SỨC SỐNG VIỆT NAM…

SỨC SỐNG VIỆT NAM

Tại sao Hán tộc phải tiêu diệt Việt tộc bằng mọi giá mà dân tộc Việt vẫn tồn tại tới ngày nay? Chính vì vậy, Tầu Hán (TQ) là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc chúng ta.

Yếu tố nào, lý do nào giúp dân tộc Việt vượt qua mọi gian nan thử thách để chiến thắng biết bao lần quân thù xâm lược và đặc biệt, dân tộc Việt vẫn giành lại độc lập sau gần 1 ngàn năm bị quân thù thống trị mà vẫn giữ nguyên được bản sắc truyền thống Việt Nam?

Đó chính là Sức Sống mãnh liệt của dân tộc, lòng yêu nước thương nòi tiềm ẩn trong dòng máu của tất cả chúng ta. Nói theo khoa Di truyền học thì mỗi con dân đất Việt đều có một Genome, một Gene yêu nước thương nòi lưu thông trong huyết quản… Đặt việc Nước trước việc Nhà, sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ giang sơn gấm vóc cho Tổ Quốc Việt Nam mãi mãi trường tồn, Dân tộc Việt Nam bất diệt …

     Bộ Bách khoa từ điển “Encyclopaedia Universalis” xuất bản ở Paris năm 1990 do học giả Phillipe Devilière chủ biên với sự tham khảo hơn 60 học giả Âu Mỹ đã viết: “Lịch sử Việt Nam là gì? Đó là cuộc đấu tranh không ngừng cho sự tồn vong của cả một dân tộc. Trải qua hơn 4000 năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đã chứng tỏ có một sức sống phi thường. Suốt 10 thế kỷ bị Trung Quốc thôn tính, người Việt Nam vẫn giữ nguyên bản sắc dân tộc và liên tiếp nổi dậy đánh đuổi kẻ xâm lược ỷ vào sức mạnh tưởng có thể khuất phục được họ. Lịch sử đã đặt lòng tin vào dân tộc ấy và đã chứng minh khả năng đề kháng, óc sáng tạo, tính kiên trì và sự thích ứng với mọi cuộc chiến gian khổ nhất, khó khăn nhất và kể cả không cân sức nhất. Người Việt Nam tự hào với quá khứ của mình, tôn vinh những bậc vĩ nhân đã tô điểm rạng rỡ quá khứ đó và quá khứ dù xa xăm hay gần đây luôn luôn có mặt khắp nơi trên đất Việt Nam, tác động mạnh mẽ vào hiện tại và tương lai. Việt Nam giữ một vị trí chiến lược rất quan trọng ở khu vực Đông Nam Á và Việt Nam có bề dày lịch sử hơn hẳn nhiều vương quốc châu Âu như Pháp, Anh, Tây Ban Nha dù rằng đối với phương Tây, hai tiếng Việt Nam vẫn còn mới mẻ”.

     Nhà Việt Nam Học Paul Mus đã viết: “Ngay từ ngày lập quốc, tất cả then chốt của lịch sử Việt Nam đều ở cái tinh thần đối kháng kết hợp một cách kỳ lạ, một bên là năng lực đồng hoá lạ lùng, bên kia là (Sức sống) ý chí quật khởi của một dân tộc không chịu khuất phục mặc dầu bị thua trận, bị phân tán, bị chinh phục. Hơn một ngàn năm bị sát nhập hoàn toàn vào Trung Quốc, từ thế kỷ thứ hai trước công nguyên đến thế kỷ thứ mười sau kỷ nguyên, thay vì làm cho dân tộc Việt Nam kiệt quệ thì ngược lại đã làm cho dân tộc Việt trở nên hùng cường. Việt Nam đầy rẫy những triết gia hiểu biết theo nghĩa là những con người có chiều sâu tư tưởng, biết suy nghĩ trăn trở. Càng về đồng quê, thôn cùng xóm vắng thì càng nhiều, đó là xã hội lý tưởng của Platon mơ ước đã hiện thực ở Việt Nam từ lâu rồi”.

     Cho đến ngày nay, bất cứ một nhà nghiên cứu ngoại quốc nào quan tâm đến lịch sử Việt Nam đều không thể hiểu nổi, giải đáp được câu hỏi ngàn đời là làm sao một dân tộc nhỏ bé lại có thể đương đầu với một đất nước rộng lớn mà bản chất là một đế quốc xâm lược bành trướng từ xa xưa mà vẫn tồn tại mãi cho tới ngày nay. Học giả G. Buttinger trong tác phẩm “ The smaller Dragon” đã đặt vấn đề: “ Một việc phi thường mà không một sử gia nào có thể giải thích được một cách thỏa đáng, mặc dầu đã nghiên cứu rất nhiều là tại sao sau hơn 1 ngàn năm bị đô hộ, dân tộc Việt Nam vẫn không bị đồng hóa và Việt Nam vẫn giành lại nền độc lập dân tộc”. [1]

Ý chí quật khởi của một dân tộc không chịu khuất phục thay vì làm cho dân tộc Việt Nam kiệt quệ thì ngược lại đã làm cho dân tộc Việt Nam hùng cường. Thế nhưng, vấn đề đặt ra là điều gì đã tạo ra ý chí quật khởi kiên cường đó và tại sao gần một ngàn năm thống trị mà Hán tộc vẫn không thể đồng hóa được một dân tộc Việt Nam và quan trọng hơn nữa là tại sao dân tộc Việt Nam vẫn giành lại nền độc lập dân tộc?

     Lịch sử của Hán tộc là lịch sử của sự xâm lược, bành trướng và đồng hóa các dân tộc khác. Thế nhưng Việt Nam là một đất nước nhỏ bé nhưng tinh thần dân tộc quật cường đã liên tiếp chiến thắng oanh liệt hào hung để cho đế quốc “Đại Hán” xưa những bài học nhớ đời. Cho đến ngày nay, nên chính người Trung Quốc vẫn bị ám ảnh bởi mặc cảm chiến bại qua những trận thư hùng trong lịch sử. Tuy nhiên với bản chất xâm lược bành trướng trước sau như một nên trong suốt dòng lịch sử hễ khi nào Tàu Hán mạnh, nước ta suy yếu thì kẻ thù truyền kiếp lại tìm cách xâm lược thôn tính nước ta. Ngược lại, dân tộc chúng ta cũng nhân cơ hội Tàu Hán suy yếu thì chúng ta lại vùng lên giành lại độc lập dân tộc.

     Lịch sử Trung Quốc khởi từ triều Thương với lãnh thổ chỉ rộng bằng 2 tỉnh ngày nay mà bây giờ đã trở thành một đế quốc rộng lớn đô hộ thống trị các dân tộc Mông, Mãn, Tạng và Hồi. Nhà Trung Hoa học Terrien De LaCouperie trong tác phẩm “China Before the Chinese” đã nhận định rằng đế quốc Trung Hoa đã thôn tính và đồng hóa 21 sắc dân khác. Hán tộc là một tộc người du mục, bản chất hiếu chiến hiếu sát với tư tưởng chủ đạo “Độc tôn Đại Hán,” tự cho mình là trung tâm của thiên hạ nên ngay từ triều Thương, sau khi đánh đuổi nhà Hạ của tộc Việt đã chọn tên nước là Trung Quốc. Trung Quốc là nước trung tâm của thiên hạ, triều đình Trung Quốc là “Thiên Triều” trong khi các nước khác là chư hầu, vua Trung Quốc là Thiên tử. Sau khi đã xâm chiếm nhà Hạ và các nước Bách Việt, hết Thương rồi đến Chu đã xâm thực văn hóa, tiếp thu tinh hoa của nền văn minh Việt rồi cải biến thành văn hóa Hán.

     Là tộc người du mục hiếu chiến hiếu sát không có nền văn hóa nhưng đã chiến thắng các dân tộc khác nên từ mặc cảm tự ti trở thành tự tôn, tự cho mình là văn minh còn tất cả các nước là man di mọi rợ nên Hán sử viết tên của những dân tộc xung quanh họ kèm theo bộ khuyển (chó), bộ trãi (côn trùng), bộ mã (ngựa). Các sử gia Hán tộc với quan niệm: “Đại nhất thống” tự nhận là tộc người ưu việt, trung tâm của thế giới là cái rốn của nhân loại. Chủ trương trước sau như một của Đại Hán bành trướng là “Huệ thử Trung Quốc, dĩ tuy Tứ phương” nghĩa là: “lấy ân huệ Trung Quốc để yên định bốn phương.”. Đó là chủ trương bành trướng Đại Hán “Dĩ Hạ biến Di” nghĩa là lấy cái cao thượng, tao nhã của Đại Hán để cải hoá man di mọi rợ!

