II.  PRE-VIETNAMESE =>  THIÊN CƯ SANG ẤN ĐỘ

        Cũng theo các nhà Khảo Tiền Sử thì một nhánh người cổ Đông Nam Á mà các nhà nhân chủng trước đây gọi là Indonesian (Pre-Vietnamese ) khác lại tiến về phía Tây làm chủ toàn cõi Ấn Độ. Theo nhà nghiên cứu Bình Nguyên Lộc thì nhánh Pre-Vietnamese này là những cư dân Nam Đảo từ các hải đảo phía Nam di cư lên hướng Bắc dọc theo sông Mekong (Cửu Long), sông Chao Phraya và theo lưu vực các dòng sông cổ xưa từ vùng biển Bali Sea di cư lên hướng Tây Bắc để tránh nạn biển tiến. Nhánh này hợp chủng với thổ dân Melanesian khá văn minh nên có màu da đen và tóc hơi xoăn được các nhà chủng tộc gọi là Dravidian.

        Hơn một ngàn năm sau, chủng Arian Ấn Âu da trắng tràn vào Ấn Độ đánh đuổi Dravidian chạy dạt ra khỏi trung tâm Ấn xuống phương Nam. Arian là tộc du mục, tự xưng là Hindou có ngôn ngữ Sancrit gọi là Bắc Phạn. Cư dân Dravidian nói tiếng Nam Ấn gọi là ngôn ngữ Nam Phạn Pali gồm Pali là tiếng Bắc Phạn pha với nhóm Brahouis, Nilgiri và Naga vùng Atssam.

        Các nhà chủng tộc và ngôn ngữ học đã tìm thấy ở phía cực Tây giáp biên giới Ấn Độ-Pakistan có một nhóm thiểu số Nilgiri. Tại cực Đông cũng còn một nhóm thiểu số khác tên là Naga thuộc tiểu bang Atssam, tuy gọi là thiểu số so với dân số Ấn Độ nhưng vẫn còn lại khoảng mấy chục triệu người. Nhà nghiên cứu Pryzluski phát hiện ngay ở trung tâm Ấn Độ có nhóm Salva. Các nhà nghiên cứu xác nhận tất cả các nhóm trên đều là Malaysian (Pre-Vietnamese ) thuần chủng, họ cũng thờ mặt trời và nai y như cư dân Đông Sơn. Sau đó một bộ phận quay trở lại Đông Dương sống trên cao nguyên chính là đồng bào Thượng ngày nay.

        Cổ sử Ấn Độ ghi rõ khi người Aryan xâm nhập Ấn Độ thì họ gặp cư dân da đen mà Kinh Phệ Đà nói rõ là thị dân tức là dân ở thành phố và có nước da ngăm đen gọi là dân Mleech’a. Người Mleech’a tức Dravidian đã xây dựng nền văn minh cổ đại rực rỡ của Ấn Độ. Các nhà khảo cổ đã khai quật được 2 thành phố cổ của Ấn Độ là Harappa và MohenjoDaro có niên đại ít nhất là 3.500 năm. Họ hết sức ngạc nhiên khi thấy nền văn minh Mohenjo Daro và Harappa cao hơn nền văn minh cổ Ai Cập.

        Thành phố gồm toàn nhà lầu, có ống cống dẫn nước, có cầu tiêu tự hoại với bàn ngồi, có chỗ tập trung rác rến cho cư dân thành phố ở được quy hoạch như ngày nay. Đặc biệt họ không dùng đá như cổ Ai Cập mà xây cất toàn bằng gạch, một thứ gạch giống như gạch của nền văn hóa Đồi Ba Sao ở Ba Thục nên bị chôn vùi 5.000 năm dưới lòng đất ẩm mà không hề hư hỏng kể cả mặt ngoài của gạch. Người Mleech’a cũng đã biết dùng đồ đồng, biết sử dụng đồng hồ và có văn tự cổ còn lưu lại nhưng chưa giải mã được.

       Các nhà khảo cổ đã tìm thấy chữ viết cổ khắc trên mảnh sành ở Harappa thuộc PakisTan bây giờ được xem là chữ viết cổ hơn cả chữ Ai Cập cổ mà trước đây năm 1999, các nhà khoa học tìm thấy chữ viết cổ trong khu mộ cổ Ai Cập chỉ có độ tuổi là 3.300 năm.

