TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT

TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT

    TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT

Nhân loại đã bước vào thiên niên kỷ thứ ba với những tiến bộ vượt bực trong nhiều lĩnh vực, nhất là khoa Di truyền học với “Phân tích chủng loại di truyền DNA” đã giải đáp thỏa đáng rất nhiều vấn nan khúc mắc từ bao đời nay. Đặc biệt, khoa Đại Dương Học và Di Truyền Học đã giúp người Việt Nam chúng ta tìm lại cội nguồn phát tích dân tộc một cách đầy đủ nhất, khoa học nhất và thuyết phục nhất.

    Sự tiến bộ vượt bậc của khoa học với phương pháp định tuổi bởi C14 đã giúp các nhà khảo cổ xác định niên đại của di vật cổ đóng góp cho sự tìm hiểu về nền văn minh của một dân tộc cũng như lịch sử tiến hóa của một chủng tộc. Công trình nghiên cứu của các học giả thời danh như W.G. Solheim, Joseph Needham, Stephen Oppenheimer và đặc biệt là khoa Di Truyền Học và Kỹ Thuật Sinh Học hiện đại đã khám phá được bộ “Genome Mã di truyền người”, từ đó truy căn ra nguồn gốc của một dân tộc, cũng như lộ trình thiên di của nhân loại.

    Theo kết quả của ngành phân tử di truyền thì cách ngày nay khoảng từ 50-70 ngàn năm, người Tiền sử từ châu Phi theo bờ biển Nam Á tới định cư ở lưu vực sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam, Quảng Tây và Quảng Đông.[1] Trải qua một thời gian lâu dài người tiền sử từ châu Phi đã tiến hóa để trở thành người khôn ngoan Homo Sapiens. Điều kiện thổ nhưỡng nơi sinh tụ mới cùng với thời gian tiến hóa lâu dài hàng chục ngàn năm, màu da và hình thái của họ dần biến đổi từ người Tiền sử => người đứng thẳng homo erectus => Homo habilis => Homo sapiens sapiens cuối cùng trở thành người Hoabinhoid mà chúng tôi gọi là người Tiền Việt (Protoviets).

    Những người khôn ngoan từ Châu Phi tới định cư ở môi trường mới, họ bắt đầu thuần hóa các cây quả và thú vật, kết hợp đời sống đánh cá với hái lượm trong rừng, trồng các loại cây như cây đậu ở gần nơi cư trú trong hang động. Giới khảo cổ đã tìm được bộ xương người Hòa Bình Hoabinhoid có niên đại khảo cổ 68.000 năm ở Lưu Giang Quảng Tây.

    Mỗi lần biển tiến người Hòa Bình=Tiền Việt phải di cư lên miền cao tới tận cao nguyên Malaya rồi khi nước biển rút dần thì người tiền Việt lại di chuyển xuống định cư ở vùng đồng bằng lưu vực các con sông lớn. Những người Việt cổ này thành lập các nền văn hóa Hòa Bình, Sơn Đông, Hà Mẫu Độ, Lĩnh Nam, Bán Pha Giả Hồ, Lão Ngư Pha, Bắc Sơn Giang Nam, Lương Chử…  của các quốc gia Bách Việt Malayoviets (Bai Yue) trên khắp lãnh thổ Trung Quốc.[2]

    Ngày nay, nền văn minh Hòa Bình được xem là cổ nhất của nhân loại và cư dân Hòa Bình Hoabinhoid tức người Tiền Việt => Người Việt cổ (Protoviets=>Ancient Vietnamese). Khoa Cổ nhân học nghiên cứu gần 100 sọ cổ đã tìm thấy từ trước đến nay ở Việt Nam chứng minh người cổ đã sinh sống ở lưu vực sông Hồng từ rất lâu. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều dụng cụ bằng đá đẽo thô sơ để cắt, nạo, chặt, dùi ở núi Đọ Thanh Hoá cùng với xương và răng người cổ thuộc thời kỳ đồ đá cũ ở Yên Bái, Ninh Bình, Quảng Bình. Sang thời đại đá mới, cư dân đã biết canh tác và chăn nuôi gia súc và cư trú trong những ngôi nhà bằng tre, gỗ chứ không còn ở trong hang đá nữa.[3]

    Kết quả của khoa Tiền sử học nghiên cứu chỉ số sọ của người cổ đến khoa Nhân chủng học phân tử của Di truyền học cùng với công trình nghiên cứu văn hóa khảo cổ xác định nơi thuần hóa lúa nước đầu tiên ở lưu vực sông Hồng, sông Việt (Việt Giang), sông Dương Tử của nền văn hóa Hòa Bình. Đặc biệt, công trình nghiên cứu nạn biển tiến của khoa Đại Dương học cũng như thuyết Greenberg về tiếng vọng của ngôn ngữ nguyên thủy đã cho chúng ta thấy rõ lộ trình thiên cư của người cổ Đông Nam Á (Protoviets) chính là tiến trình lịch sử của Đại tộc Bách Việt như sau:

LỘ TRÌNH THIÊN CƯ CỦA NGƯỜI TIỀN VIỆT (HOABINHIAN  PROTOVIETS)

     Người Tiền sử từ Phi Châu đến định cư ở Hòa Bình vùng Đông Nam Á trải qua một thời gian tiến hóa trở thành người khôn ngoan Homo Sapiens sapiens rồi trở thành người Hòa Bình mà chúng tôi gọi là người Tiền Việt. Những người Tiền Việt khởi nguyên từ vùng Đông Nam Á, giữa lưu vực 3 con sông là sông Dương Tử, sông Hồng và sông Cửu Long nhưng tập trung chính ở vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã và sông Việt ở Quảng Tây,[4]đã thành hình nền văn hóa Hòa Bình cho đến ngày nay được xem là cổ nhất của nhân loại. Kết quả Di truyền học đã xác định lộ trình thiên cư của Halogroup O-M175 tập trung nhiều nhất ở vùng Bắc Thái Lan, Bắc Việt Nam và phía Nam sông Dương Tử.

    Theo khoa Đại dương học thì trong lịch sử nhân loại đã xảy ra 20 lần biển tiến, mỗi lần nước biển dâng lên thì cư dân Hòa Bình phải tiến lên vùng cao nguyên Malaya và cao nguyên Thái Sơn. Khi nước biển rút thì những người Việt cổ lại di chuyển xuống vùng đồng bằng lưu vực các con sông lớn Dương Tử, Hoàng Hà, Cửu Long và sông Hồng để thành hình các nền văn hóa cổ đại.

    Lịch sử cứ tái diễn như vậy mỗi lần biển tiến nên theo dấu khoa Văn hóa khảo cổ, cho đến ngày nay chúng ta ghi nhận nền văn hóa Hòa Bình, nền văn hóa Long Sơn ở bán đảo Sơn Đông, nền văn hóa Bắc Sơn Giang Nam, nền văn hóa SaKai ở Thái Lan, nền văn hóa Bán Pha Giả Hồ, nền văn hóa Hà Mẫu Độ, nền văn hóa Lão Ngưu Pha, nền văn hóa Đại Văn Khẩu, nền văn hóa Long Sơn-Ngưỡng Thiều, nền văn hóa Lương Chử, nền văn hóa Tam Tinh Đôi Ba Thục, nền văn hóa Óc Eo, nền văn hóa Phùng Nguyên, nền văn hóa Nguyên Mưu Vân Nam, nền văn hóa Đông Sơn và nền văn hóa Sa Huỳnh …

    Chính những kết quả của các công trình khảo cổ cùng với kết quả của những công trình khoa học về di truyền và đặc biệt, khoa Đại dương học với nạn biển tiến đã giải đáp biết bao nghi vấn tự ngàn xưa. Thật vậy, trước khi chúng ta biết về nạn biển tiến thì tri thức nhân loại còn hạn chế với những hiểu biết mù mờ về trái đất nơi chúng ta đang sinh sống. Bây giờ, chúng ta mới hiểu rõ tại sao trong kho tàng cổ tích dân gian của chúng ta có truyện Sơn Tinh Thủy Tinh và nhân loại mới hiểu rõ về sự tích có thật của nạn Đại Hồng Thủy trong Thánh Kinh. Việc tìm thấy Kim Tự Tháp Yonaguni trên thềm lục địa Nanhailand và thềm lục địa Sundaland chìm dưới lòng đại dương cũng đã giải đáp phần nào về huyền tích lục địa Atlantic biến mất của thời cổ đại xa xưa.

    Trước khi xảy ra các đợt biển tiến, mực nước biển thấp nên Đông Nam Á lục địa lúc đó còn nối liền với Đông Nam Á hải đảo, đồng bằng châu thổ sông Hồng trải dài tới tận phía Đông đảo Hải Nam và miền Nam Việt Nam hiện nay được gọi là Nanhailand và Cam Bốt còn nối liền với Borneo, Sumatra, Java, Borneo, Bali và vịnh Thái Lan còn là đồng bằng mênh mông gọi là Sundaland. Trong thời kỳ băng hà Pleistocene cách đây từ 20.000 đến 18.000 năm, thềm Sunda còn ở trên mặt nước biển, họ thường xuyên liên lạc với cư dân khác ở Đông Nam Á hải đảọ để sinh tồn tiến hóa.

    Lần biển tiến gầy đây, cách ngày nay khoảng 14 ngàn năm mực nước biển dần dần dâng lên cao khoảng 80m suốt 300 năm đã nhận chìm gần hết thềm lục địa Sundaland. Kế tiếp là nạn biển tiến cách nay 11.500 năm và lần biển tiến sau cùng cách ngày nay khoảng 8.000 năm lại xảy ra hiện tượng biển tiến, mực nước biển dâng lên tới đỉnh Việt Trì, tràn ngập vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cửu Long khiến cư dân Hoabinhian tức Proto-Viets (Tiền Việt) ở lục địa Nanhailand lưu vực sông Hồng và Sundaland lưu vực sông Cửu Long một lần nữa phải rời bỏ địa bàn cư trú đi lên vùng cao.

    Khoa Đại Dương học và Khảo Cổ học đã chứng minh rằng người cổ Hoà Bình Hoabinhian do nạn biển tiến gần đây nhất cách ngày nay khoảng 8.000 năm đã tiến lên vùng núi cao Hòa Bình, Bắc Sơn và ngược lên hướng Tây Bắc và Đông Bắc vùng Ngũ Lĩnh. Khi mực nước biển dần dần dâng lên cao, cư dân khắp các nơi lần lượt dồn về vùng cao nên đã hình thành nền văn hóa Hòa Bình, một nền văn hóa cổ đại tinh hoa của nhân loại.[5]

    Mực nước dâng cao dần khiến cư dân Proto-Viets (Hoabinhian) ở lưu vực 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Cửu Long phải thiên cư mang theo 25 đặc trưng của văn hoá Hoà Bình đi lên hướng Tây Bắc, miền cao Vân Nam Quý Châu rồi tới cao nguyên Malaya giữa 2 dãy núi Hi Mã Lạp sơn và Côn Luân. Khoa Khảo tiền sử cũng cho biết một nhánh khác tiến theo hướng Đông Bắc lên định cư ở Phúc Kiến, Triết Giang tiến lên cao nguyên Thái Sơn ở bán đảo Sơn Đông Trung Quốc bây giờ. 


[1]. Stephen Oppeinheimer cho rằng người Tiền Sử định cư ở Đông Nam Á cách đây 85 ngàn năm.

[2] Trước đây, các nhà nhân chủng gọi là nguyên Mongoloid (Proto-Mongoloid) không được chính xác.

[3] Sách sử cổ Trung Quốc chép rằng mãi tới đời Chu, vua Chu còn sống trong hang trong khi người Việt cổ đã biết làm nhà để cư trú. Điều này chứng tỏ rằng người Việt cổ đã văn minh hơn người Trung Quốc hàng ngàn năm.

[4] Tên cũ của sông là Việt Giang sau Trung Quốc đổi tên là Tây Giang gồm 2 nhánh Tả Giang và Hữu Giang nhằm xóa mờ dấu tích Việt cổ.

[5] Năm 1923, Học giả Madeleine Colani đã tìm thấy 2 chữ sĩ và thượng của nền văn hóa Hòa Bình có niên đại cách ngày nay 8 ngàn năm.

TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT (Bài 3)

    Cách đây 5.500 năm, khi mực nước biển rút dần thì cư dân Malaysian (Hoabinhian=Proto-Viets) này lại từ vùng cao nguyên Malaya khô cằn, khí hậu lục địa lạnh không thích hợp cho điều kiện sinh sống đã di chuyển dần xuống phương Nam định cư ở vùng đồng bằng lưu vực sông Hoàng Hà Dương Tử… Người Việt cổ đã xây Kim Tự Tháp Yonaguni ở phía Bắc Đài Loan, đến khi biển tiến, mực nước biển dâng lên Kim tự tháp Yonaguni chìm sâu dưới đáy biển Yonaguni (thuộc quần đảo Okinawa, Nhật – gần Đài Loan) mà nhân loại mới tìm thấy gần đây. Theo kết quả đo chỉ số sọ của khoa Khảo Tiền Sử gọi chủng người này là Indonesian mà chúng tôi gọi là Malaysian cho chính xác vì họ từ cao nguyên Malaya đã chia ra làm 3 đợt lần lượt di chuyển xuống vùng đồng bằng:

Chữ viết nguyên thủy của người Việt cổ ở Đại Văn Khẩu tiền thân của lối chữ Giáp cốt đời Thương.

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/2/22/Dawenkou_Gui_Dazhucun.jpg

Gốm đen Long Sơn và chữ viết của cư dân Long Sơn (Nguồn Tạ Đức)

I. MALAYSIAN THIÊN CƯ XUỐNG BA THỤC => BÁCH VIỆT (MALAYOVIETS)

     Theo khoa Đại Dương học thì lần biển tiến gần đây nhất cách ngày nay 8 ngàn năm và nước biển bắt đầu rút cách ngày nay khoảng 6 ngàn năm – 5.500 năm, khi nước biển rút dần thì một nhánh Indonesian mà chúng tôi gọi là Hoabinhian Protoviets = > Ancient Vietnamese (Malaysian) tiến dọc theo triền sông Dương Tử xuống vùng đất đỏ Xích Quy ở Ba Thục Tứ Xuyên. Các nhà Tiền Sử học đã đo chỉ số sọ của họ và vẽ được lộ trình di chuyển của Hoabinhian => Protoviets => Ancient Vietnamese (Malaysian) => Malayo-Viets (Bách Việt = Bai-Yue) này. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với niên đại trong cổ sử Trung Quốc ghi rằng họ Thần Nông làm vua từ năm 3.220 TDL đến năm 3.080 TDL. Công trình Khảo cổ tìm thấy những di chỉ của nền văn hóa Lão Ngưu Pha của cư dân Việt ở bờ Nam sông Vị và di chỉ văn hóa Diêm La Thôn của cư dân Lạc (Việt)  sống ở bờ Nam sông Lạc vùng Tam Giang Bắc, hợp lưu của các con sông Vị, sông Lạc (bộ Chuy) và sông Hoàng Hà đã phục hồi sự thật lịch sử về sự hiện diện của dòng Thần Nông phương Bắc mà kết quả của khoa Tiền sử học đã công bố.

     Truyền kỳ dân gian về thuở khai thiên lập địa có ông Bàn Cổ tạo dựng trời đất, kế tiếp là thời lịch sử cổ đại với sự tiến hóa từ người Tiền Sử tới người khôn ngoan. Thời kỳ này nhân loại đã phát minh ra lửa để nướng chín thứ ăn đưa loài người nguyên thủy ra khỏi thời kỳ mông muội hoang dã, ăn lông ở lỗ thuở ban sơ. Đến thời Phục Hy mà cổ sử gọi là Phục Hy Thị (tộc), họ Thái Hạo thờ Rồng truyền 15 đời dài 1260 năm từ 4.480 năm đến 3.220 năm TDL. Phục Hy dạy dân săn thú, đánh bắt cá bằng lưới, dùng bếp lửa để nấu chín thức ăn nên Phục Hy còn được gọi là Bào Hy. Theo truyền thuyết Trung Hoa, ông sinh ra tại Thành Kỷ nay là Thiên ThủyCam Túc) sau tới đóng đô tại đất Trần Uyển Khâu, nay là Hoài DươngHà Nam của thủ ĩnh Hữu Hùng Thị là Đế Hoàng sau này.

Phục Hy dạy dân cày bừa, nuôi gia súc, dùng lưới đánh cá, nấu ăn và săn bắn bằng vũ khí sắt. Ông cùng Nữ Oa là hình tượng thể chế hóa hôn nhân và thực hiện buổi tế trời đầu tiên. Truyền thuyết ghi chép cho rằng Nữ Oa là vị thần sáng thế, bà vừa là em vừa là vợ của Phục Hy, đứng đầu Tam Hoàng Ngũ Đế. Nữ Oa còn là vị thần chính trong Vu Thần giáo.

Tranh cổ dân gian cũng như một di chỉ khảo cổ đào được mang hình tượngNữ Oa tay cầm compa tượng trưng cho “Quy” và Phục Hy tay cầm Ê ke biểu tượng cho “Củ” nên sự phối hợp giữa Nữ Oa và Phục Hy tượng trưng cho hôn phối nam nữ như quy củ, vuông tròn của một xã hội ổn định chấm dứt tục quần hôn “Mẫu Hệ” của thuở ban sơ.

         

Tranh cổ Dân gian Phục Hy và Nữ Oa thân mình cuốn lấy nhau Hình vẽ Nữ Oa và Phục Hy đầu người mình rắn đào được ở Tân Cương. Trong đó Nữ Oa cầm com-pa “quy”, Phục Hy cầm ê-ke “củ”.

     Theo truyền thuyết, ông còn là người đã sáng tạo ra cấu trúc Bát quái từ các dấu trên lưng một con Long mã (có sách viết là một con rùa) nổi tên từ dưới sông Lạc Hà, một sông nhánh của Hoàng Hà. Từ cách sắp xếp Bát quái này đã sáng tạo ra Kinh Dịch  còn gọi là Việt Dịch là dịch lý âm dương, tiết điệu căn cơ của vũ trụ muôn loài muôn vật, là quy luật thường hằng bất biến.

     Theo truyền thuyết thì Đế Viêm Thần Nông họ Khương, làm vua thay Phục Hy xưng là Thần Nông. Sách sử gọi là Đế Viêm vì Thần Nông lấy đức hỏa để làm vua. Theo Từ Nguyên Tự Điển của Trung Hoa thì Thần Nông là người đầu tiên phát minh ra lưỡi cày, chuôi cày. Thần Nông dạy cho dân cách làm ruộng khai mở nghề nông, dạy dân lập chợ trao đổi hàng hóa thực phẩm. Thần Nông cũng là người đầu tiên vào rừng hái các lá cây, nếm các thứ cây cỏ tìm vị thuốc trị bệnh cho dân nên Thần Nông được dân gian tôn thờ là ông Tổ của nghề nông, nghề thuốc và thương nghiệp. Họ Thần Nông truyền được 8 đời từ 3.220 đến 2700 năm, tổng cộng 520 năm TDL.

     Sách cổ Trung Hoa chép Đế Viêm Thần Nông lập nước ở phương Nam, đóng đô ở Trần về sau dời đô về Khúc Phụ nước Lỗ sau này. Các nguồn sử sách cổ đối chiếu với truyền kỳ dân gian cho biết Quân Trưởng Thần Nông lãnh đạo Bách Việt Malayoviets từ nôi sinh tụ vùng cao nguyên Malaya về đồng bằng Đông Nam để định cư khai khẩn đất đai. Theo cổ sử thì địa bàn định cư đầu tiên ở nước Trần sau này mà địa giới bao gồm các tỉnh An Huy, Giang Tô và vùng phía Bắc sông Hoài. Thời kỳ này lãnh đạo tộc Việt được gọi là Quân Trưởng nên Sử Trung Quốc chép “Người Việt gọi vua là Quân, gọi cha là Bố”. 

    Thần Nông truyền được 8 đời, đến đời Đế Minh là cháu 3 đời của Thần Nông tức đời thứ 5 thì dòng Thần Nông có mặt cả ở miền Bắc Trung Quốc (Hoa Bắc) và miền Nam Trung Quốc (Hoa Nam). Vì thế truyền thuyết khởi nguyên dân tộc mới kể Đế Minh truyền ngôi cho Đế Nghi làm vua phương Bắc, phong Lộc Tục làm vua phương Nam lên ngôi lấy hiệu là Kinh Dương Vương. Sách sử sau viết là vua nhưng trên thực tế lúc đó chỉ là Quân Trưởng thủ lĩnh của vùng châu Kinh và châu Dương mà thôi.

    Truyền kỳ dân gian của người Trung Quốc gốc Việt cổ phổ biến rộng rãi dọc con đường thiên cư của Đế Viêm từ vùng lũng Tây, lòng chảo Dạ Lang xuống Ba Thực và theo triền sông Nguồn xuống tới Hồ Bắc rồi tiến lên miền sông Hoài và núi Thái Sơn Sơn Đông. Dân gian vùng Tứ Xuyên vẫn vẫn còn truyền khẩu câu truyện Thần Nông chết vì nếm phải cỏ độc trên đường đi tìm thuốc trị bệnh cho dân. Soulie de Moraut trong tác phẩm “Lịch sử Trung Hoa” có ghi truyền thuyết Thần Nông sinh và chết ở gần hồ Động Đình. Trương Quang Trực (Kwang Chih Chang) trong tác phẩm Khảo về Cổ Trung Hoa kể chuyện đời Thần Nông có con chim đỏ tha bông lúa chín tai là những con số biểu thị của Viêm Việt.[1] Như vậy, niên đại lịch sử ghi chép trong sách sử cổ về Thần Nông (3220-2700 TDL) phù hợp với truyền thuyết khởi nguyên dân tộc về thời kỳ lập quốc của tộc Việt 2879 TDL. Kết quả của khoa Khảo Tiền sử đo chỉ số sọ cũng xác định cuộc thiên cư từ cao nguyên Malaya xuống phương Nam cách nay khoảng 6 ngàn năm.[2]

     Sách sử cổ Trung Quốc ghi rõ về các nước Bách Việt (Bai-Yuè) ở khắp nơi trên lãnh thổ Trung Quốc bây giờ. Đặc biệt, kết quả khảo cổ ở di chỉ Hà Mẫu Độ cách ngày nay hơn 7 ngàn năm cùng với những kết quả khảo cổ khác của nền văn hóa Hòa Bình đã xác định tộc Việt là cư dân trồng lúa nước đầu tiên trên thế giới.[3] Di chỉ của cộng đồng Bách Việt với nghề trồng lúa nước, và nghề luyện kim đồng đã tìm thấy khắp nơi trên lãnh thổ Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan và vùng Đông Nam Á.


[1]. Kim Định: Nguồn Gốc Văn hóa Việt Nam tr 110 dẫn Archeology of Ancient China của Soulie de Moraut.

[2]. Theo Khoa Khảo Tiền sử thì họ chỉ đo được sọ dưới 6 ngàn năm vì quá 6 ngàn năm thì sọ bị tiêu hủy và Mực nước lên cao nhất cách đây 6 ngàn năm và rút hẳn cách đây 5.500 năm.

49. Giáo sư nhân chủng học tại Đại học Hawai, W. G Solheim II đã công bố công trình nghiên cứu khoa học cho biết hạt lúa Orizasativa đã có ít nhất là 3.500 TDL và cư  dân Hòa Bình có thể đã thuần hóa cây lúa nước từ 15.000 năm trước. Như vậy hạt lúa này đã có trước hạt lúa tìm thấy ở Ấn Độ và Trung Quốc ít ra là mấy ngàn năm. Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy di chỉ lúa cổ cách đây 9.000 năm ở Pengtou gần hồ  Động Đình, phiá Nam sông Dương Tử (Trường Giang) và hơn bốn mươi địa điểm có di tích lúa cổ ở gần cửa biển Nam Trường giang.  

TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ (Bài 4)

     Theo truyền thuyết thì Đế Viêm Thần Nông họ Khương, làm vua thay Phục Hy xưng là Thần Nông. Sách sử gọi là Đế Viêm vì Thần Nông lấy đức hỏa để làm vua. Theo Từ Nguyên Tự Điển của Trung Hoa thì Thần Nông là người đầu tiên phát minh ra lưỡi cày, chuôi cày. Thần Nông dạy cho dân cách làm ruộng khai mở nghề nông, dạy dân lập chợ trao đổi hàng hóa thực phẩm. Thần Nông cũng là người đầu tiên vào rừng hái các lá cây, nếm các thứ cây cỏ tìm vị thuốc trị bệnh cho dân nên Thần Nông được dân gian tôn thờ là ông Tổ của nghề nông, nghề thuốc và thương nghiệp. Họ Thần Nông truyền được 8 đời từ 3.220 đến 2700 năm, tổng cộng 520 năm TDL.

     Sách cổ Trung Hoa chép Đế Viêm Thần Nông lập nước ở phương Nam, đóng đô ở Trần về sau dời đô về Khúc Phụ nước Lỗ sau này. Các nguồn sử sách cổ đối chiếu với truyền kỳ dân gian cho biết Quân Trưởng Thần Nông lãnh đạo Bách Việt Malayoviets từ nôi sinh tụ vùng cao nguyên Malaya về đồng bằng Đông Nam để định cư khai khẩn đất đai. Theo cổ sử thì địa bàn định cư đầu tiên ở nước Trần sau này mà địa giới bao gồm các tỉnh An Huy, Giang Tô và vùng phía Bắc sông Hoài. Thời kỳ này lãnh đạo tộc Việt được gọi là Quân Trưởng nên Sử Trung Quốc chép “Người Việt gọi vua là Quân, gọi cha là Bố”. 

    Thần Nông truyền được 8 đời, đến đời Đế Minh là cháu 3 đời của Thần Nông tức đời thứ 5 thì dòng Thần Nông có mặt cả ở miền Bắc Trung Quốc (Hoa Bắc) và miền Nam Trung Quốc (Hoa Nam). Vì thế truyền thuyết khởi nguyên dân tộc mới kể Đế Minh truyền ngôi cho Đế Nghi làm vua phương Bắc, phong Lộc Tục làm vua phương Nam lên ngôi lấy hiệu là Kinh Dương Vương. Sách sử sau viết là vua nhưng trên thực tế lúc đó chỉ là Quân Trưởng thủ lĩnh của vùng châu Kinh và châu Dương mà thôi.

    Truyền kỳ dân gian của người Trung Quốc gốc Việt cổ phổ biến rộng rãi dọc con đường thiên cư của Đế Viêm từ vùng lũng Tây, lòng chảo Dạ Lang xuống Ba Thực và theo triền sông Nguồn xuống tới Hồ Bắc rồi tiến lên miền sông Hoài và núi Thái Sơn Sơn Đông. Dân gian vùng Tứ Xuyên vẫn vẫn còn truyền khẩu câu truyện Thần Nông chết vì nếm phải cỏ độc trên đường đi tìm thuốc trị bệnh cho dân. Soulie de Moraut trong tác phẩm “Lịch sử Trung Hoa” có ghi truyền thuyết Thần Nông sinh và chết ở gần hồ Động Đình. Trương Quang Trực (Kwang Chih Chang) trong tác phẩm Khảo về Cổ Trung Hoa kể chuyện đời Thần Nông có con chim đỏ tha bông lúa chín tai là những con số biểu thị của Viêm Việt.[1] Như vậy, niên đại lịch sử ghi chép trong sách sử cổ về Thần Nông (3220-2700 TDL) phù hợp với truyền thuyết khởi nguyên dân tộc về thời kỳ lập quốc của tộc Việt 2879 TDL. Kết quả của khoa Khảo Tiền sử đo chỉ số sọ cũng xác định cuộc thiên cư từ cao nguyên Malaya xuống phương Nam cách nay khoảng 6 ngàn năm.[2]

     Sách sử cổ Trung Quốc ghi rõ về các nước Bách Việt (Bai-Yuè) ở khắp nơi trên lãnh thổ Trung Quốc bây giờ. Đặc biệt, kết quả khảo cổ ở di chỉ Hà Mẫu Độ cách ngày nay hơn 7 ngàn năm cùng với những kết quả khảo cổ khác của nền văn hóa Hòa Bình đã xác định tộc Việt là cư dân trồng lúa nước đầu tiên trên thế giới.[3] Di chỉ của cộng đồng Bách Việt với nghề trồng lúa nước, và nghề luyện kim đồng đã tìm thấy khắp nơi trên lãnh thổ Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan và vùng Đông Nam Á.

     Lịch sử tiến hóa và tiến trình lịch sử Việt đã được khoa Đại Dương học xác định qua những lần biển tiến rồi biển lui khiến cư dân Hoabinhian=Protoviets phải thiên cư lên miền cao rồi khi nước rút lại di chuyển xuống vùngđồng bằng lưu vực các con sông lớn Dương Tử, Hoàng Hà, Cửu Long. Lịch sử cứ tái diễn như vậy nhiều lần và mỗi lần người Việt cổ để lại những di chỉ khảo cổ của các nền văn hóa cổ như văn hóa Sơn Đông gồm văn hóa Đại Văn Khẩu, văn hóa Long Sơn…

1- NỀN VĂN HÓA SƠN ĐÔNG:

    Như chúng ta đã biết, cư dân Hoà Bình Hoabinhian Protoviets đã đi lên phiá Bắc tới Vân Nam để tránh nạn biển tiến, một nhánh đi thẳng lên cao nguyên Malaya, trong khi đó một nhánh khác đi dọc theo vùng Chia-Ling-chiang nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên, vượt qua rặng Tần Lĩnh (Ch’in Ling) để vào lưu vực sông Hoài rồi tiến lên bán đảo Sơn Đông. Những người Tiền Việt Hoabinhian Protoviets này được sách sử cổ gọi là Đông Di (Dongyi) đã hình thành nền văn hóa Sơn Đông, văn hóa Đại Văn Khẩu và văn hóa Long Sơn. Các nhà nghiên cứu đã phân tích các tài liệu về Khảo Cổ, Ngôn Ngữ và Nhân Chủng đã kết luận rằng nguồn gốc của thời đá mới ở phiá Bắc Trung Hoa bắt nguồn từ phương Nam, đó là những cư dân của nền văn hoá Hòa Bình. Các nhà văn hóa khảo cổ đã ghi nhận di chỉ của nền văn hóa Đại Văn Khẩu ở Long Sơn Lungshan của cư dân bán đảo Sơn Đông mà sách sử cổ Trung Quốc gọi miệt thị là Đông Di. Đông Di (Dongyi 東夷) là chi Lạc bộ Trĩ (Trãi) của tộc Việt ở bán đảo Sơn Đông và cả vùng Đông Bắc Trung Quốc. Cư dân Việt cổ ở đây đã hình thành những nền văn hóa như văn hóa Hậu Lý, văn hóa Bắc Tân, Đại Văn Khẩu, Nhạc Thạch và Long Sơn (Lungshan) là những nền văn hóa cổ đại từ thời đá mới.

DI CHỈ VĂN HÓA ĐẠI VĂN KHẨU

   Đặc biệt trong mộ táng văn hóa Đại Văn Khẩu ở huyện Cử tỉnh Sơn Đông, giới nghiên cứu đã thấy nhiều chữ như Đán = 旦, Việt = 钺, cân = 斤, hoàng = 皇, phong = 封, tửu = 酒, phách = 昃 và trắc = 拍 là những chữ vẫn còn được dùng đến ngày nay để viết tiếng Hán. Đây là chứng cớ thuyết phục nhất về sự hiện diện của cư dân Việt mà sử sách Trung Quốc gọi là Đông Di ở vùng Đông Bắc Trung Quốc. Các công trình nghiên cứu và di chỉ khảo cổ đã xác nhận người Đông Di đã sáng chế ra cung tên và thờ chim là vật tổ biểu trưng của chi Âu việt. Các nhà nghiên cứu đã nhận định 20 ký tự tượng hình trong các hầm mộ Đông Di ở Sơn Đông là hệ thống chữ viết sớm nhất vào thời kỳ đồ đá mới ở Trung Hoa. Đặc biệt, trong đó có chữ 鉞 là Việt vẫn còn được dùng đến ngày nay trong chữ Hán hiện đại. Theo học giả Trung Quốc Chang K.C (Trương Quang Trực) trong tác phẩm “The Archaeology of Ancient China” của thì mẫu chữ Giáp Cốt khắc trên xương thuộc văn hóa Lung Shan (Long Sơn) được tìm thấy ở bờ biển phía Đông có niên đại khảo cổ cách ngày nay từ 25-35 ngàn năm.

     Nền Văn hóa Đại Văn Khẩu được giới nghiên cứu ghi nhận là nền văn hóa cội nguồn của nhiều giá trị văn hóa khác trong văn hóa truyền thống Bách Việt và văn hóa Việt Nam nói riêng. Đặc biệt, mô típ ngôi sao 8 cánh trên đồ gốm Đại Văn Khẩu biểu trưng mặt trời và tục thờ Trời, phản ánh ý niệm nguyên sơ về 4 phương 8 hướng của trời đất. Sau này trở thành mô típ “Mặt trời Đông Sơn” với nhiều biến thể phổ biến trong văn hóa Đông Sơn cũng như hoa văn đồ dệt, đồ đan, đồ gỗ cổ truyền của nhiều dân tộc ở Đông Á, Đông Nam Á và Việt Nam.

     Cư dân Đại Văn Khẩu là cư dân Bách Việt với tục thờ vật tổ Chim và Rồng và cũng là tộc người sáng tạo ra cung nỏ, lấy da cá sấu để bịt miệng trống. Sách cổ Trung Hoa viết rằng loài cá sấu có da dùng làm trống được gọi là Giao Long, một đặc sản của người Việt cổ ở Cối Kê Triết Giang. Đặc biệt, trên đồ gốm Đại Văn Khẩu và Lương Chử có những ký hiệu được xem là dạng chữ viết nguyên thủy. Nhà Trung Hoa học Keighley, chuyên gia hàng đầu về Văn Giáp cốt nhận định rằng những ký hiệu này chính là gốc của chữ Giáp cốt đời Thương và chữ Hán sau này. Sự thật này chứng tỏ từ trước thời nhà Hạ, người Việt cổ đã kiểu thức hóa chữ viết chứ không phải đến đời Thương mới tạo ra chữ Giáp Cốt. Sách sử cổ chép rằng đến đời Chu Tuyên Vương mới sai Thái sử Trứu sửa đổi, thêm bớt lối chữ Điểu Triện của tộc Việt sửa lại thành Trứu Thư (kim văn) là lối chữ Hán sau này.[4]


[1]. Kim Định: Nguồn Gốc Văn hóa Việt Nam tr 110 dẫn Archeology of Ancient China của Soulie de Moraut.

[2]. Theo Khoa Khảo Tiền sử thì họ chỉ đo được sọ dưới 6 ngàn năm vì quá 6 ngàn năm thì sọ bị tiêu hủy và Mực nước lên cao nhất cách đây 6 ngàn năm và rút hẳn cách đây 5.500 năm.

49. Giáo sư nhân chủng học tại Đại học Hawai, W. G Solheim II đã công bố công trình nghiên cứu khoa học cho biết hạt lúa Orizasativa đã có ít nhất là 3.500 TDL và cư  dân Hòa Bình có thể đã thuần hóa cây lúa nước từ 15.000 năm trước. Như vậy hạt lúa này đã có trước hạt lúa tìm thấy ở Ấn Độ và Trung Quốc ít ra là mấy ngàn năm. Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy di chỉ lúa cổ cách đây 9.000 năm ở Pengtou gần hồ  Động Đình, phiá Nam sông Dương Tử (Trường Giang) và hơn bốn mươi địa điểm có di tích lúa cổ ở gần cửa biển Nam Trường giang.  

[4]. Tạ Đức: Người Việt – Người Mường sđd tr 479.

Keightly David: 1999 “The Shang China’s Historical Dynasty, In the Cambrighge History of Ancient China.

2006, Marks and Labels: Early Wringting in Neolithic and Shang China in Archaeology of Asia, ed by S. Miriam T. Stark, pp 177-201.

TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT 5

2. NỀN VĂN HÓA BẮC SƠN – GIANG NAM

    Nền văn hóa Bắc Sơn vào sơ kỳ thời đại đồ đá mới có niên đại C14 là 10.250±200 tập trung nhiều nhất là các cồn sò ở ngoài trời, trong các hang động đá vôi ở Hòa Bình Bắc Sơn, vùng thượng và trung Lào, Lạng Sơn, Hòa Bình, Ninh Bình và vùng núi vôi Thanh Hóa, Nghệ An. Theo các nhà cổ nhân học thì đến giữa thời đại đá mới cách đây chừng 7-8 ngàn năm, chủ nhân của nền văn hoá Hoà Bình Bắc Sơn có những nét ở sọ và ở mặt rất giống người Việt cổ ở Thiệu Dương (Thanh Hoá) và La Đôi. Nét sọ và mặt gần giống người Việt hiện nay, có chiều cao xấp xỉ 1m58, đầu tròn, mặt tương đối rộng, hai gò má khá cao, mũi dẹt vừa phải, mặt hơi vẩu và đặc biệt có người đã biết nhuộm răng đen. Đó là người Việt cổ ở Thiệu Dương và La Đôi mà so với người Mường gốc ở Hoà Bình không có gì khác biệt. Nền văn hóa Giang Nam gồm văn hóa Tiểu Nhâm Động ở Giang Tây (C14=10.870±210BP).

3. NỀN VĂN HÓA HỒ NAM (10.000 năm TDL)

     Kết quả của các công trình khảo cổ của những di chỉ ở Cảm Nham tỉnh Hồ Nam vùng trung lưu sông Dương Tử với những mảnh Gốm Văn Thừng cùng với những hạt lúa đang được thuần hóa có niên đại 10.000 năm TDL. Di chỉ Bằng Đầu Sơn Hồ Nam với những dấu tích nhà cửa, ruộng lúa cổ nhất, những mảnh gốm có vết trấu dùng để nung gốm và những hạt gạo đã thuần hóa có niên đại 7.600-6.100 TDL cách ngày nay gần 10 ngàn năm (9.619 năm) chứng tỏ đại tộc Việt là cư dân nông nghiệp với nền văn minh lúa nước đầu tiên của nhân loại. Vùng Hồ Nam, Hồ Bắc trước có tên cổ là Châu Kinh của nhà nước sơ khai Xích Quy của tộc Việt với Kinh Dương Vương trong truyền thuyết khởi nguyên của dân tộc.[1]

4. NỀN VĂN HÓA BÁN PHA (7 ngàn năm TDL).

    Lần biển tiến cách đây 11.500 năm và 8.000 năm trước lại xảy ra hiện tượng biển tiến lần sau cùng, mực nước biển dâng lên tới đỉnh Việt Trì, tràn ngập vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cửu Long khiến cư dân Hoabinhian tức Proto-Viets (Tiền Việt) ở lục địa Nanhailand lưu vực sông Hồng và Sundaland lưu vực sông Cửu Long phải rời bỏ địa bàn cư trú đi lên vùng cao. Khi nước biển rút thì người Hoabinhian => Malaysian => Ancient Vietnamese=> Malayoviets là người Việt cổ xuống định cư ở lưu vực sông Hoàng Hà để lại những di chỉ trên bình gốm Bán Pha 2 của nền văn hóa Ngưỡng Thiều.

     Di chỉ Bán Pha tìm thấy năm 1953 ở thành phố Tây An lưu vực sông Hoàng Hà thuộc giai đoạn Bán Pha của nền văn hóa Ngưỡng Thiều có niên đại 7 ngàn năm TDL. Di chỉ với các ngôi nhà sàn mái dốc cọc gỗ, nền nhà sâu dưới mặt đất khoảng 1 mét có mương bao quanh với lò gốm và khu vực mộ táng với nhà có hình tròn, được xây bằng bùn và gỗ.[2] Di chỉ khảo cổ tại làng Bán Pha, gần Tây An, là một trong các khu định cư có hào rãnh bao quanh vòng tròn được gọi là Khương Trại (姜寨). Hai di chỉ Bản Pha và Khương Trại với các dấu khắc chìm trên đồ gốm, mà một số nhà nghiên cứu cho rằng đó là các con số hay là các tiền đề cho ký tự Trung Hoa sau này.

5. NỀN VĂN HÓA GIẢ HỒ HỒ NAM.

    Lần biển tiến cách đây 11.500 năm và 8.000 năm trước lại xảy ra hiện tượng biển tiến lần sau cùng, mực nước biển dâng lên tới đỉnh Việt Trì, tràn ngập vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cửu Long khiến cư dân Hoabinhian tức Proto-Viets (Tiền Việt) ở lục địa Nanhailand lưu vực sông Hồng và Sundaland lưu vực sông Cửu Long phải rời bỏ địa bàn cư trú đi lên vùng cao. Khi nước biển rút thì người Việt cổ lại thiên cư xuống vùng đồng bằng lưu vực sông Hoàng Hà sinh sống đã hình thành nền văn hóa cổ đại lưu lại những ký tự cổ khắc trên yếm rùa chữ cổ di chỉ Giả Hồ.

     Giới khảo cổ mới tìm thấy những chiếc Sáo “Lục Cung” và các bình Gốm có dấu tích cồn rượu được lên men từ gạo, mật ong và táo gai ở di chỉ Giả Hồ với độ tuổi (niên đại khảo cổ) từ 6.600 – 6.200 năm TDL tỉnh Hà Nam Trung Quốc bây giờ. TS Garman Harbottle, phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven Newyork Hoa Kỳ cùng với nhóm khảo cổ của trường đại học An Huy Trung Quốc đã tìm thấy 11 ký hiệu đặc biệt khắc trên vỏ mu rùa chôn cùng với thi thể người trong 24 ngôi mộ định tuổi bằng phương pháp đồng vị carbon là từ năm 6.600 năm tới 6.200 năm TDL.

     Giới nghiên cứu nhận thấy những ký hiệu này rất gần gũi với chữ Trung Quốc cổ vì nguyên thủy của chữ Trung Hoa cổ là từ chữ Vuông của người Việt cổ. Trong đó có ký hiệu có biểu tượng con mắt (mục), cửa sổ, số 8 và số 20 giống với những chữ được sử dụng trong văn tự đời Thương hàng ngàn năm sau là mục (目) và nhật (日).

         

Đỉnh trang trí kiểu dây và Vò 2 quai sọc nổi Ngưỡng Thiều,                   giai đoạn Bán Pha khoảng 4.800 TDL.

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/7a/Jiahu_writing.svg/125px-Jiahu_writing.svg.png

Chữ cổ giống chữ Hán” Mục” và “Nhật” hiện đại

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/5/5d/Neolithic_bone_flute.jpg/1280px-Neolithic_bone_flute.jpg

Chiếc Sáo Già “Giả Hồ Cốt Địch”

6. NỀN VĂN HÓA NGƯỠNG THIỀU HÀ NAM.

    Văn hóa Ngưỡng Thiều là một nền văn hóa thời kỳ đồ đá mới đã tồn tại rộng khắp dọc theo miền trung Hoàng Hà tại Trung Quốc có niên đại khoảng 5000 TDL tới 3000 TDL. Năm 1921, nhà khảo cổ học Thụy Điển là Johan Gunnar Andersson (1874-1960) đã tìm thấy di chỉ tại Tam Môn Hiệp, tỉnh Hà Nam. Nền văn hóa Ngưỡng Thiều bao gồm các tỉnh Hà Nam, Cam TúcThiểm Tây và Sơn Tây. Trước đây giới nghiên cứu cho rằng nền văn hóa Ngưỡng Thiều (Yanshan) gồm văn hóa Pau-P’o ở Thiểm Tây (Sian) có niên đại C14 = 6.065 ± 110 và văn hóa Long Sơn (Lungshan: C14 = 4.260 ± 95) Miao-ti-ku, ở Hà Nam (Henan) là nền văn hóa của Trung Quốc. Người Trung Quốc tự nhận là người Hoa Hạ, dân núi Hoa sông Hạ vì từ xa xưa sinh sống ở ven núi Hoa (Hoa Sơn) tỉnh Thiểm Tây và sông Hạ tỉnh Hồ Bắc.

     Theo truyền thuyết thì vào khoảng từ 4.500 đến 5.000 năm trước đã có cộng đồng dân cư trình độ văn hóa khá cao sinh sống dọc theo thượng nguồn sông Hoàng Hà ờ vùng phía Tây và Tây Bắc Trung Quốc được gọi là văn minh sông Hoàng Hà hay văn minh Hoa Hạ. Ngày nay, những công trình nghiên cứu, những kết quả khảo cổ đã phục hồi một sự thật lịch sử đó là của đại tộc Việt. Kết quả khảo cổ cũng như kết quả đo chỉ số sọ đã cho biết cách ngày nay khoảng 5.500 năm, khi nước biển rút dần thì người Việt cổ từ cao nguyên Malaya xuống định cư ở vùng Tam Giang Bắc gồm 3 con sông Hoàng, sông Lạc và sông Vị còn để lại di chỉ Lão Ngưu Pha và Diêm La Thôn của dòng Thần Nông phương Bắc, sau này là các nước Việt ở Thiểm Tây…

     Người Việt cổ định cư trải dài từ 3 con sông ở phía Bắc (tam giang Bắc) xuống 3 con sông phương Nam gồm sông Nguyên, sông Tương và sông Dương Tử dọc theo triền con sông Nguồn mà Hán tộc đổi tên là Hán Thủy từ thượng nguồn chảy xuống nhập vào sông Dương Tử ở Vũ Hán Hồ Bắc… Sách Thượng Thư gọi vùng đất này là Xích Quy Phương, tên thường gọi là Cửa Việt hay Giao Chỉ. Văn hóa Ngưỡng Thiều đặc biệt với những đồ gốm tráng men trắng, đỏ và đen với các họa tiết trang trí hình mặt người, động vật và các hình hình học. Người Ngưỡng Thiều đóng khố, tóc búi tó còn phụ nữ thì quấn 1 tấm vải dài quanh mình để hở vai, mặc váy hoặc quấn tấm vải để vạt trước giữa 2 chân và buộc về phía sau. Người Ngưỡng Thiều trồng dâu nuôi tằm, dệt sợi gai dầu (vải sô gai) và tơ lụa để mặc. Nhà cửa trát vách bằng bùn trên những tấm liếp, trên mái lợp rơm rạ… Đặc biệt di chỉ hình Rồng, vật tổ biểu trưng của tộc Việt làm bằng clamshells trong lăng mộ của Xishuipo Văn hóa Ngưỡng Thiều ở Puyang tỉnh Hà Nam Trung Quốc. Sự thật lịch sử này đã được nhà bác học Anderson đã dùng phương pháp đo độ tuổi Carbon C 14 xác nhận cư dân Ngưỡng Thiều từ phương Nam đi lên và sọ hoàn toàn khác với cư dân từ Tây Bắc (Hán) tràn xuống. Tất cả đã chứng minh ngược lại là nền văn hóa này đã được khai sinh ở miền Nam rồi di chuyển lên phía Bắc Trung Quốc. Cả 2 nền văn hoá Long Sơn và Ngưỡng Thiều đều bắt nguồn từ nền văn hóa Hòa Bình ở Việt Nam và cái gọi là văn minh Trung Quốc chính là văn minh Việt cổ.

Di chỉ hình Rồng làm bằng clamshells trong lăng mộ của Xishuipo Văn hóa Ngưỡng Thiều ở Puyang tỉnh Hà Nam Trung Quốc.


[1]. Tạ Đức: Nguồn Gốc Người Việt Người Mường, NXB Tri Thức 2013 tr 451.

52. Wikipedia tiếng Việt: Di Chỉ Bán Pha. Ching, Francis D.K. và đồng nghiệp (2007). A Global History of Architecture. New York: John Wiley and Sons. tr. 8–9. ISBN 0-471-26892-5.