     Sau khi tiếp nhận văn hóa Việt, chữ viết của các dân tộc Việt rồi lợi dụng Hán tự là văn tự duy nhất, các sử gia Trung Quốc từ cổ đại đến nay đã xuyên tạc, bóp méo sự thật, sửa đổi cho phù hợp với sử quan Đại Hán, đánh đổ lòng tự hào dân tộc của các dân tộc bị trị để dễ bề thống trị và đồng hoá. Đó là chủ trương trước sau như một, là bản chất bành trướng thâm độc của họ xuyên suốt dòng lịch sử từ xưa tới nay. Chính vì thế, lịch sử Trung Quốc là lịch sử của những cuộc chiến tranh xâm lược bành trướng, thôn tính và đồng hóa các dân tộc khác.

     Trong lịch sử nhân loại, không một dân tộc nào chịu nhiều mất mát trầm luân như dân tộc Việt với những thăng trầm lịch sử, những khốn khó thương đau. Ngay từ năm 1766 TDL, tộc Thương triều đại đầu tiên của Trung Quốc đã đánh chiếm nhà Hạ của tộc Việt, các triều đại Ân Chu Tần Hán với sức mạnh của tộc người du mục đã đánh đuổi Việt tộc phải rời bỏ địa bàn Trung nguyên Trung Quốc xuống phương Nam.

     Các triều đại Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh vẫn liên tục xâm lược nước ta. Vấn đề đặt ra là tại sao triều đại nào của Hán tộc cũng tìm cách xâm lược đánh chiếm nước ta? Từ đó chúng ta mới thấy rõ ý đồ thâm độc quỷ quyệt của kẻ thù truyền kiếp của dân tộc chúng ta. Nhìn lại toàn bộ tiến trình lịch sử thì chúng ta thấy ngoài lý do vị trí địa lý chiến lược và tài nguyên, còn có 2 lý do chính để Hán tộc phải tiêu diệt Việt tộc bằng mọi giá:

  1. Lý do chính là lãnh thổ Trung Quốc ngày nay chính là địa bàn cư trú của tộc Việt mà Hán tộc đã xâm chiếm từ thời Thương Ân, triều đại đầu tiên của lịch sử Trung Quốc.
  • Lý do thứ hai là Tầu Hán du mục đã lấy văn hóa Việt với sức mạnh của kẻ chiến thắng đã tiếp thu cải biến đôi chút rồi tự nhận là nền văn minh Trung Quốc và quan trọng hơn nữa là quá nửa dân số Trung Quốc là người gốc Việt cổ bị thống trị hàng ngàn năm, với chủ trương “Đồng hóa, Hán hóa” bắt buộc phải sinh hoạt ăn mặc giống Tầu Hán nhưng không bao giờ trở thành “Hóa” người Tầu Hán được. Trên lá cờ Trung Quốc có 5 ngôi sao, ngôi sao chủ thể Tầu Hán lớn hơn ở góc, 4 ngôi sao nhỏ Mông Mãn Tạng Hồi bao quanh nhưng không dám nói tới Việt vì sợ khơi dây sức sống Việt tiềm ẩn nơi hơn một nửa dân số gọi là người Trung Quốc gốc Việt sống dậy. Một khi hồn dân tộc sống lại trong những người Trung Quốc gốc Việt cùng với các tộc người bị trị Mông, Mãn, Tạng, Hồi cùng đứng lên thì đế quốc mới Trung Cộng sẽ tiêu vong như Liên Sô trước đây. Đây chính là nguy cơ tiềm tàng đe dọa sự sống còn của Trung Quốc nên triều đại nào, giới cầm quyền nào cũng chủ trương xâm lược tiêu diệt dân tộc chúng ta bằng mọi giá với bất cứ thủ đoạn thâm độc quỷ quyệt nào mà chúng không làm.

     Hán tộc đã lấy văn hóa Việt cải biến thành văn hóa Hán, văn minh Hán rồi thống trị đồng hóa các chi tộc Việt ở miền Đông Bắc, Đông Nam và toàn bộ miền Nam Trung Quốc. Thế nhưng, những người gọi là người Trung Quốc gốc Việt này theo thời gian có phần nào giống người Trung Quốc nhưng vẫn giữ bản sắc văn hóa truyền thống Việt nên không bao giờ “Hóa” thành người Tàu Hán được. Chính vì vậy, bằng mọi giá đế quốc mới Trung Cộng phải tìm cách thôn tính xóa sổ dân tộc Việt mà kế hoạch thâm độc nhất là biến Việt Nam thành một khu Tự trị thuộc Trung Quốc qua “Mật Ước Thành Đô” 4-9-1990.

     Nhìn lại lịch sử, chúng ta thấy rằng trong thời lập quốc, người Việt là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, mỗi chi tộc cư trú trên một địa bàn nằm rải rác trên khắp lãnh thổ Trung Quốc bây giờ và thường đánh lẫn nhau để giành quyền lãnh đạo nên cộng đồng Bách Việt bị phân hóa và suy yếu. Vì vậy, khi Hán tộc du mục thiện chiến từ Tây Bắc tràn xuống đánh chiếm dễ dàng.

     Trong hầu hết các cuộc chiến tranh Bắc Nam thì bao giờ thì người du mục phương Bắc dương tính thiên về vũ lực nên thắng người phương Nam âm tính thiên về văn hóa. Thế nhưng sức mạnh của văn hóa phương Nam đã thắng tộc người võ biền phương Bắc. Thực tế lịch sử đã chứng minh là tộc Mông Cổ đã thắng triều Tống, lập ra triều Nguyên nhưng văn hóa phương Nam mà triều Nguyên tiếp thu của Bách Việt đã đồng hóa toàn bộ quan quân Mông Cổ, chẳng còn chút gì là Mông Cổ nữa. Cũng thế, Mãn Thanh đã thắng triều Minh, lập ra triều Thanh nhưng cuối cùng quan quân Mãn Thanh cũng chẳng còn gì là Mãn Thanh nữa ngoài lối cạo tóc để bím mà thôi.

     Kết quả mới nhất thuyết phục nhất về genome di truyền DNA đã chứng minh người Trung Quốc ở Đông Bắc và ở miền Nam Trung Quốc và Việt Nam là đồng chủng. Tổng kết hội nghị các nhà Trung Hoa Học toàn thế giới, kể cả Trung Quốc và Đài Loan đã thừa nhận tộc người Di Việt làm chủ lãnh thổ Trung Quốc trước và người Trung Quốc (Hán tộc) tiếp thu nên văn hóa cao đẹp của Di Việt nên bị “Việt hóa” về sinh hoạt, phong tục tập quán. Như vậy, sau khi đánh chiếm được toàn bộ địa bàn cư trú của cộng đồng Bách Việt ở lãnh thổ Trung Quốc bây giờ, Hán tộc du mục đã tiếp thu di sản văn hóa Việt, biến cải ít nhiều trở thành cái gọi là nền văn minh Trung Quốc. Dân tộc Việt với sức sống của nền văn hóa cội nguồn từ phong tục tập quán, bản sắc truyền thống thì làm sao bị  bị nhồi nhét bởi nền văn hóa Hán lai căng nền văn hóa gốc của Việt. Ngay bây giờ, người Trung Quốc ở miền Đông Bắc và miền Nam dù bị Hán tộc thống trị hàng ngàn năm nhưng vẫn giữ nguyên bản sắc văn hóa, tập tục truyền thống Việt vì đồng văn đồng chủng với tộc Việt.

Câu hỏi thứ hai là tại sao là trải qua gần 1 ngàn năm Tàu Hán thống trị nước ta mà dân tộc Việt vẫn không bị đồng hóa như các dân tộc khác mà ngược lại, vẫn vùng lên giành lại nền độc lập và vẫn giữ nguyên được bản sắc truyền thống Việt?

     Các cuộc xâm lược của Hán tộc xuyên suốt lịch sử đã khiến Việt tộc, cư dân nông nghiệp hiền hòa, đời sống thiên về văn hóa, lễ hội phải thiên cư xuống phương Nam. Xâm lược bành trướng là bản chất cố hữu của giặc Tầu-Hán, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc nên đất nước chúng ta bị Tàu đô hộ gần một ngàn năm. Trong gần một ngàn năm bị Tàu Hán thống trị, dân tộc Việt vẫn không bị đồng hóa vì sức sống mãnh liệt của văn hóa Việt nhưng, làm sao mà dân tộc Việt lại vùng lên giành lại độc lập dân tộc sau gần 1 ngàn năm bị trị. Trước đây, các chi tộc Việt là cư dân nông nghiệp ở rải rác khắp Trung nguyên không tập hợp được sức mạnh chống lại Hán tộc du mục thiện chiến xâm lược nên bị đẩy lùi dần xuống phương Nam.  Sự sống còn của dân tộc là một yêu cầu lịch sử nên tất cả các chi tộc Việt trụ lại ở phần đất Việt Nam hiện nay đã cùng nhau cùng chung lưng đấu cật, đoàn kết keo sơn gắn bó, tôi luyện ý chí sống còn tạo thành một sức mạnh tổng lực của cả Việt tộc nên đã đẩy lùi biết bao lần quân Hán xâm lược để tồn tại mãi tới ngày nay.