III. PRE-VIETNAMESE THIÊN CƯ XUỐNG LƯU VỰC SÔNG HOÀNG HÀ =>  DÒNG THẦN NÔNG PHƯƠNG BẮC  (NORTH HUNDRED-VIETS)

         Khoa Khảo Tiền sử cho biết đợt thiên cư thứ ba của Pre-Vietnamese tức người Việt cổ (Ancient Vietnamese = Hundred-Viets) cách đây 5.000 năm về hướng Đông dọc theo lưu vực phía Nam của Hoàng Hà. Đợt này định cư ở vùng Tam giang Bắc là lưu vực 3 con sông Vị, sông Hoàng và sông Lạc. Một số đã vượt qua ngã ba sông Vị tới định cư ở Nam Sơn Tây, Bắc Hà Nam và Nam Hà Bắc để hội nhập với cư dân South Hundred-Viets từ hạ lưu sông Dương Tử lên định cư từ trước.

DÒNG THẦN NÔNG PHƯƠNG BẮC

        Theo các nhà Khảo tiền sử thì nhóm này không thuần chủng vì khi họ đi qua hành lang Thanh Hải, Cam Túc đã gặp Mông Cổ và có lai giống phần nào.[1]Đợt thiên cư thứ hai này của người Việt cổ (Ancient Vietnamese = Hundred-Viets) xuống Sơn Tây, Hà Bắc mà truyền thuyết chép chính là dòng Thần Nông phương Bắc, thành lập các triều đại Đế Nghi, Đế Lai, Đế Du Võng.  Tuy là cùng chung nguồn cội nhưng thủ lĩnh các thị tộc thường đánh lẫn nhau để tranh quyền lãnh đạo. Cuối cùng, thủ lĩnh họ Hùng (Hữu Hùng Thị) ở Tân Trịnh Hà Nam đánh thắng Li Vưu (Suy Vưu, Xi Vưu) thủ lĩnh tộc Miêu và Đế Du Võng dòng Thần Nông phương Bắc thống lĩnh trung nguyên.

         Đây là cuộc chiến tranh giành ngôi thủ lĩnh liên minh Đại tộc Việt mở đầu cho cuộc phân hóa ly tán đầu tiên của đại tộc Việt khiến một số dòng tộc người Miêu (Hmong-mien, Miao-Yao) phải rút lên vùng núi cao, một số mà sách sử cổ Trung Quốc gọi là Rợ Cao Câu Ly phải chạy lên hướng Bắc thành lập nước Triều Tiên, sang quần đảo Nhật Bản, một số đi đường biển theo gió xuôi Nam xuống Đài Loan, Hải Nam, Bắc Việt Nam (Cổ Việt), một số lạc xuống tận đảo Célèbres… Sách sử cổ Trung Quốc chép về tộc người mà họ gọi miệt thị là Rợ Cao Câu Ly hay rợ Tam Hàn ở Sơn Đông chính là một chi tộc Hmong Mien (Miêu, Mèo) của tộc Việt. Cuộc chiến tranh giành quyền thủ lĩnh Việt đã khiến chi tộc này phải chạy lên Triều Tiên thành lập quốc gia Cao Ly.[2] Kết quả đo chỉ số sọ của khoa khảo Tiền sử đã xác nhận cách đây 5 ngàn năm, Ancient Vietnamese (Hundred-Viets) từ cao nguyên Tây Tạng Tibetan tiếng xuống dọc lưu vực sông Hoàng định cư ở vùng ngã ba sông Vị, sông Hoàng và sông Lạc (Lạc Bộ Chuy). Thế là truyền thuyết khởi nguyên của dân tộc tưởng chừng như hoang đường huyền hoặc đã được chứng minh qua kết quả của khoa Khảo Tiền Sử là dòng Thần Nông phương Bắc của tộc Việt là một sự thật lịch sử.


[1] Bình Nguyên Lộc: Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc…                                 Wikipedia: Cam Túc giản thể: 甘肃; phồn thể: 甘肅; bính âm: Gānsù; Wade-Giles: Kan-su, Kansu, hoặc Kan-suh) là một tỉnh ở phía tây bắc của Trung Quốc. Cam Túc nằm giữa tỉnh Thanh HảiNội Mông và Cao nguyên Hoàng Thổ, giáp với Mông Cổ về phía bắc. Hoàng Hà chảy qua phía nam tỉnh này. Cam Túc có tên gọi tắt là Cam hay Lũng (陇/隴), cũng còn gọi theo tên cũ là Lũng Tây hay Lũng Hữu vì có núi Lũng ở phía đông Cam Túc. Từ Cam Túc, dòng Thần Nông phương Bắc tiến dần sang Thiểm Tây rồi tới Sơn Tây, Hà Bắc… nên khảo cổ ghi nhận người Cám ở vùng này…

[2] Chính vì vậy, không phải tình cờ ngẫu nhiên mà Hoàng Tử Lý Long Tường đời Lý giong buồm chạy thẳng lên phương Bắc vào Cao Ly và cố Tổng Thống Lý Thừa Vãn và gần đây, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Mo lại nhận là hậu duệ của họ Lý và họ Phan của Việt Nam.

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *