     Trải qua nhiều đời con cháu Thục Vương dù đã lưu vong nhưng vẫn được dân Thục tôn phục. Dân Thục vì cùng nguồn cội nên hòa nhập với cư dân địa phương một cách dễ dàng. Theo thời gian, họ thiên cư dần xuống phương Nam. Đường xá từ đất Thục xuống Văn Lang tuy xa xơi hiểm trở nhưng vẫn có thể đi lại giao thương giữa Hoa Nam và Bắc Việt Nam. Các nguồn sử liệu cho biết đời Hán có những con đường giao thông giữa hai vùng, như vậy trước đó cũng đã có thể qua lại bằng con đường mòn ven sông.

     Đường giao thông thứ nhất từ Trường Sa (Hồ Nam) qua Ngũ Lĩnh xuống Nam Việt rồi vào Đông Bắc Việt Nam. Đó chính là con đường hành quân của Đồ Thư và Lộ Bác Đức thời Tây Hán.

     Đường thứ hai con đường Tây Giang nối Ba Thục với Phiên Ngung thủ đô của Nam Việt dọc theo các nhánh sông chảy vào miền Đông Bắc Bắc Việt.

     Đường thứ ba là con đường ven sông Hồng nối liền nước ta với miền Vân Nam Di của Trung Quốc rồi qua đó tới miền Ba Thục. Theo Hậu Hán Thư thì Mã Viện cho rằng đó là đường thủy hành binh, vận chuyển rất tiện lợi. Theo Thủy Kinh Chú thì dọc theo triền sông Hồng đoạn từ Mê Linh đến Bôn Cổ huyện Thụy tỉnh Vân Nam vẫn được coi là con đường binh xa vận tải: “Mã Viện đã định hành binh theo con đường ấy lên Ích Châu vì “nhờ thủy lợi mà có thể nhanh chóng như thần”. Con đường này nối Giao Chỉ với Vân Nam và Tứ Xuyên. Theo Ngụy Chí quyển IV thì khi Sĩ Nhiếp làm Thái Thú ở Giao Chỉ vẫn qua con đường này mà liên hệ với hào trưởng Ung Khải ở Ích Châu (Vân Nam), Hứa Tỉnh ở Trung Nguyên sang tị nạn ở Giao Chỉ sau lại từ Giao Chỉ sang Ích Châu làm quan với Thục cũng đi lại bằng con đường này.

     Trong sớ của Đào Hoàng tâu lên vua Tàu có đoạn nói rằng: “Miền Hưng Cổ thuộc Ninh Châu (Vân Nam) ở mạn thượng lưu cách Giao Chỉ 1600 dặm (khoảng 800 km) đường thủy, đường bộ đều thông bảo vệ lẫn nhau”. Như vậy con đường này cũng chính là con đường mà Việt tộc đã xuống Văn Lang và sau này con cháu Thục Vương cũng theo con đường này xuống Tây Bắc Văn Lang. Thục Phán đã chinh phục được 9 bộ lạc vùng Nam Cương và trở thành thủ lĩnh của liên minh bộ lạc này. Luận cứ này phù hợp với truyền thuyết “Cẩu Chủa cheng Vùa” của đồng bào Tày.

     Sự kiện Thục Phán trở thành thủ lĩnh liên minh 9 bộ lạc sau nhiều lần đấu tranh cam go đã biểu thị ý chí hợp nhất của các chi tộc Việt mà trong đó Âu Việt là chủ thể. Mỗi chi tộc Việt trên đường thiên cư đều sinh hoạt theo chế độ Quân Trưởng truyền thống, mỗi chi tộc có một vị thủ lĩnh quân sự thuở ban đầu giống như tù trưởng một bộ lạc và thủ lĩnh liên minh nhiều bộ lạc. Các chi tộc cũng thường đấu tranh liên tục để giành quyền lãnh đạo nhưng khi đứng trước kẻ thù chung “Đại Hán” xâm lược thì yêu cầu hợp nhất để thống nhất sức mạnh Việt tộc là một tất yếu lịch sử.

     Lịch sử hình thành quốc gia Văn Lang là do sự hợp nhất của 15 bộ, rồi Thục Phán thủ lĩnh của liên minh 9 chúa Mường Nam Cương đánh thắng Hùng Duệ Vương một cách dễ dàng có thể hiểu như một cuộc đấu tranh nội bộ để giành quyền lãnh đạo, hợp nhất hai chi Âu Việt và Lạc Việt.

     Mặt khác, cứ theo Hùng Vương Ngọc Phả cùng với những truyền thuyết dân gian, Thần tích Ngọc Phả Thánh Tản Viên thì Thục Phán là cháu ngoại Vua Hùng và cũng là bộ Chúa Ai Lao. Nguồn sử này một lần nữa khẳng định Thục Phán là thủ lĩnh Âu Việt trong cộng đồng Bách Việt. Hùng Vương Ngọc Phả ghi Thục Phán (Âu Việt) là cháu ngoại vua Hùng cũng là lẽ đương nhiên vì cứ theo truyền thuyết Rồng Tiên thì Lạc Long Quân (Lạc Việt) lấy Âu Cơ (Âu Việt) tự thân đã lý giải điều này. Thật vậy, Bố Lạc thuộc bên nội thì bên mẹ Âu là bên ngoại, nên Thục Phán (Âu Việt) hiển nhiên là cháu ngoại vua Hùng.

B. SỰ THÀNH LẬP QUỐC GIA ÂU LẠC:

     Sách Thuỷ Kinh Chú dẫn “Giao Châu Ngoại Vực Ký” chép rằng: “30.000 binh tướng của Thục Vương Tử đánh bại Lạc Vương, Lạc Hầu khuất phục các Lạc Tướng. Thục Vương Tử xưng là An Dương Vương”. Đại Việt Sử Lược cũng ghi rõ là Hùng Duệ Vương thứ 18 ham mê tửu sắc, bỏ bê việc nước, không lo việc củng cố phòng bị chống hiểm hoạ Tần phương Bắc, lòng dân chán nản nên “Khi quân Thục kéo đến, quân lính quay dáo mà theo”.

     Đây là điều hi hữu vì suốt dòng lịch sử, chưa bao giờ Việt tộc lại đầu hàng kẻ xâm lăng nhưng sự kiện quân lính Hùng vương quay dáo mà theo Thục Phán hẳn phải có lý do. Lý do thứ nhất là An Dương Vương cũng cùng dòng giống chứ không phải người nước ngoài xâm lăng, thứ hai là vì quân dân Lạc Việt không còn tín nhiệm Hùng Duệ Vương trong khi thủ lĩnh Thục Phán của Âu Việt mới là người xứng đáng, có đủ tài trí để lãnh đạo Việt tộc chống quân Tần xâm lược.

     Cứ theo các nguồn sử liệu thì việc đánh chiếm Văn Lang thành lập quốc gia Âu Lạc, khởi đầu từ việc Thục Vương hỏi công chúa Mị Nương của vua Hùng không được, bèn dặn con cháu đánh trả thù lấy nước Văn Lang. Cháu của Thục Vương là Thục Phán nhân lúc văn Lang suy yếu bèn đem quân đánh đuổi Hùng Duệ Vương rồi lên thay. Trên thực tế, việc hỏi công chúa của Văn Lang không được bèn đem lòng thù hận để dặn con cháu phải đánh để trả thù thì thật khó có thể hiểu được vì Thục thường xuyên bị Tần uy hiếp xâm lấn, không lo việc phòng thủ chống kẻ thù Tần mà lại dặn con cháu đánh trả thù một nước láng giềng cùng nguồn cội?

     Thực ra chúng ta phải hiểu rằng việc Thục Vương hỏi Mị Nương để hòa hiếu với Văn Lang kết tình thông gia giữa 2 chi tộc Việt. Đây là một hành động ngoại giao hết sức khôn khéo để tạo một thế liên minh thống nhất sức mạnh của Việt tộc chống quân Tần xâm lược.

     Năm 316 TDL, Tần đã chiếm Ba Thục thì sớm muộn gì cũng sẽ xâm chiếm Nam Cương và cả Văn Lang nữa. Để đáp ứng yêu cầu sống còn, Thục Phán đã đem quân chiếm Văn Lang sau khi đề nghị hòa hiếu từ thời Thục Vương bị thiểu số lãnh đạo Văn Lang vì quyền lợi riêng tư đã khước từ. Thực tế lịch sử cho biết ngay từ thời Xuân Thu, Việt Vương Câu Tiễn nhiều lần cử sứ giả sang giao hảo để tạo thế liên minh, thống nhất sức mạnh của Việt tộc nhưng không thành. ĐVSL chép: “Việt Vương Câu Tiễn (515-465 TDL) thường sai sứ sang dụ, Hùng Vương chống cự lại”.

     Sang thời Chiến Quốc, năm 317 TDL, vua Sở sai Ngô Khởi đi thuyết phục các nước Bách Việt ở phương Nam ký hiệp ước liên minh để chống Tần. Sở lãnh đạo liên minh 6 nước chống Tần nhưng không thành công, cuối cùng năm 221TDL Tần thống lĩnh Trung nguyên.

C. CHIẾN THẮNG QUÂN TẦN XÂM LƯỢC

     Đế chế Tần thống nhất văn tự, diệt nho đốt sách để tiêu huỷ toàn bộ chữ viết di sản văn hóa của Việt tộc để triệt tiêu mọi ý thức chống đối, mọi mầm mống phục quốc. Tần trở thành một đế quốc hùng mạnh và bắt đầu bành trướng thế lực xuống phương Nam để xâm lược các quốc gia Bách Việt còn lại.

     Theo Lưu An trong tác phẩm “Hoài Nam Tử” thì: “Tần ham sừng tê, ngà voi, lông chim Trĩ, ngọc châu, ngọc cơ của đất Việt …” nên năm 218 TDL, Tần Thuỷ Hoàng sai Đồ Thư đem 50 vạn quân chia làm 5 đạo đóng ở đèo Đàm Thành, một đạo chiếm giữ cửa ải Cửu Nghi, một đạo đánh chiếm Phiên Ngung, một đạo đánh chiếm Nam Dã, một đạo đánh chiếm vùng lưu vực sông Dư Can … Đến năm 214 TDL, quân Tần chiếm được Lĩnh Nam và chia thành 3 quận (không kể quận Mân Trung gồm Triết Giang và Phúc Kiến của Việt tộc):

1. Nam Hải nguyên là Việt Đông sau là Quảng Đông.

2. Quế Lâm gồm Bắc và Đông Việt Tây sau là Quảng Tây.

3. Tượng Quận bao gồm Tây Việt Tây và Nam Quý Châu.

     Tần cử Nhâm Hiệu làm quan Uý quận Nam Hải (Quảng Đông) và Triệu Đà làm Uý huyện Long Xuyên thuộc Nam Hải. Phần đất phía Nam tỉnh Quảng Tây và phía Tây tỉnh Quảng Đông bây giờ quân Tần vẫn chưa chiếm được. Theo “Sử học Bị khảo” thì vùng Nam Quảng Tây lúc đó gồm các phủ Tư Thành, Khánh Viễn, Tư Ân, Trấn An, Thái Bình, Điền Châu, Tư Minh thuộc lãnh thổ Âu Lạc lúc bấy giờ. Vùng đất này và vùng lưu vực sông Việt Giang (sau Trung Quốc đổi là Tây Giang) lúc đó thuộc Tây Âu còn gọi là Tây Vu do quân trưởng Dịch Hu Tống cai quản. Sử sách chép quân Tần giết được Dịch Hu Tống nhưng quân dân Tây Âu vẫn tiếp tục kháng chiến.

     Trước đạo quân Tần hùng hậu, An Dương Vương đã tổ chức toàn dân kháng chiến chống Tần. Quân Tần tiến sâu vào lưu vực sông Việt Giang thì lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Quân lính không quen thổ nhưỡng phương Nam nên ngã bệnh rất nhiều. Trong khi đó, quân dân Việt đã cử lên một vị quân trưởng mới lãnh đạo tổ chức tiêu thổ kháng chiến rút vào rừng nhưng thường bất ngờ đột kích bằng cung nỏ với những mũi tên tẩm thuốc độc giết vô số quân giặc đã gây hoảng loạn trong hàng ngũ giặc. Tranh thủ thời cơ, quân dân Tây Âu và đạo quân chủ lực của An Dương Vương đã tung toàn bộ lực lượng ra tiêu diệt quân giặc. Tướng Đồ Thư bị giết tại trận, quân Tần còn sống sót giẫm đạp lên nhau tháo chạy về nước.

     Đây là cuộc chiến tranh du kích đầu tiên trong trường kỳ lịch sử của Việt tộc đã đập tan đạo quân bách chiến bách thắng của đế chế Tần hùng mạnh. Tư Mã Thiên, sử gia nổi tiếng của Hán tộc đã phải ghi lại chiến tích oai hùng của An Dương Vương và quân dân Âu Lạc như sau: “Tần Thuỷ Hoàng sai tướng là Đồ Thư đem quân sang đánh Bách Việt và Âu Lạc. Vào đất Việt, Thư đóng quân ở đất vô dụng, tiến không được mà thoái cũng không xong. Trải hơn 10 năm đến năm 208 TDL, đàn ông phải mặc áo giáp, đàn bà phải chuyên chở khổ sở không thể sống nổi. Người thắt cổ tự tử trên cây, dọc đường chết chồng chất lên nhau”.

     Sách Hoài Nam Tử của Lưu An viết chi tiết hơn: “Người Việt vào rừng ở không chịu cho quân Tần bắt. Họ cùng nhau đặt người tuấn kiệt lên làm tướng để ban đêm đột ích quân Tần, đốt phá lề trại và giết được Đồ Thư, máu chảy phơi thây hàng mấy chục vạn người…”.  Thất bại thảm hại này khiến Tần Nhị Thế buộc phải cho rút tàn quân Tần về nước năm 208 TDL.

     Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (quyển 2) chép: “Đạo thứ nhất của quân Tần đã đi bằng thuyền nhỏ theo sông Tả Giang, từ Ninh Minh lên Thủy Khẩu, Tà Lùng đến Cao Bình. Thục Phán sai tướng Lý Bính phục quân ở đoạn Hát Gia, khi quân Tần tiến đến chỗ này, bị quân Thục thả gỗ, ném đá, phóng lao, bắn tên xuống thuyền làm cho giặc bị thương, bị chết vô số kể. Lại nghe tin vua Tần Thủy Hoàng đã chết, tướng Đồ Thư hoảng hốt, bèn cho rút quân”. Ở khu vực Hát Gia hiện nay, người dân đã tình cờ phát hiện ra mũi tên đồng có một ngạnh đã han rỉ ở bãi cát Soóc Luông hay một số kim khí ở Soóc Lẩc. 

     Truyền thuyết về Thánh Tản Viên cũng cho ta biết thêm về mối tương quan “đặc biệt” giữa Thục và Văn Lang như sau: “Sau khi chiến thắng Thủy tinh và quân Thục, vua Hùng thấy chàng tức Thánh Tản Viên huý là Tuấn con trưởng lão họ Nguyễn ở Sơn Tây là người tài đức bèn trao quyền trị nước nhưng chàng chỉ nhận chức có vài tháng rồi xin vua đi du ngoạn khắp nơi trong nước. Khi vua Thục sang cầu hòa, Nguyễn Tuấn đã khuyên vua Hùng nhường ngôi cho vua Thục… Đất nước bình yên, vợ chồng Nguyễn Tuấn cùng Hùng Duệ Vương cỡi mây về trời …”. 

     Cũng theo Ngọc Phả Hùng Vương thì Hùng Duệ Vương đã nhường ngôi cho Thục Phán nên sau khi lên ngôi An Dương Vương đã lập cột đá trên núi Nghiã Lĩnh: “Nguyện có trời cao lồng lộng chứng giám xét soi, đời đời giữ gìn non sông bền vững và miếu vũ họ Hùng, nếu sai lời thề sẽ bị trăng vùi gió dập”. Cột đá thề vẫn tồn tại đến ngày nay trên đền Thượng Quốc Tổ Hùng Vương ở Vĩnh Phú.

     Tự thân truyền thuyết là truyền thuyết, tuy nhiên nó cũng phản ảnh phần nào sự thật. Vấn đề đặt ra là tại sao khi vua Thục sang cầu hòa thì Thánh Tản Viện lại khuyên vua Hùng nhường ngôi cho Thục, nếu không vì một lý do cấp bách, cao cả hơn ngoài tình huyết thống Bách Việt? Hẳn là khi vua Thục sang cầu hòa đã đưa ra những lý lẽ có tính thuyết phục nên Thánh Tản Viên phải khuyên vua Hùng nhường ngôi. Phải chăng việc thống nhất dân tộc để hợp nhất sức mạnh Việt Tộc chính là yêu cầu sống còn của Việt tộc khiến Thánh Tản Viên và cả quân dân Văn Lang sẵn sàng hy sinh tình cảm và quyền lợi riêng tư để chống quân Tần xâm lược, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của lịch sử.

     Chính vì ý thức được tầm quan trọng của việc hợp nhất sức mạnh Việt Tộc trước kẻ thù chung nên “quân lính của vua Hùng đã quay giáo mà theo” và Thánh Tản Viên cũng đã khuyên vua Hùng nhường ngôi cho vua Thục. Sự kiện thành lập quốc gia Âu Lạc (Âu Lạc=Âu Việt+Lạc Việt) bao gồm hai chi Âu Việt và Lạc Việt nhưng Âu Việt là chủ thể. Tự thân hai chữ “Âu Lạc” đã là bài học lịch sử về truyền thống đại đoàn kết dân tộc, một dân tộc có truyền thống yêu nước gắn liền với thương nòi, luôn luôn biết đặt quyền lợi của đất nước lên trên quyền lợi cá nhân, gia đình, tập đoàn, phe phái và cả chi tộc nữa.

     Đại Việt Sử Lược chép lại sự kiện lịch sử trọng đại này vỏn vẹn chỉ có mấy câu nhưng đã nói lên tất cả sự thật: “Cuối đời Chu, Hùng Vương bị con vua Thục là Thục Phán đánh đuổi mà thay. Phán đắp thành ở Việt Thường, lấy hiệu là An Dương Vương rồi không thông hiếu với họ Chu nữa”. Vấn đề đặt ra là tại sao Đại Việt Sử Lược không ghi rõ là Thục Phán xâm lăng, cướp ngôi vua Hùng mà chỉ ghi là “đánh đuổi mà thay”.

     Việc đặt tên nước Âu Lạc biểu trưng cho hợp nhất của 2 chi Âu Việt và Lạc Việt để thống nhất sức mạnh của Việt Tộc cũng như việc đắp thành luỹ ở Việt Thường, đồng thời tuyên bố không thông hiếu với họ Chu. Sự kiện lịch sử này có một ý nghĩa quan trọng, minh định lập trường của Việt Tộc với niềm tự hào dân tộc truyền thống, chúng ta chỉ xem cái mà Hán tộc tự nhận là “Thiên triều” chỉ là do họ tự phong. Đối với dân tộc ta, “Thiên Triều” chỉ là một họ, họ Chu không hơn không kém.

    Sự thành lập quốc gia Văn Lang do sự hợp nhất 15 chi tộc dưới ngọn cờ Lạc Việt rộn rã tiếng trống đồng. Sau khi Tần diệt Thục, dòng dõi của vua Thục là Thục Phán của chi Âu Việt lãnh đạo 9 bộ (9 chi tộc) lập nước Nam Cương sau đó hợp nhất với Lạc Việt thành lập quốc gia Âu Lạc, chính là sự tái hợp của Mẹ Âu Bố Lạc để đáp ứng yêu cầu cứu quốc của lịch sử chống đế quốc Tần xâm lược.

     Lời nói trong huyền thoại của Bố Lạc tưởng chừng như hoang đường đã trở thành một hiện thực lịch sử. Âu (Việt) + Lạc (Việt) = Âu Lạc. Truyền thuyết dân gian và thư tịch cổ đều khẳng định An Dương Vương và quốc gia Âu Lạc là sự thật lịch sử. Thật vậy, Sử Ký Tư Mã Thiên chép: “Âu Lạc ở phía Tây nước Nam Việt của Triệu Đà sau đó bị Nam Việt thôn tính”. Các sách sử cổ khác của Trung Quốc như Giao Châu Ngoại Vực Ký thế kỷ thứ IV được dẫn trong Thủy Kinh Chú, Quảng Châu Ký được dẫn lại trong Sử Ký… đều ghi nhận danh hiệu An Dương Vương và quốc gia Âu Lạc sau khi bị Triệu Đà chiếm chia làm hai quận: Giao Chỉ và Cửu Chân.

     Công trình khảo cổ mới đây đã tìm thấy Thẻ ngọc “An Dương hành bảo” ở thành phố Quảng Châu hạ lưu song Việt Giang năm 1932 thuộc lãnh thổ nước Nam Việt thời cổ. Thẻ ngọc có hình dạng gần chữ nhật, bốn góc thẻ khắc bốn chữ “安陽行寶” (An Dương hành bảo), khổ chữ to hơn khổ chữ phía trong mặt thẻ gồm 124 chữ lối chữ cổ. Bản khắc toàn văn sáu mươi (Giáp Tý), (60 chữ can chi). Xung quanh trang trí khắc đường vằn sóng lượn. Do bị chôn lâu ngày dưới đất nên màu vàng hơi hung hung đỏ. Mặt trái thẻ trang trí đường cong hình móc câu.

     Nét chạm trên thẻ ngọc An Dương thô. Nhà nghiên cứu “Sở giản” Dư Duy Cương ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc cho rằng: “Ngọc bảo An Dương này là của An Dương cổ đại Việt Nam. An Dương hành bảo có lỗ đeo, đây là loại ngọc phiến người xưa đeo làm vật báu hộ thân, trừ tà để được an lành”. Thật ra theo nhà nghiên cứu Tạ Đức thì An Dương là một tên gọi khác của Văn Lang bởi xét về âm, An Dương theo cách phiên âm kiểu bính âm phổ biến từ năm 1979 và của Wade-Giles là Ngan Yang rất gần gũi với Văn Lang vì An = Ngan = Văn tương tự như Ngai Lao = Ai Lao, ngắn = vắn. Đó là tên vùng đất trung tâm của nước Âu Lạc. Nước An Dương của An Dương Vương là nước giữ vai trò chính, bá chủ trong liên minh Âu Lạc thời Thục Phán. Sự thật lịch sử này đã chứng minh sự hiện hữu của quốc gia Âu Lạc trong lịch sử.

     Các Sử gia Trung Quốc đại biểu cho sử quan chính thống Đại Hán đều nhất loạt viết rằng “Âu Lạc ở phía Tây nước Nam Việt của Triệu Đà, sau đó bị Nam Việt thôn tính …”. Các bộ sử của nước ta cứ chép nguyên văn Hán sử là Triệu Đà tiêu diệt Âu Lạc năm 207 TDL. Trong khi đó, Tiền Hán Thư và đặc biệt, chính Tư Mã Thiên lại tự mâu thuẫn khi viết là năm 180 TDL, Lữ Hậu băng thì “Triệu Đà nhân thế mới đem quân uy hiếp bờ cõi, đem của cải để mua chuộc Mân Việt và Tây Âu Lạc, nhằm dịch thuộc hai nước này”.

     Tiền Hán Thư cũng chép việc “dịch thuộc” Dạ Lang như sau “Dạ Lang đến sông Tường Kha, sông rộng hơn trăm bộ đủ để đi thuyền. Nam Việt lấy của cải dịch thuộc Dạ Lang phía Tây tới Đông Sư nhưng cũng không buộc làm Thần Sử” có nghiã là không buộc Dạ Lang là một chư hầu. Như vậy Dạ Lang vẫn tự trị, “dịch thuộc” chỉ mang ý nghĩa ngoại giao là liên kết là đồng minh. Đây là một chiến lược ngoại giao khôn khéo của Triệu Vũ Đế, liên minh với các nước trong Bách Việt để tạo sức mạnh chống Hán xâm lược. Sách lược này Sở cũng áp dụng khi ký hiệp ước tương trợ với các nước Bách Việt và liên minh với 5 nước để chống Tần.

     Thế mà các sử gia nước ta từ Đào Duy Anh cho tới các nhà sử học sau này cứ nhất loạt cho rằng nước Âu Lạc chỉ mới thành lập sau khi đánh thắng quân Tần năm 208 TDL. Trong khi đó, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư cũng như Hán sử đều viết là An Dương Vương đánh đuổi Hùng Duệ Vương năm 257 TDL. Nếu đúng như họ suy đoán thì từ năm 257 đến 208 TDL đánh thắng quân Tần thành lập nước Âu Lạc thì nước Văn Lang có tồn tại hay không và ai làm vua nước Văn Lang suốt 49 năm? Đào Duy Anh viết rằng: “Vì nước Âu Lạc có 2 thành phần như thế nên chúng tôi suy đoán rằng nước Âu Lạc thành lập sau kháng chiến”.

     Sở dĩ Đào Duy Anh suy đoán như thế vì sách Hoài Nam Tử viết rằng người Việt cùng suy cử người tài giỏi ra làm quân trưởng nên cho rằng người tuấn kiệt đó chính là An Dương Vương. Thực ra quân Tần lúc đó mới tiến đánh vùng lưu vực sông Việt Giang ở mạn Trung và Nam Quảng Tây bây giờ. Quân Tần đào kênh Hưng An và giết được quân trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống nên quân dân Tây Âu rút vào rừng cùng suy cử người quân trưởng mới lãnh đạo Tây Âu cùng với sự tăng viện của An Dương Vương đã đập tan đạo quân Tần xâm lược.

     Trong lá thư gửi vua Hán, Triệu Đà cũng xác nhận Âu Lạc vẫn “Nam diện xưng vương” nghĩa là Âu Lạc vẫn là một quốc gia độc lập tự chủ, vẫn có vua và triều đình cai trị đất nước. Sách “Bác Vật Chí” cũng xác định cương giới Giao chỉ độc lập khi viết: “Nước Nam Việt cùng tiếp giáp với Sở, Ngũ Lĩnh về trước tới Nam Hải là nước tiếp giáp với biển. Đất Giao Chỉ gọi là Nam duệ”.

     Đặc biệt, học giả Lê mạnh Thát trong “Lục Độ Tập Kinh và Lịch Sử Khởi Nguyên Dân Tộc” đã dẫn Sử Ký chép rằng sau khi kể chuyện Lộ Bác Đức diệt Nam Việt xong, trong phần thưởng công đã nói tới một người Việt “Việt Quế Lâm Giám Cư Ông dỗ Âu Lạc thuộc Hán đều được phong hầu” và Tiền Hán Thư lại ghi rõ: “Đấy là vào mùa đông năm Nguyên Phong thứ nhất, tức năm 110 TDL”, Hán Vũ Đế cho quân đánh Mân Việt. Sau khi chiến thắng giữa những người được phong thưởng, có một “Cố Âu Lạc tướng Tả Hoàng Đồng chém vua Tây Vu, được phong làm Hạ Nhữ Hầu …”.

     Sách “Cựu Đường Thư” phần Địa Lý Chí chép: “Huyện Uất Bình thuộc Quý Châu (nay là Tây Bắc huyện Ngọc Lâm) là huyện Quảng Uất thuộc quận Uất Lâm thời Hán, xưa là nơi Tây Âu, Lạc Việt cư trú. Huyện Mậu Danh thuộc Phiên Châu nay là huyện Mậu Danh tỉnh Quảng Đông, thời Tần thuộc Quế Lâm, thời Hán là Hợp Phố, đất cũ của Tây Âu-Lạc Việt”. Tây Âu còn gọi là Tây Vu nằm ở mạn Trung và Nam Quảng Tây. Vua Tây Vu chống Hán nên bị Hoàng Đồng làm phản giết chết để lập công. Tuy vậy, theo Hán Thư thì tình hình Tây Âu vẫn chưa ổn định và quân Hán miền Kinh Sở vẫn mỏi mệt vì Tây Âu, cách một năm Hán triều phải phái hàng vạn quân đến trấn áp phong trào kháng chiến của quân dân Tây Âu.

     Như vậy, chính Sử Ký và Tiền Hán Thư đều xác nhận nước Âu Lạc từ thời Triệu Đà trở đi tới khi Nam Việt bị diệt năm 111 TDL vẫn là một nước độc lập. Âu Lạc không bao giờ bị Lộ Bác Đức chinh phục mà phải nhờ một tên Việt gian ở Quế Lâm tới dụ dỗ về “thuộc” hay hàng “Hán” bởi vì giả như Triệu Đà đã chiếm Âu Lạc thì Lộ Bác Đức cần gì phải cho người đi chiêu dụ. Tiền Hán Thư cũng xác nhận qua việc Tả Hoàng Đồng chém vua Tây Vu được phong hầu. Điều này là một sự thật lịch sử nghĩa là tối thiểu cho tới năm 110 TDL nước Tây Âu đang còn có vua hẳn hoi và Âu Lạc đang là một nước độc lập, tự chủ.

     Huyền thoại Rồng Tiên đã trở thành một hiện thực lịch sử với sự hình thành quốc gia Âu Lạc năm 257 TDL. Ý thức dân tộc cao độ thể hiện qua lòng yêu nước, thương nòi, tinh thần đại đoàn kết dân tộc đã giúp dân tộc Việt vượt qua bao chông gai thách thức, viết lên những trang sử oai hùng với những chiến tích lịch sử thần kỳ suốt dòng vận động của lịch sử. Sự hợp nhất sức mạnh của hai chi Âu Việt + Lạc Việt đã đánh tan đạo quân bách chiến bách thắng của đế quốc Tần hung hãn ghi đậm nét son trong lịch sử dân tộc.

     Ngay từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo Trung Nguyên xảy ra giữa các nước tranh ngôi bá chủ ở phương Nam, Ngô thắng Việt, rồi sau đó Việt Vương Câu Tiễn thắng Ngô Phù Sai. Việt Vương Câu Tiễn nhiều lần tìm cách liên hệ với Văn Lang để thống nhất sức mạnh Việt Tộc nhưng không thành. Đại Việt Sử Lược chép: “Việt Vương Câu Tiễn (515-465 TDL) thường sai sứ sang dụ, Hùng vương chống cự lại”, sự việc bất thành để rồi năm 334 TDL Sở thắng Việt. Để thống nhất sức mạnh Việt Tộc chống Tần, năm 317 TDL vua Sở sai Ngô Khởi đi thuyết phục để ký hiệp ước với các nước Bách Việt ở phía Nam nước Việt ở Cối Kê, ở ngoài Dương Việt. Sở lãnh đạo liên minh 6 nước chống Tần nhưng cũng không thành công. Cuối cùng, năm 221 TDL Tần thống lĩnh Trung Nguyên.

     Để củng cố quyền lực thống nhất Trung Nguyên, Tần Thủy Hoàng cử thừa tướng Lý Tư lo việc thống nhất văn tự, diệt Nho, đốt sách để tiêu hủy toàn bộ chữ viết di sản văn hóa của Việt Tộc, đồng thời triệt tiêu mọi ý thức chống đối khắp Trung Nguyên. Tần trở thành một đế quốc hùng mạnh và bắt đầu bành trướng thế lực xuống phương Nam để xâm lược thống trị các quốc gia Bách Việt còn lại.  Năm 214 TDL Tần Thủy Hoàng sai Đồ Thư đem 10 vạn quân tràn xuống các tỉnh Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây bây giờ.

     An Dương Vương tổ chức cuộc toàn dân trường kỳ kháng chiến chống Tần. Quân Tần tiến sâu vào đất Bách Việt lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Quân lính không quen thổ nhưỡng phương Nam nên ngã bệnh rất nhiều. Trong khi đó dân quân Việt dưới sự lãnh đạo của các thủ lãnh quân sự gọi là Quân trưởng, tổ chức tiêu thổ kháng chiến rút vào rừng sâu nhưng thường bất ngờ đột kích gây hoảng loạn trong hàng ngũ quân Tần. 

     Tranh thủ thời cơ dân quân Việt thừa thế tung toàn bộ lực lượng ra truy kích địch giết chết tướng Đồ Thư, quân Tần thảm bại tháo chạy tán loạn. Đây là cuộc chiến tranh du kích đầu tiên trong trường kỳ lịch sử của Việt Tộc đã đập tan đạo quân bách chiến bách thắng của đế quốc Tần hùng mạnh. Theo Lưu An thì chính Trung Tín Hầu Vũ Bảo Trung và Cao Cảnh hầu, Cao Nỗ là những tướng tài có công cùng An Dương Vương và toàn quân toàn dân tiêu diệt gần nửa đại quân của Tần.

     Chiến thắng quân Tần là minh chứng hùng hồn của sự cần thiết hợp nhất hai chi tộc Việt thành quốc gia Âu Lạc của An Dương Vương. Nhân dân Văn Lang trân trọng An Dương Vương như một anh hùng dân tộc, kế tục thời đại Hùng Vương đã có công thống nhất dân tộc và đánh thắng quân Tần. Chính vì vậy ngày mồng sáu tháng giêng Âm lịch hàng năm là ngày Lễ hội lớn của dân tộc. Dân làng Cổ Loa huyện Đông Anh Hà Nội long trọng tổ chức ngày giỗ đễ tưởng nhớ công lao của An Dương Vương, người anh hùng dân tộc đã có công dựng nước và giữ nước. Lòng tôn kính An Dương Vương đã thể hiện qua câu vè dân gian: “Chết thì bỏ con bỏ cháu, Sống thì không bỏ … ngày mồng sáu tháng giêng”.

     An Dương Vương không những là vị anh hùng dân tộc mà còn để lại một công trình kiến trúc độc đáo ngay từ thời cổ đại là thành Cổ Loa hay gọi Loa Thành. Hiện còn 3 vòng thành: thành ngoài, thành giữa và thành trong. Thành ngoài dài hơn 8000 m vây quanh khu đất ngày nay là xã Cổ Loa và một phần các xã Dục Tú, Dục Nội huyện Đông Anh Hà Nội. Thành giữa dài 6500 m và thành trong dài 1600 m. Bao quanh 3 vòng thành là hào sâu có chiều rộng từ 30 m đến 100 m. Phía Tây Nam và phía Nam hào thành ngoài là khúc sông Hoàng Giang và các lạch sông. Hào Thành giữa nối với hào thành ngoài ở phía cột cờ hướng Nam và phía Đầm cả hướng Đông. Qua cống cửa sông, hào đổ vào 5 con lạch chảy vào trong thành nối với hào thành trong ở “Vườn Thuyền”. Ba hào đều ăn thông với nhau và thông với Hoàng Giang. Thuyền bè đi lại xung quanh cả 3 vòng thành và có thể đi ra sông Hoàng Giang, sông Cầu, sông Lục Đầu để đi ra biển.  Thành Cổ Loa là một công trình kiến trúc độc đáo có giá trị về quân sự. Thành vừa là căn cứ bộ binh đồng thời là một căn cứ thủy quân nữa. Riêng khu Đầm Cả và khu “Vườn Thuyền” có đủ chỗ cho hàng mấy trăm chiến thuyền đậu và đi lại được. An Dương Vương huấn luyện một đội quân thiện chiến với những xạ thủ chuyên bắn nỏ “liên châu” từ trên thành. Mỗi lần bắn đi mười mũi tên đồng khiến quân thù khiếp sợ nỏ “Thần” của An Dương Vương không dám xâm phạm bờ cõi Âu Lạc nữa.

     Huyền sử Việt được điểm tô với mối tình sử “Trọng Thuỷ-Mỵ Châu” đầy oan nghiệt. Dân gian Việt vẫn truyền khẩu về sự tích của viên ngọc trân châu hay nỗi oan tình của công chúa Mỵ Châu với cái chết ngỡ ngàng tức tưởi dưới lưỡi gươm của chính vua cha.

     Truyện xưa kể rằng: “Khi An Dương Vương xây Loa thành bị yêu quái quấy nhiễu phá phách nên xây mãi không xong. An Dương Vương lập đàn rồi đích thân cầu khẩn. Thần Kim Qui hiện ra chỉ cho vua những phép thần thông để trừ ma quái. Sau khi thành được xây xong, thần Kim Qui cho nhà vua một cái móng chân để làm cái lẫy cò để khi nào có giặc thì đem nỏ thần Liên châu ra bắn, bắn một phát chết hàng vạn người. Về sau nhờ cái nỏ ấy mà Triệu Đà không thắng nổi An Dương Vương. Triệu Đà bèn dùng kế cho con là Trọng Thuỷ sang cầu hôn lấy công chúa Mỵ Châu rồi ở rể bên Âu Lạc để nắm vững nội tình. Trọng Thuỷ lấy được Mỵ Châu rồi tìm cách dò hỏi vợ là Âu Lạc có sức mạnh gì mà không ai thắng nổi? Mỵ Châu vì tình chồng vợ nên nói thực cho chồng nghe về chuyện chiếc nỏ thần và đem cho chồng xem. Trọng Thuỷ tìm cách lấy chiếc móng của nỏ thần Kim Qui rồi làm cái lẫy giả thay vào rồi tìm cớ về thăm nhà báo tin cho cha biết nội tình Âu Lạc.

     Khi sắp ra về, nghĩ tới tình chồng vợ nên nói với Mỵ Châu rằng: “Tôi về bên ấy rồi lỡ có giặc giã đánh đuổi thì biết thế nào để tìm nàng? Mỵ Châu trả lời rằng: “Thiếp có chiếc áo lông ngỗng, hễ thiếp chạy đến đâu, thiếp sẽ lấy lông ngỗng ra vất xuống đường. Chàng cứ theo dấu lông ngỗng sẽ biết thiếp ở đâu …”.  Sau khi lấy được lẫy nỏ thần và biết rõ nội tình Âu Lạc, Triệu Đà bất ngờ đem quân tấn công Âu Lạc. An Dương Vương tin tưởng vào tình nghĩa thông gia và cậy có nỏ thần nên khi quân Triệu Đà tiến đến gần mới truyền đem nỏ thần ra bắn. Nỏ thần không còn hiệu nghiệm như xưa nên An Dương Vương vội bồng Mỵ Châu lên ngựa rồi chạy như bay về hướng Nam. Khi An Dương Vương chạy đến bờ bể vùng núi Mộ Dạ thuộc huyện Đông Thành tỉnh Nghệ An. Nhà vua thấy quân Triệu đuổi gấp sau lưng bèn cầu khấn thần Kim Qui cứu giúp. Thần Kim Qui hiện lên nói rằng: “Giặc ngồi sau lưng nhà vua đấy …”.

     An Dương Vương chợt hiểu ra nên tức giận vung gươm chém Mỵ Châu rồi nhảy xuống theo thần Kim Qui rẽ nước mà đi …  Trọng Thuỷ theo dấu lông ngỗng của vợ rắc đến núi Mộ Dạ thì thấy xác vợ chết nằm đó, chàng thương xót vô cùng. Trọng Thuỷ khóc lóc thảm thiết hồi lâu rồi ôm xác vợ về Loa Thành chôn cất tử tế rồi nhảy xuống cái giếng trong thành tự tử cho trọn tình nghĩa vợ chồng. Nay ở trong thành Cổ Loa vẫn còn cái giếng mà theo tương truyền chính là nơi Trọng Thuỷ tự tử. Dân gian truyền tụng rằng sau khi bị cha chém chết, vì thực tình chồng vợ nàng bị nỗi oan giết cha, hại nước nên khi máu nàng chảy xuống bể thì những con trai uống vào hố thành ngọc trân châu. Hễ ai lấy được ngọc trân châu đem về rửa nước giếng nơi Trọng Thuỷ tự vẫn thì lập tức viên ngọc trở nên trong sáng và đẹp lóng lánh lạ thường nên mới gọi là ngọc trân châu từ đó”.

     Đọc lại truyện xưa tích cũ, thả hồn bay bổng theo truyền thuyết xưa về mối tình sử Mỵ Châu Trọng Thuỷ bi ai cao đẹp, chúng ta thế hệ con cháu của dòng giống Rồng Tiên ai cũng tự hứa với lòng mình phải hết sức trân trọng bảo lưu  truyền thống, di sản tinh thần cao đẹp của người xưa đã để lại cho chúng ta. Vấn đề là không phải cứ nhắm mắt tin vào bất cứ những gì đã viết về truyền kỳ lịch sử, mà chúng ta phải gạt bỏ những thêu dệt hư cấu, những thần thoại hoang đường để lòng mình lắng nghe cảm nhận từ cõi tâm linh sâu thẳm những gì mà người xưa đã nhắn gửi cho chúng ta.

     Thư tịch Trung Quốc ngay cả “Tiền Hán Thư” của Ban Cố và “Sử Ký” của Tư Mã Thiên, sử quan chính thống của Hán tộc sống vào thời đó cũng không chép là Triệu Đà đem quân xâm chiếm Âu Lạc mà xuyên tạc ý nghĩa cao đẹp của việc hợp nhất nên chép là Triệu Đà đem của cải châu báu mua chuộc Mân Việt và Âu Lạc mà thôi. Tư Mã Thiên cố tình lý giải tại sao hết Mân Việt, Dạ Lang rồi lại đến Âu Lạc đều thần phục Nam Việt. Trên thực tế, tất cả các nước đều chung một nguồn cội nên sẵn sàng liên kết hợp nhất dưới ngọn cờ Nam Việt để đề kháng Hán tộc xâm lược. Sách sử Hán còn ghi rõ là: “Nam Việt lấy của cải dịch thuộc Dạ Lang nhưng không buộc làm thần tử” nghĩa là không buộc Dạ Lang làm chư hầu. Như vậy cái gọi là “dịch thuộc” chỉ mang ý nghĩa ngoại giao để liên kết các nước thành một hình thức liên minh mà thôi còn công việc nội trị nước nào lo nước ấy. 

     Sử sách cũng ghi rõ là Triệu Đà đặt 2 viên Điển Sứ ở Hợp Phố trông coi sổ sách còn việc nội trị vẫn do Âu Lạc tự cai quản. Như vậy, không có chuyện Triệu Đà đem quân sang đánh Âu Lạc và An DươngVương phải chém chết Mỵ Châu vì nàng nghe lời chồng là Trọng Thuỷ dụ dỗ làm mất cái lẫy của nỏ thần. Thế mà huyền sử Việt về mối tình sử tuyệt vời tràn đầy máu lệ bi ai vẫn được dân gian truyền tụng như một nhắc nhở về những âm mưu thâm độc của kẻ thù thâm hiểm phương Bắc. Tuy nhiên, khi thành lập quốc gia Âu Lạc, các thủ lĩnh Âu Việt và Lạc Việt đồng tâm hợp lực đánh đuổi được quân Tần xâm lược nhưng khi đất nước thanh bình thì lại kèn cựa tranh giành ảnh hưởng với nhau để quốc gia suy yếu. 

     Truyền thuyết kể lại rằng, có một Lạc tướng mang tướng tinh là con vượn trắng (Bạch hầu tinh) dèm pha tướng Cao Lỗ là người chế ra nỏ liên châu và có công lớn trong việc đánh bại quân Tần xâm lược. Thực ra tên thật vị tướng này là Cao Nỏ nhưng về sau sách sử chép là Cao Lỗ. Sự kiện Cao Nỏ chế ra nỏ liên châu là một loại vũ khí đặc biệt độc đáo của Âu Việt và chính loại vũ khí này góp phần không nhỏ trong việc đánh tan quân Tần xâm lược.

     An Dương Vương tin lời dèm pha nên Cao Nỏ buồn phiền bỏ đi làm suy yếu sức mạnh đoàn kết quốc gia. Đây chính là bài học lịch sử về sự mất đoàn kết, chia rẽ làm suy yếu đất nước dẫn tới sự suy vong. Đồng thời, tiền nhân cũng nhắc nhở con cháu rằng đừng bao giờ tự hào rồi ỷ lại vào dòng giống Rồng Tiên được thần Kim Quy phù trợ mà quên việc cảnh giác, phòng thủ thì có ngày mất nước. Đó mới chính là ý nghĩa quan trọng của huyền tích Trọng Thuỷ Mỵ Châu.

     Vấn đề đặt ra là tại sao viên ngọc trai thấm máu công chúa Mỵ Châu, sau khi đem rửa nước giếng nơi Trọng Thuỷ tự vẫn thì lại trở nên trong sáng lạ thường? Phải chăng nỗi oan tình của nàng Mỵ Châu và cái chết chung tình của Trọng Thuỷ lẫn Mỵ Châu đã lý giải về ý nghĩa của sự hợp nhất các chi tộc Việt để chống quân xâm lược phương Bắc?

     Lịch sử Việt đã chứng minh cho chúng ta thấy là chính sự hợp nhất giữa 2 chi tộc Lạc Việt và Âu Việt đã đánh thắng được đạo quân Tần bách chiến bách thắng, khiến Tần nhị Thế phải rút quân về nước năm 208 TDL.

     Lịch sử cũng chứng minh rằng sau khi Triệu Vũ Đế liên minh với Dạ Lang, Mân Việt và Âu Lạc để thống nhất sức mạnh của Việt tộc đã buộc Hán Văn Đế, lần đầu tiên trong lịch sử đã phải điều đình xin trả lại phần đất phía Nam rặng Ngũ Lĩnh cho Nam Việt. Đây là bài học lịch sử ý nghĩa nhất của thời kỳ vàng son của Việt tộc.

TƯỢNG ĐÀI TRIỆU VŨ ĐẾ Ở QUẢNG ĐÔNG
LÃNH THỔ QUỐC GIA NAM VIỆT (VIỆT NAM)

TRIỆU VŨ ĐẾ

VÀ QUỐC GIA NAM VIỆT

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/14/Zhao_Tuo%28Heyuan%29.JPG/220px-Zhao_Tuo%28Heyuan%29.JPG

Tượng Đài Triệu Vũ Đế tại Quảng Đông Trung Quốc

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/f/f1/NamVietmap.png

Lãnh thổ của nước Nam Việt (Việt Nam) thời Triệu Vũ Đế

    Sau khi thắng liên minh 6 nước do Sở lãnh đạo, Tần Doanh Chính lên ngôi Bá chủ Trung Nguyên xưng là Hoàng Đế, hiệu là Thủy Hoàng. Tần Thủy Hoàng là vị Hoàng Đế đầu tiên với tham vọng muôn năm trường trị, các con cháu đời sau nối tiếp lấy danh hiệu Nhị thế, Tam thế cho đến vạn thế! Bạo chúa Tần Thủy Hoàng áp dụng một loạt các biện pháp hà khắc nhằm triệt tiêu mọi mầm mống phục quốc của 6 nước. Tần Thủy Hoàng bắt vương tộc đại thần các nước về Hàm Dương quản thúc, đất đai đem phát mãi hết để không còn điều kiện chống đối Tần.

    Tần Thủy Hoàng tổ chức lại đơn vị hành chánh, chia đất đai 6 nước thành 36 quận. Tần theo “Pháp gia” tập trung thương nghiệp cả nước trong tay chính quyền gọi là “Quốc doanh”. Triều ­đình Tần quốc hữu hóa tài sản của nhân dân, đầy hơn hai trăm ngàn gia đình phú thương, tiểu thương đến xứ Thục. Tần chủ trương thống nhất văn tự, đồ đo lường kể cả tư tưởng nữa, bắt buộc mọi người phải tán đồng với triều đình, phải tuân phục chấp hành mọi pháp lệnh của trung ương. Không một cá nhân nào được có ý kiến tư riêng, nếu có bị xem là phản động.[1]

    Năm 213 TDL, Thủy Hoàng ra lệnh đốt sách và chôn sống nho sĩ. Tất cả sách vở khác không phải của Tần đều bị đốt sạch nhất là sách sử của 6 nước nếu ai còn lén lút cất giữ bị kết tội phản quốc. Riêng ở Hàm Dương trên 460 nho sĩ bị chôn sống, còn ở các nơi khác thì không kể xiết. Tần dẹp bỏ các trường học tư, học sinh các trường công chỉ được học một môn duy nhất là pháp luật, đường lối chủ trương của triều đình mà thôi.

    Tần Thủy Hoàng còn nổi tiếng tàn ác, tập trung 700 ngàn người xây dựng cung A Phòng trên bờ sông để nghỉ mát. Chung quanh kinh đô còn xây dựng thêm 270 cung điện mà theo sử sách thì khi Hạng Võ vào chiếm kinh đô, đốt các cung điện ròng rã 3 tháng mới cháy hết. Chỉ riêng cái gọi là Vạn Lý Trường Thành dài hàng ngàn cây số, đã bỏ thây hàng triệu người dân vô tội, hàng triệu người phải đi “nghĩa vụ lao động khổ sai” nơi rừng thiêng nước độc trong cả chục năm trời với bao nhiêu nước mắt mồ hơi và cả máu của lê dân dưới chế độ độc tài … Thế nhưng dù chế độ độc tài có hà khắc đến đâu rồi cũng phải sụp đổ, đế chế Tần cũng chỉ tồn tại được vỏn vẹn 14 năm rồi tiêu vong.

    Năm 210 TDL Tần Thủy Hoàng chết, Thừa Tướng Lý Tư và hoạn quan Triệu Cao làm chiếu giả không lập Thái tử Phù Tô mà lập Thế tử Hồ Hợi lên ngôi tức Nhị Hoàng Đế. Nhị Thế cũng tàn bạo khắc nghiệt như cha, giết hại nhiều vương tử đại thần. Lý Tư bị Triệu Cao dèm pha với Nhị Thế nên bị tru di tam tộc giết cả ba họ cha, họ mẹ và họ vợ của Lý Tư. Triệu Cao âm mưu soán đoạt giết Tần Nhị Thế năm 201 TDL rồi lập con Phù Tô là Vương Tử Anh lên thay. Vương Tử Anh lên ngôi rồi tìm cách củng cố quyền lực bắt giết Triệu Cao.

   Trong suốt thời kỳ bạo chúa độc tài, từ Vua đến quan đại thần, người nào cũng bị chết bất đắc kỳ tử. Nhân dân khắp Trung nguyên phẫn uất nổi lên lật đổ chế độ bạo tàn. Chỉ trong vài tháng mà có tới 6 cuộc khởi nghĩa trong đó có cuộc khởi nghĩa của Trần Thắng ở đất Kỳ (An Huy) rồi tới Hạng Tịch còn gọi là Hạng Võ ở đất Ngô (Giang Tô) và Lưu Bang ở đất Bái cũng ở Giang Tô.[2]

TRIỆU VŨ ĐẾ MỞ NƯỚC NAM VIỆT

NGƯỜI ANH HÙNG CỦA VIỆT TỘC

    Trong khi cuộc đấu tranh gay go quyết liệt giữa Hạng Võ và Lưu Bang ở phương Bắc chưa ngã ngũ thì ở phương Nam, Triệu Đà nhân thời cơ này chiếm cứ Uất Lâm, Nam Hải, Tượng quận rồi xưng vương đóng đô ở Phiên Ngung, lấy tên nước là Nam Việt. Sau cái chết bi hùng của Tây Bá Sở vương Hạng Võ bên bờ sông Ô Giang chấm dứt thời kỳ Hán Sở tranh hùng. Lưu Bang lên ngôi mở ra một triều đại Hán dài 4 thế kỷ. Hán Cao Tổ cử Lục Giả sang Nam Việt dâng ấn tín có dây tua đỏ và phong Triệu Đà làm vua Nam Việt. Sử chép rằng “Khi Lục Giả vào yết kiến, Triệu Vũ Vương vẫn ngồi xếp vòng tròn chứ không đứng dậy quỳ lạy tiếp chiếu của Thiên tử như một nước chư hầu”.

    Chỉ riêng sự kiện ngồi tiếp sứ Hán đã chứng tỏ khí phách anh hùng của Việt tộc khi Triệu Vũ Vương với tư cách là Vua của một quốc gia độc lập tự chủ không chịu khuất phục trước kẻ thù hung hãn phương Bắc. Sứ Hán là Lục Giả phải hạ mình dùng lời lẽ thuyết phục cùng với việc làm áp lực tình cảm vì gia đình họ Triệu còn ở Chân Định, 1 trong 15 bộ của Văn Lang hiện bị Hán tộc thống trị. Thủ đoạn của Hán Triều đe dọa đào mồ quật mả tổ tiên họ Triệu để buộc phải thông hiếu với Hán. 

    Lục Giả trình bày hơn thiệt với Triệu Vũ Vương. Triệu Vũ Vương sợ người thân bị giết hại nên đứng dậy tiếp sứ nhưng vẫn cười ha hả, nói rằng: “Tiếc thay ta không khởi nghiệp ở nước Tầu chứ không ta chẳng kém gì Hán Đế cả”. Một số sử gia dựa vào lời nói của Lục Giả về lai lịch của Triệu Vũ Vương quê quán ở Chân Định Trường Sa bên Tầu đã vội vã kết luận Triệu Vũ Vương là người Tầu Hán để rồi từ đó có nhận định sai lầm về quốc gia Nam Việt. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải phục hồi chân lý khách quan trung thực của sự thật lịch sử để làm sáng tỏ nghi vấn lịch sử này. Thứ nhất, đây là lời nói của sứ Hán trích trong sách sử Hán trong khi các nguồn sử liệu Việt cổ đã bị tiêu hủy. Thứ nữa, cứ theo Lĩnh Nam Trích Quái thì Chân Định là đất của lãnh thổ Văn Lang đã bị Hán tộc chiếm nên Hán sử gọi là dân Bách Việt ở đó là người Hán không có nghĩa là gốc Hán mà chính là người Hán gốc Việt cổ.

    Trong lịch sử bành trướng của Hán tộc, trường hợp Hán Cao Tổ cử sứ giả sang phong vương và xin thông hiếu với nước ta là điều chưa bao giờ xảy ra. Sở dĩ, Lưu Bang phải cử Lục Giả sang Nam Việt vì mới lên ngôi chưa ổn định được tình hình, sợ Triệu Vũ Vương đem quân sang chiếm lại những phần đất của Bách Việt nên buộc phải hòa hoãn. Hiểu rõ tương quan lực lượng lúc bấy giờ nên Hán triều phải chủ trương mềm mỏng để Triệu Vũ Vương chấp nhận lễ thụ phong dù chỉ là hình thức. Để thực hiện ý đồ này, Hán tộc lợi dụng việc thân thích của Triệu Vũ Vương còn ở bên phần đất của Hán triều để đe dọa giết hại, triệt phá mồ mả ông bà tổ tiên buộc Triệu Vũ Vương chấp nhận nghi thức phong vương.

   Trong suốt các thời kỳ lịch sử, Hán tộc đã không từ bỏ một thủ đoạn độc ác, đê hèn nào miễn là đạt được ý đồ thâm độc của chúng. Năm 188 TDL, sau khi Hán Cao Tổ chết, Lã Hậu ra lệnh cấm bán cho Nam Việt khí cụ làm ruộng bằng sắt, ngựa dê trâu bò thì chỉ cho bán những con đực mà không cho bán con cái. Triệu Vũ Vương tức giận nói “Khi Hán Cao Tổ lên ngôi, ta cho thông sứ giao hảo 2 nước dùng chung đồ vật với nhau. Nay Cao Hậu nghe bầy tôi sàm nịnh, phân biệt vật dụng bên Hán bên Việt ắt là mưu kế của Trường Sa Vương muốn dựa vào uy lực Hán triều để mưu lấy nước ta”. Mùa xuân năm Mậu Ngọ 183 TDL, nhà Vua lên ngôi Hoàng Đế, phát binh đánh Trường Sa. Sau khi đánh thắng mấy quận rồi đem quân trở về. Năm 181 TDL, Hán triều cử Lâm Lư Hầu và Chu Táo đem quân sang đánh Nam Việt để báo thù nhưng quân chưa tiến vào lãnh thổ Nam Việt thì đã phải bãi binh vì dịch bệnh.

    Từ đó, thanh thế Triệu Vũ Đế lừng lẫy khắp Trung Nguyên, đi đâu cũng dùng xe ngựa theo nghi vệ của bậc Hoàng đế. Các chi tộc khác như Mân Việt, Âu Việt đều về theo Triệu Vũ Đế. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép “Nhà Vua nhân đó lấy uy lực binh bị và tiền của chiêu dụ vỗ về Mân Việt và Tây Âu, hai nước đều phục tùng lệ thuộc theo. Triệu Vũ Đế mở rộng lãnh thổ từ Đông sang Tây được hơn muôn dặm, đi xe mui vàng[3] cắm cờ “tả đạo”[4] xưng “Đế” rồi cùng ngang hàng với Hán”. Theo học giả H. Wiens thì vào đời Hán Vũ Đế (148-68) sai Đường Mông sang sứ Nam Việt báo tin lên ngôi và chiêu dụ Nam Việt thần phục Hán … Triệu Vũ Đế cho đãi sứ giả Hán ăn một món rau dưa trồng bên đất Thục. Sứ giả Hán kinh ngạc thấy Nam Việt ảnh hưởng xa đến thế, xuyên qua cả nước Dạ Lang ăn đến đất Ba Thục nên Hán Vũ Đế phải kiêng dè. Khi Lã Hậu vợ Hán Cao Tổ chết, Trần Bình và Chu Bột dẹp xong loạn ngoại thích lập Hán văn Đế lên ngôi.

    Trước uy thế của Triệu Vũ Đế và sự lớn mạnh của Nam Việt, Hán Triều phải dùng sách lược thương lượng điều đình trả lại phần lãnh thổ phía Nam núi Ngũ Lĩnh cho Nam Việt để đổi lấy hòa bình và thông thương 2 nước. Đây chỉ là sách lược giai đoạn có tính cách nhất thời, hòa hoãn nhượng bộ vì sợ Triệu Vũ Đế đem quân sang đánh chiếm lại đất đai của Việt Tộc thuở xa xưa. Hán văn Đế cử Lục Giả là Thái Trung Đại Phu và một viên Yết Giả làm Phó Sứ sang trình thư của Hán văn Đế gửi Triệu Vũ Đế với lời lẽ rất khiêm nhượng:[5] 

    “ Kính cẩn thăm hỏi Nam Việt Vương rất khổ tâm nhọc ý”.

    Trẫm là con dòng thứ của Hán Cao Đế bị bỏ ở ngoài, vâng mệnh triều đình giữ phiên trấn ở đất Đại, đường xá xa xôi, trí não bị che lấp mà chất phác ngu tối nên chưa gởi thư sang thăm nhà Vua… Mới đây, nghe Vương gửi cho tướng quân Lâm Lư Hầu bức thư nhờ tìm các anh em ruột của Vương và xin bãi chức hai tướng quân ở Trường Sa. Trẫm đã vì bức thư của Vương mà bãi chức tướng quân Bác Dương Hầu. Còn những anh em ruột của Vương ở Chân Định, trẫm đã sai người thăm viếng và sửa sang mồ mả tiên nhân của Vương … Nay được đất của Vương thì Trung Quốc cũng không đủ để lớn rộng, được tài sản của Vương thì cũng không đủ để giàu có. Vậy từ Ngũ Lĩnh trở về Nam, Vương tự cai trị lấy… Tuy nhiên, hiệu của Vương là Đế, hai vị Hoàng Đế đứng ngang nhau mà không có một cỗ xe của 2 sứ giả thông đường giao hảo, ấy là tranh nhau. Tranh nhau mà không nhường nhau thì người có nhân không làm.

    Trẫm mong cùng Vương phân bỏ hờn trước, từ nay về sau cho thông sứ như xưa cho nên trẫm sai Lục Giả đem 50 cái áo hạng Thượng Trữ, 30 cái áo hạng Trung Trữ, 20 cái áo hạng Hạ Trữ sang biếu tặng Vương. Mong Vương nghe nhạc mà tiêu sầu và xin thăm hỏi đến nước láng giềng …”.

     Sử Hán chép thư của Triệu Vũ Đế xưng là Man di Đại trưởng lão phu và xin thần phục Hán triều! “… vậy xin cải hiệu từ đây và có cống phẩm phụng hiến Hoàng đế bệ hạ …”.

    Cho tới nay, một số sử gia và nhà sử học Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam vẫn dựa trên “chính sử Trung Quốc” để cho rằng Triệu Đà là người Tầu và từ đó dẫn đến nhận định sai lầm về ý nghĩa của sự thành lập quốc gia Nam Việt, đồng thời kết tội Triệu Đà xâm lăng Âu Lạc. Họ quên một điều căn bản là Việt Tộc hiện không còn nguồn sử liệu nào để minh chứng cho sự thật lịch sử. Trong khi đó họ chỉ biết nhắm mắt trích dẫn các nguồn Hán sử thì làm sao bảo đảm được tính khách quan trung thực của sự kiện lịch sử?

    Dân tộc ta bị Hán thống trị gần một ngàn năm, với chủ trương triệt tiêu văn tự, xóa bỏ nguồn cội để nô dịch rồi đồng hóa dân tộc ta. Hiện nay, chúng ta chỉ có thể truy cứu trên những nguồn sử liệu của thư tịch cổ Trung Quốc nên không loại trừ sử quan “bành trướng Đại Hán” đã xuyên tạc bóp méo các sự kiện lịch sử để phục vụ cho ý đồ thống trị đồng hóa của chúng. Chắc chắn nội dung 2 lá thư đã được sửa đổi để giữ thể diện cho “Thiên triều” tuy nhiên vẫn phải chép lại việc giao trả lãnh thổ của quốc gia Văn Lang xưa. Bộ sử duy nhất còn sót lại là Bộ Đại Việt Sử Lược không rõ tên tác giả nhưng lại được lưu giữ trong Tứ Khố Toàn Thư của Triều Mãn Thanh nhưng nội dung đã bị bóp méo xuyên tạc, sửa đổi bởi Tiền Hy Tộ Sử Thần triều Thanh. Do đó, không những sửa đổi, bóp méo nội dung mà ngay cả tên sách cũng bị sửa đổi từ Đại Việt Sử Lược thành Việt Sử Lược mà cả tên nước cũng bị Tiền Hy Tộ gọi một cách miệt thị là An Nam với giọng điệu “thiên triều” lố bịch của chúng.

    Trở lại vấn đề lai lịch gốc gác của Triệu Vũ Đế, Hán sử chép: “Lão phu ở nước Việt đã bốn mươi chín năm, đến nay đã bồng cháu rồi nhưng sáng dậy, tối ngủ không yên chiếu, ăn chẳng ngon mùi, mắt không nhìn sắc đẹp, tai không nghe tiếng chuông tiếng trống vì không được thờ nhà Hán!?”. Chúng ta thấy đoạn văn trên rõ ràng là bị bóp méo sửa đổi rất nhiều để vớt vát lại thể diện cho Hán tộc đã phải giao trả lãnh thổ Bách Việt cho Nam Việt.

    Chúng ta thấy đoạn văn này hoàn toàn mâu thuẫn với việc Triệu Vũ Đế xưng là Man Di đại trưởng lão phu nghĩa là người Việt. Mặt khác cứ xét tương quan hai nước thời đó khi Hán văn Đế phải hạ mình viết thư điều đình trả lại đất đổi lấy hòa bình, xin cho 2 nước được thông hiếu như xưa thì không một lý do gì mà Triệu Vũ Đế lại phải cung kính quá mức để viết “Nay may được bệ hạ xét thương, khôi phục lại danh hiệu cũ, cho thông sứ như xưa thì lão phu có chết, xương cũng không nát. Lão phu đổi hiệu không dám xưng đế nữa…”. Hơn nữa, chỉ đọc thoáng qua ta thấy không phải khẩu khí của Triệu Vũ Đế một người anh hùng của Việt Tộc đã từng xem thường Hán Cao Tổ, huống hồ là con cháu của Lưu Bang.

    Ngay từ khi Hán Cao Tổ thắng Tây Bá Sở Vương, uy thế lẫy lừng mà khi sứ Hán đến, nhà Vua vẫn ngồi xổm tiếp khách. Sứ Hán nói “Hán Đế thấy Vương làm vua ở đây, thường muốn một trận quyết phân thắng bại nhưng vì nỗi trăm họ vừa mới lao khổ cho nên mới bãi binh, sai sứ đem ấn tỷ giây thao sang cho Vương, đáng lẽ vương phải ra tận ngoài xa nghinh đón bái yết sứ giả để tỏ lòng cung kính. Nay Vương đã không làm đủ lễ tiếp kiến sứ giả cũng được … Vương sao lại cậy dân Bách Việt đông, khinh dễ sứ giả của Thiên tử … Thiên tử nghe được ắt phát binh hỏi tội thì Vương sẽ làm sao?…

    Nhân đó, nhà vua mới hỏi Lục Giả “Tôi với Tiêu Hà, Tào Tham ai giỏi hơn?”. Lục Giả đáp: “Vương tất nhiên giỏi hơn”. Nhà Vua lại hỏi “Tôi với Hán đế ai giỏi hơn?”. Lục Giả đáp: “Hán Đế nối nghiệp Ngũ Đế Tam Vương thống trị người Hán, kể hàng ức vạn, đất đai hàng muôn dặm, của nhiều dân giàu, chính lệnh do một nhà mà ra. Từ khi Trời đất mở mang đến nay chưa có được như thế. Nay Vương, dân chúng không hơn mười vạn, ở lẫn lộn trong khoảng núi bể tỷ như một quận của nhà Hán thì sao lại sánh bì với Hán Đế được?”. Nhà vua cười ha hả rồi nói: “Ta giận mình không khởi lên ở bên ấy, chứ ta đâu đã chịu không bằng Lưu Bang”,  Sứ Hán nín lặng tiu nghỉu”…[6]

    Nguồn sử liệu trên chưa hẳn là trung thực nhưng cũng đã sáng tỏ vấn đề. Thật vậy, nếu quả Triệu Đà là người Hán thực sự thì làm sao có việc dựa vào dân Bách Việt như Lục Giả nói và liệu họ Triệu dám có lời nói và thái độ như trên.  Triệu Đà ngồi xổm tiếp sứ Hán chứng tỏ thái độ kẻ cả không chấp nhận Hán triều, đồng thời chứng minh Triệu Đà là người Việt vì người Việt cổ có tục ngồi xổm. Giả dụ là Triệu Đà là người Hán dù có sang Việt 49 năm thì cũng không bao giờ bỏ tục Hán mà theo tục Việt. Nếu chỉ là cát cứ một vùng thì Triệu Đà không những không dám so với Lưu Bang mà còn xem thường gọi thẳng tên Lưu Bang mà nói trước mặt Sứ Hán là Lục Giả. Điều quan trọng hơn là nếu quả Triệu Đà là người Hán thì liệu cộng đồng Bách Việt có chấp nhận một người Hán làm Vua nước Việt và cũng không phải tự nhiên mà Hán Văn Đế phải giao trả vùng đất Lĩnh Nam cho Nam Việt? Mặt khác, từ trước tới nay tất cả sách sử Việt đều chép nguyên văn Hán sử tên 15 bộ của nước Văn Lang không có tên Chân Định. Thế nhưng chỉ có sách Lĩnh Nam Trích Quái chép rõ là bộ Chân Định ở Trường Sa, Hồ Nam là 1 trong 15 bộ của nước ta. Hán sử không ghi bộ Chân Định để đời sau hiểu Triệu Đà là người ở Chân Định, Sơn Đông bên Tàu. Gia đình của Triệu Đà phần lớn còn ở Trường Sa Hồ Nam bị quân Hán chiếm giữ nên bị Triều Hán dùng làm áp lực để buộc Triệu Đà phải thần phục.

    Sách Việt Sử Tiêu Án của Ngô Thì Sĩ dẫn ngọai sử chép lại là vợ của Triệu Đà, mẹ của Trọng Thủy tên là Trình thị, người làng Đường Xâm quận Giao Chỉ (nay là làng Đường Xâm, huyện Chân Định) nơi có miếu thờ Triệu Đà, Trình thị cũng được thờ ở miếu Triệu Đà. Đặc biệt, Âu Đại Nhậm triều Minh trong bộ “Bách Việt Tiên Hiền Chí” đã xác định họ Triệu là dòng họ Việt Nam: “Từ Tần, Hán trở về sau Việt có Họ Sô với Vô Chư là hậu duệ của Việt Vương Câu Tiễn lập ra Âu Việt, Họ Diêu với Đông Hải vương Dao là hậu duệ của Việt Vương Câu Tiễn lập ra Âu Việt, họ Triệu với Triệu Đà hùng cứ nước Nam Việt xưng đế một thời và Triệu Quang Phục đều là những bậc anh hùng, sự nghiệp lừng lẫy, kẻ tả hữu là những người Việt tài ba xuất chúng không ít”. Tất cả dữ kiện trên đã chứng tỏ Triệu Đà là người Việt với bản lĩnh và khí phách của một đấng anh hùng. Triệu Vũ Đế còn là một nhà lãnh đạo tài giỏi và sáng suốt khi thu phục được các chi tộc Việt về một mối Nam Việt để hợp nhất sức mạnh của Việt Tộc. Triệu Đà còn là một người nhìn xa trông rộng với một sách lược ngoại giao khôn khéo tài tình.

    Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép “Lúc ấy nhà Vua, hễ sai sứ sang nhà Hán thì xưng vương, lúc đi chầu thiên tử vào mùa Xuân mùa Thu thì tự sánh với hàng chư hầu, còn ở trong nước thì vẫn theo danh hiệu cũ là Đế”. Là một vị Vua thấy rõ được hoàn cảnh đất nước nằm bên Hán tộc, một đế quốc rộng lớn hùng mạnh với ý đồ xâm lăng bành trướng, không từ một thủ đoạn nào nên trước khi chết, Triệu Vũ Đế còn căn dặn con cháu đừng bao giờ sang chầu vua Hán mà không có ngày về, phải mềm mỏng, ẩn nhẫn để tính cuộc lâu dài trước một Hán tộc thâm độc quỷ quyệt kẻ thù truyền kiếp của dân tộc.

HÁN TỘC XÂM LƯỢC NAM VIỆT

    Khi Triệu Vũ Đế mất, Triệu Văn Vương huý là Hồ là con của Trọng Thủy, cháu đích tôn của Triệu Vũ Đế lên thay thì Nam Việt đã suy yếu. Vua Hán sai Trang Trợ sang Nam Việt chiêu dụ Triệu Văn Vương vào chầu. Triệu Văn Vương sai Thái tử Anh Tề sang làm con tin và cáo bệnh tìm cớ thoái thác. Thất bại trong âm mưu chiêu dụ Văn vương vào chầu, Hán triều cho thực hiện một ý đồ thâm độc tinh vi và xảo quyệt hơn. Thật vậy, trong thời gian Anh Tề ở Trường An, Hán triều đã tạo điều kiện để dàn xếp mối mai một cuộc hôn nhân dị chủng với Cù Thị người Hán để khi người con sinh ra sẽ có dòng máu Hán trong người.

    Năm Mậu Thìn 113 TDL, Triệu Minh Vương mất, con là Thái Tử Hưng lên ngôi nối ngôi lấy hiệu là Triệu Ai Vương. Vừa lên ngôi, Ai Vương tôn mẹ (người Hán) là Cù Thị lên làm Thái hậu. Hán triều vội cử An Quốc Thiếu Quý đi sứ đến Nam Việt. Thiếu Quý trước là người tình của Cù Thị được Hán triều cử sang Nam Việt với mục đích chiêu dụ Ai Vương đem Nam Việt sát nhập vào Hán theo chế độ nội thuộc nghĩa là nội chư hầu, cứ ba năm vào chầu một lần, bãi bỏ các cửa quan ải ngoài biên giới. 

    Thừa tướng Lữ Gia biết rõ ý đồ thâm độc của Hán triều nên tìm cách can ngăn nhưng không được. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép “Lúc ấy quan Tể Tướng Lữ Gia tuổi đã về già, làm Tể Tướng trải qua 3 triều vua. Họ hàng làm quan trưởng lại hơn 70 người, con trai đều lấy công chúa, con gái đều gả cho con em và tôn thất của Vương. Lữ Gia lại có mối thông gia với Tần Vương ở Thương Ngô. Lữ Gia ở trong nước rất được lòng dân còn hơn cả Vương nữa, đã dâng thư nhiều lần can gián Vương nhưng Vương không nghe nên thường cáo bệnh không tiếp sứ Hán”.

    Hán Đế nghe tin Lữ Gia không nghe theo lệnh Ai Vương và Thái Hậu thì thế cô, yếu đuối nên không thể chế ngự được nên sai Hàn Thiên Thu và Cù Lạc, em trai của Thái hậu đem hai ngàn quân tiến vào cảnh vực nước Việt. Nghe tin quân Hán tiến sang, Lữ Gia ra lệnh phòng thủ và thông cáo với người trong nước rằng: “Vua tuổi trẻ mà Thái hậu vốn người Hán lại cùng sứ Hán dâm loạn, muốn đem nước nhà nội thuộc Hán nên đem hết những bảo khí của Tiên vương vào dâng cho triều Hán để xiểm nịnh, lại đem nhiều kẻ đi theo đến Tràng An, bán cho người Hán làm tôi tớ, tự lấy cái lợi ích nhất thời mà không đoái tưởng đến xã tắc họ Triệu làm ý chí mưu tính muôn đời”.

    Lữ Gia cùng người em và nhân dân cả nước nổi lên giết Cù Thị, Ai Vương và toàn bộ sứ đoàn Hán, đồng thời cho người sang thông báo cho Tần vương ở Thương Ngô và các quận ấp trong nước hay biết. Lữ Gia cùng triều thần lập người con trưởng của Triệu Minh Vương mà mẹ là người Việt là Vệ Dương hầu Kiến Đức lên làm vua. Đại Việt Sử Lược chép: “Tháng 11 năm 112 TDL, Thừa Tướng Lữ Gia đem binh giết chết Hàn Thiên Thu và toàn bộ 2 ngàn quân Hán rồi gói lá cờ Tiết của sứ Hán đặt ngoài cõi. Năm thứ 6, niên hiệu Nguyên Lĩnh, Hán triều cử Lộ Bác Đức giữ chức Phục Ba Tướng quân, xuất binh ở Quế Dương kéo xuống Hoàng Thủy và Dương Bộc, chức Lâu Thuyền Tướng Quân xuất binh ở Linh lăng kéo xuống Lại Thủy. Đồng thời Hán Đế cũng cử Trì Nghĩa Hầu lấy bọn tội nhân ở Ba Thục, phát binh ở Dạ lang tiến xuống miệt sông Tường Kha để gặp nhau ở Phiên Ngung cùng đánh Lữ Gia”. Trước thế giặc mạnh như vũ bão, Vua Triệu Kiến Đức và triều đình phải rút về vùng biển. Lộ Bác Đức sai quân đuổi theo bắt giết cả vua và Thừa Tướng Lữ Gia.

    Sau khi chiếm được Nam Việt, năm 107 TDL triều Hán đổi tên Nam Việt thành Giao Chỉ Bộ gồm 9 quận Nam Hải (Quảng Đông), Thương Ngô (Quảng Tây), Uất Lâm (Quảng Tây), Hợp Phố (Quảng Châu), Giao Chỉ (Bắc Việt Nam), Cửu Chân (từ Vân Nam xuống tới Thanh Hóa), Nhật Nam (Nghệ An), Châu Nhai (Đảo Hải Nam), Đam Nhĩ (nay là Đam Châu thuộc đảo Hải Nam). Trị sở Giao Chỉ bộ do viên Thứ Sử đứng đầu đóng ở Thương Ngô (Quảng Tây bây giờ).

    Mỗi quận cử 1 viên quan Thái Thú người Hán cai trị, các huyện vẫn do các Lạc tướng được triều Hán sắc phong là Huyện lệnh có ấn đồng giải xanh (thắt lưng xanh) trực tiếp cai trị như trước. Thực tế này, một lần nữa khẳng định Trung nguyên, vùng Nam Trung Quốc (Hoa Nam) kể cả đảo Hải Nam, Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa là của Bách Việt. Quận Nam Hải thời đó là phần đất thuộc tỉnh Quảng Đông bây giờ nên sách sử Trung Quốc viết biển Nam Hải tức là biển Quảng Đông. Nam Hải hay Trướng Hải là vùng biển Hoa Nam cách huyện Hải Phong tỉnh Quảng Đông 50 dặm.

    Bộ “Tân Từ Điển Thực Dụng Hán Anh” xuất bản tại Hồng Kông năm 1971 viết: “Nam Hải là vùng biển kéo dài từ eo biển Đài Loan đến Quảng Đông”. Nhà bác học Lê Quý Đôn trong sách ‘Vân Đài Loại Ngữ’ viết: “Quảng Đông ngày xưa thời quốc gia Nam Việt là Phiên Ngung, còn gọi là Dương Thành, Dương Châu, Dương Thủy, Long Uyên, Long Biên, Quảng Châu Loan ”… Các nhà hàng hải Tây phương không hiểu rõ vấn đề chủ quyền biển Đông nên thường gọi là biển Nam Trung Hoa vì vậy, một số bản đồ ghi là biển Nam Trung Hoa để tiện việc đi biển chứ không hề xác nhận đó là biển Nam Trung Hoa. “Từ Nguyên Cải Biên Bản” xuất bản năm 1951 và 1984 ghi rõ là người ngoại quốc gọi Nam Hải là biển Nam Trung Quốc (Nam Trung Quốc hải).

    Sử sách chép rằng sau khi chiếm được Nam Việt rồi thì Lộ Bác Đức phải nhờ Giám Cư Ông là người Việt ở Quế Lâm chiêu dụ Âu Lạc về thuộc Nam Việt. Sở dĩ Hán Vũ Đế không dám xua quân xuống Tây Âu, Âu Lạc vì Lưu An tác giả “Hoài Nam Tử” đã nhắc lại kinh nghiệm thất bại năm xưa của đại quân Tần. Vì thế Lộ Bác Đức đóng quân ở Hợp Phố rồi nhờ Giám Cư Ông đi điều đình chiêu dụ 2 viên Điển Sứ ở Âu Lạc. Theo Giao Châu Ngoại Vực Ký thì 2 viên Điển sứ của Triệu Đà ở Âu Lạc đến dâng nộp sổ bộ hộ khẩu 2 quận, 100 con trâu và 1000 vò rượu rồi giao cho 2 viên Điển sứ cai trị như xưa.

    Như vậy, ngay từ thời Triệu Vũ Đế thì Âu Lạc vẫn tự trị. Khi quân Hán đánh chiếm Nam Việt, quân dân Nam Việt một số chạy ra đảo Hải Nam cùng với cư dân Lạc Lê ở địa phương tiếp tục chiến đấu nên năm 81TDL, Hán triều phải bỏ Đam Nhĩ và đến năm 46TDL, quân Hán lại phải bỏ Châu Nhai vì bị thiệt hại nặng nề. Trước tình hình đó, năm 32, Hán triều phải bãi chức Thái Thú Cửu Chân của Nhâm Diên và năm 34, Quang Vũ lại triệu hồi Tích Quang về kinh. Như vậy, cả đảo Hải Nam chứ đừng nói tới Hoàng Sa và Trường Sa vẫn thuộc Việt Nam ngay ngay từ thời Hán. Đây là chứng cớ hùng hồn về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt tộc.

    Thời kỳ Triệu Vũ Đế và quốc gia Nam Việt là thời vàng son huy hoàng chói lọi của Việt Tộc kể từ khi Kinh Dương Vương mở nước. Tuy chỉ được một thế kỷ nhưng mở ra một thời đại mới: Thời đại độc lập tự chủ rạng rỡ nhất của Việt Tộc. Triệu Vũ Đế quả là một thiên tài lịch sử, bậc anh hùng khai quốc, vị Hoàng đế đầu tiên của Việt Tộc hiên ngang  cùng với Hán Cao Tổ bên Tàu. Triệu Vũ Đế chính là niềm tự hào của Việt Tộc. Chính vì vậy, trong “Bình Ngô Đại Cáo” đại thi hào Nguyễn Trãi đã trân trọng Triệu Vũ Đế và quốc gia Nam Việt như một bản anh hùng ca, tuyên ngôn độc lập của Việt Tộc:

“Việc Nhân Nghĩa cốt để yên dân,                                                        Quân điếu phạt trước lo trừ bạo…”

Chỉ nước Đại Việt ta từ trước,

Mới có nền Văn hiến ngàn năm ..

Sơn hà cương vực đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên

Mỗi bên hùng cứ một phương

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có…”

    Đại Việt Sử Ký chép “Triệu Vũ Đế ở ngôi 71 năm. Hưởng thọ 121 tuổi. Họ Triệu nhân lúc Tần suy loạn, giết hết những trưởng lại triều Tần, chiếm lấy đất Lĩnh Nam, xưng đế đối chọi với Hán triều, hưởng nước truyền ngôi được một trăm năm rồi về sau mới mất, là một vị Vua anh hùng”.

    Sử Thần Lê Văn Hưu viết: “Triệu Vũ Đế khai mở nước Việt ta mà tự làm Hoàng Đế để chống chọi lại triều Hán nhưng trong thư thì xưng là Man Di Đại trưởng Lão phu, là người khởi đầu dựng lên cơ nghiệp Đế vương ở nước Việt ta, công ấy quả là lớn lao. Những vị Vua nước Việt về sau có thể bắt chước theo Triệu Vũ Đế, giữ vững phong cương, thiết lập quân quốc, giao thiệp với lân bang thì có đạo, lấy Nhân mà giữ ngôi vua và bảo vệ lãnh thổ được lâu dài, người Trung Quốc phương Bắc không thể lại gây chuyện hung bạo bất hòa gì được”.

    Sử Thần Ngô Sĩ Liên đã nhận định về Tài đức của Triệu Vũ Đế trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư như sau: “Lời truyện xưa nói, có đức lớn tất nhiên được ngôi vị, tất nhiên được danh dự, tất nhiên được tuổi thọ. Nhà Vua tu dưỡng thế nào mà được thế vậy? Cũng chỉ do tu đức mà thôi… Chỉ nghe qua lời nhà Vua đối đáp với Lục Giả đã chứng tỏ uy thế anh hùng dũng vũ của nhà Vua há nhường gì Hán cao đế? Mãi đến khi nghe Hán văn Đế đã vì nhà Vua đặt ra chức thủ ấp trơng coi tu chỉnh mộ phần của cha mẹ: hàng năm cúng tế bốn mùa và ban thưởng trọng hậu các anh em, nhà Vua mới chịu khuất theo triều Hán. Do đó Tông miếu thì cúng tế, con cháu thì bảo vệ, chẳng phải vì đức hay sao? Kinh Dịch có câu: “Khiêm tốn nhi quang, ty nhi bất khả dũ” nghĩa là khiêm nhường cao thì rạng tỡ, tự hạ thấp mình thì không ai có thể vượt qua. Nhà Vua thì theo lẽ ấy vậy”.

    Lê Tung, Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu, Thiếu Bảo Lễ Bộ Thượng Thư Đông Các Đại Học sĩ kiêm Quốc Tử Giám Tế Tửu, Tri Kinh Diên Sự Đơn Thư Bá Trụ Quốc trong “Việt Giám Thông Khảo Tổng Luận” đã ca tụng công đức của Triệu Vũ Đế như sau:

“Triệu Vũ Đế thừa cơ nước Tần loạn lạc gồm thâu vùng Lĩnh Biển (Lĩnh Nam) đóng đô ở Phiên Ngung, cùng với Hán cao Tổ mỗi người làm Vua một cõi. Ngài có lòng nhân đạo thương dân, có trí giữ nước, Võ công kinh khiếp Tàm Tùng[7], văn giáo chấn động Tượng Quận[8] Lấy thi thư kết chặt lòng người, dạy dân cày cấy, nước giàu binh mạnh. Đến việc sai sứ, lời lẽ rất khiêm tốn, Nam Bắc giao hòa, thiên hạ vô sự, hưởng lộc nước được hơn trăm năm. Thật là một vị chân chúa anh hùng tài lược…”. [9]

    Dân gian Việt nam vẫn truyền tụng những câu chuyện cổ về thành Phiên Ngung, cố đô của Nam Việt thuở xa xưa. Địa danh gắn bó với cư dân bản địa dù có trải qua bao thăng trầm biến đổi từ đời này đến đời kia, nhưng địa danh vẫn còn đó như một truyền kỳ lịch sử hiện thực. Thật vậy, Ngô Thì Nhậm đi sứ sang Tàu, đứng trên phần đất của cố đô Phiên Ngung xa xưa mà tưởng như vẫn còn đó, ở đâu đây… “Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo, thành cũ lâu đài bóng tịch dương” [10] che phủ bởi lớp sương khói của thời gian nhưng vẫn in dấu trong tâm khảm của con dân đất Việt. Ngô Thì Nhậm đã cảm khái: “Tìm chỗ Uý Đà hùng cứ cũ … Mờ mờ khói toả núi xa in!”.

    Hồn dân tộc sống dậy trong ông cũng như trong biết bao người Việt yêu nước:

Chẳng cần cỏ rẽ thấy phân mao[11]

Nam Bắc biên cương đã vạch rồi …

Núi hợp Vân Kiều muôn ngọn xuống,

Nước theo Bác Lãng một dòng xuôi…

Huyền vi mạch đất âu bày sẵn,

Sâu thẳm cơ trời há vậy thôi…

Định phận sách Trời muôn thuở trước,

Dư đồ lần nữa mở ra coi!

    Nhân dân Việt tôn vinh Triệu Vũ Đế là Công Thụy nghĩa là được mọi người công nhận qua nhiều thế hệ mãi cho đến ngày nay. Vua Lê Đại Hành đã cho sử quan viết lại Ngọc phả nhà Triệu và Nam Việt Hùng Vương Ngọc Phả Vĩnh Truyền đã được biên soạn xong ngày 25 tháng giêng niên hiệu Thiên Phúc là năm đầu của vua Lê Đại Hành.[12] vua Nhà Trần trân trọng người anh hùng dân tộc Triệu Đà là “Khai Thiên Thể Đạo Thánh Vũ Thần Triết Hoàng Đế”. 

    Thời đại Triệu Vũ Đế và quốc gia Nam Việt chính là niềm tự hào của Việt Tộc xuyên suốt dòng lịch sử. Tên tuổi Triệu Vũ Đế, vị Hoàng Đế khai quốc cùng với Thừa tướng Lữ Gia, tấm gương sáng của bậc trung thần ái quốc sống mãi trong lòng dân tộc.


[1]. Nguyễn Hiến Lê : sử TQ tập I tr. 119,120.

[2]. Nguyễn Hiến Lê : sử TQ tập I tr. 119,120.

[3]. Đi xe mui vàng (ngự hoàng ốc) là xe của bậc Thiên Tử mui lợp lụa vàng.

151. Cờ tả đạo: Cờ gắn đuôi con ly ngưu ở đầu gù. Cờ này cắm ở bên trái trục bánh xe cho nên gọi là cờ tả đạo.

152. Yết giả: là chức quan giữ việc ngoại giao lo giao thiệp ứng đối với nước ngoài. Chức này được đặt ra từ đời Tần.

153. VNSL của Trần Trọng Kim dẫn Sử Hán chép nên phải xét lại để phục hồi sự thật lịch sử.

154. Tàm Tùng: Vua nước Thục họ Tàm Tùng ( Họ chuyên nghề dệt). Tượng quận: phân đất nằm ở giữa Quý Châu, Quảng Đông và Quảng Tây.

155. Phân mao cỏ rẽ: Tương truyền ở chỗ phân ranh giữa Hán Tộc và Việt Tộc gọi là vùng địa giới Hành sơn tỉnh Hồ Nam ở núi Phân Mao có sẵn ranh giới thiên nhiên, ở nơi đó cỏ mọc phân rẽ làm 2 hướng Bắc Nam. Thực tế này được ghi chép rõ ràng trong kinh lễ, thiên Vương Chế “Địa giới Trung nguyên ở phía Nam không quá hành Sơn tại nơi này có biển đề rõ Phân Mao lĩnh”. Học sĩ Ngô Thì Nhậm thế kỷ 18, nhân chuyến đi sứ qua núi Phân Mao đã đề thơ : “Thiên hạn Nam Bắc ế tự cổ” (trời chia Nam Bắc vốn từ xưa). Cũng chính ở nơi này, phía Nam Hồ Động Đình còn lưu một địa danh gọi là đền hay miếu thờ VUA BÀ Động Phủ, nơi thờ Trưng Trắc còn gọi là MIẾU BÀ TRẮC hay MIẾU VUA BÀ.

156. Bùi Văn Nguyên : VN và cội nguồn trăm họ sđd tr 110. Ngay từ thời nhà Lý, năm 1054 vua Lý đã chọn quốc hiệu là ĐẠI VIỆT nhưng trong chiếu nhường ngôi của Lý Chiêu Hoàng cho Trần Cảnh vẫn nhắc tới quốc gia NAM VIỆT xa xưa. Chiếu nhường ngôi viết: “ Nước Nam Việt ta từ lâu đã có các đế vương trị vì ..”. Tên nước Nam Việt vẫn còn bảo lưu đến đời nhà Nguyễn. Trong quốc thư của vua Gia Long gửi cho vua Thanh viết: “Mấy đời trước mở đất Viêm Giao càng ngày càng rộng gồm cả nước Việt Thường và nước Chân Lạp đặt quốc hiệu là Nam Việt, truyền nối hơn 200 năm. Nay tôi lấy hết cõi Nam, có toàn cõi đất Việt, nên theo hiệu cũ để chính quốc danh …”. Thế nhưng triều Thanh sợ đặt lại vấn đề lãnh thổ gồm đất Việt của Văn Lang xưa nên chỉ chấp nhận đổi là Việt Nam. Vô hình trung, Thanh triều lại lấy tên Việt Nam là tên có từ lâu mà Nguyễn Trãi trong “Dư Địa Chí” (1428-1430) đã chép rõ là “Trong sách chương của Thiên Vương có gọi Việt Nam, Nam Việt, Giao Chỉ, An Nam, Nam Bình .. ngày nay cũng xưng là Việt Nam” và “Vua Đế Minh trao cho Kinh Dương Vương làm Việt Nam vương…”. Vua đầu tiên là Kinh Dương Vương sinh ra có đức của bậc thánh nhân, được phong sang Việt Nam làm tổ Bách Việt. Tiến sĩ Hồ Tông Thốc khi soạn bộ Thế Chí dưới triều vua Trần Nghệ Tông (1370-1372) đặt tên là “Việt Nam Thế Chí”.

158. Phân mao cỏ rẽ: Tương truyền ở chỗ phân ranh giữa Hán Tộc và Việt Tộc gọi là vùng địa giới Hành sơn tỉnh Hồ Nam ở núi Phân Mao có sẵn ranh giới thiên nhiên, ở nơi đó cỏ mọc phân rẽ làm 2 hướng Bắc Nam. Thực tế này được ghi chép rõ ràng trong kinh lễ, thiên Vương Chế “Địa giới Trung  nguyên ở phía Nam không quá hành Sơn tại nơi này có biển đề rõ Phân Mao lĩnh”. Học sĩ Ngô Thì Nhậm thế kỷ 18, nhân chuyến đi sứ qua núi Phân Mao đã đề thơ : “Thiên hạn Nam Bắc ế tự cổ” (trời chia Nam Bắc vốn từ xưa). Cũng chính ở nơi này, phía Nam Hồ Động Đình còn lưu một địa danh gọi là đền hay miếu thờ VUA BÀ Động Phủ, nơi thờ Trưng Trắc còn gọi là MIẾU BÀ TRẮC hay MIẾU VUA BÀ.

159. Bùi Văn Nguyên : VN và cội nguồn trăm họ sđd tr 110. Ngay từ thời nhà Lý, năm 1054 vua Lý đã chọn quốc hiệu là ĐẠI VIỆT nhưng trong chiếu nhường ngôi của Lý Chiêu Hoàng cho Trần Cảnh vẫn nhắc tới quốc gia NAM VIỆT xa xưa. Chiếu nhường ngôi viết: “ Nước Nam Việt ta từ lâu đã có các đế vương trị vì ..”. Tên nước Nam Việt vẫn còn bảo lưu đến đời nhà Nguyễn. Trong quốc thư của vua Gia Long gửi cho vua Thanh viết: “Mấy đời trước mở đất Viêm Giao càng ngày càng rộng gồm cả nước Việt Thường và nước Chân Lạp đặt quốc hiệu là Nam Việt, truyền nối hơn 200 năm. Nay tôi lấy hết cõi Nam, có toàn cõi đất Việt, nên theo hiệu cũ để chính quốc danh …”. Thế nhưng triều Thanh sợ đặt lại vấn đề lãnh thổ gồm đất Việt của Văn Lang xưa nên chỉ chấp nhận đổi là Việt Nam. Vô hình trung, Thanh triều lại lấy tên Việt Nam là tên có từ lâu mà Nguyễn Trãi trong “Dư Địa Chí” (1428-1430) đã chép rõ là “Trong sách chương của Thiên Vương có gọi Việt Nam, Nam Việt, Giao Chỉ, An Nam, Nam Bình .. ngày nay cũng xưng là Việt Nam” và “Vua Đế Minh trao cho Kinh Dương Vương làm Việt Nam vương…”. Vua đầu tiên là Kinh Dương Vương sinh ra có đức của bậc thánh nhân, được phong sang Việt Nam làm tổ Bách Việt. Tiến sĩ Hồ Tông Thốc khi soạn bộ Thế Chí dưới triều vua Trần Nghệ Tông (1370-1372) đặt tên là “Việt Nam Thế Chí”.