     Thực tế lịch sử đã trả lời là chính hoàn cảnh lịch sử phải đương đầu với giặc du mục phương Bắc đã hun đúc lòng yêu nước thương nòi của con dân đất Việt, mỗi người Việt Nam sinh ra đã có một gene di truyền yêu nước thương nòi. Truyền thuyết “Trăm trứng nở trăm con” khởi nguyên dân tộc hun đúc cho mỗi con dân đất Việt ý niệm về 2 chữ đồng bào ruột thịt. Từ ý niệm đồng bào dẫn đến lòng yêu “Yêu nước” gắn liền với tình thương nòi giống Việt Nam mà không một dân tộc nào có được. Đặc biệt là sau khi các chi tộc Việt phải di chuyển xuống phần lãnh thổ Việt Nam hiện tại, các chi tộc Việt đã tạo thành một sức mạnh tổng lực để vùng lên quật khởi giành lại nền độc lập dân tộc sau gần 1 ngàn năm nô lệ.

     Mặc dù là cư dân nông nghiệp, bản tính hiền hòa, chuộng văn hóa nhưng từ xa xưa người Việt cổ đã trải qua những thăng trầm lịch sử tập đại thành hồn tính Việt ngàn đời.  Trong suốt dòng lịch sử phải thường xuyên đương đầu với Hán tộc xâm lược để sống còn nên người Việt Nam có lòng yêu nước cao độ “Xem cái chết nhẹ như lông hồng”, sẵn sàng hy sinh tính mạng và tài sản để chống lại kẻ thù xâm lược. Sách “Việt” (Việt Tuyệt Thư) chép: “Người Việt sống trên sông nước mà ở trên núi, lấy thuyền làm xe, lấy chèo làm ngựa. Đi như gió thổi mà về thì khó theo. Đã đánh là quyết đánh không sợ chết, ấy là thường tánh của người Việt…”.

     Sách “Tùy Thư Địa Lý Chí” của Trung Quốc chép: “Từ Ngũ Lĩnh trở về Nam, Nam Hải (Quảng Đông), Giao Chỉ mới là nơi đô hội, sinh sống ở gần biển nên có nhiều tê giác, voi, đồi mồi, vàng ngọc, trân châu quý báu nên người dân buôn bán giàu có. Tính khí chánh trực thượng tín, người dân khinh hãn, dũng cảm … coi thường cái chết, lời đã hứa thì đến chết cũng không thay đổi. Muốn đánh nhau thì cho trống dấy lên người tới như mây, kẻ có trống được đặt hiệu là Đô lão, mọi người trong làng xa gần đều suy phục.     

     Ngay từ thời Hùng Vương, tộc Việt đã có truyền thống thượng võ qua điệu múa gọi là Vũ Đạo.Vũ đạo là kiểu múa có vũ khí thời Hùng Vương còn để lại ấn tích trên mặt trống đồng. Trên trống đồng, những người múa thường đội mũ có dắt lông chim, vẽ mặt hoặc đeo mặt nạ, tay cầm vũ khí. Mỗi tốp người múa thường có từ 3, 4 hoặc 6 đến 7 người, có người thổi khèn còn những người còn lại biểu hiện theo một động tác thống nhất của một bài quyền cước.

     Vũ nhân di chuyển từ trái sang phải, người sau nối tiếp người trước một quãng đều đặn, tất cả diễn hành vòng quanh mặt trời ở tâm trống. Vũ đạo nguyên thủy là những hoạt động nhằm rèn luyện thân thể dẻo dai tráng kiện. Sách Lã Thị Xuân Thu, thiên cổ nhạc chép: “Xưa họ Cát Thiên, họ Đào Đường là người sáng chế ra các điệu múa”. Về sau, vũ đạo dân gian xâm nhập vào cung đình. Hình một người được khắc họa trên trống đồng đang múa tay cầm ngọn dáo, một tay đập phách hoặc một tay cầm rìu chiến, một tay cầm khiên mộc che thân trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Tất cả đã nói lên tinh thần thượng võ và ý chí quyết chiến quyết thắng, chiến đấu để sống còn của người Việt cổ thời Hùng Vương. Tuy là điệu vũ trong các lễ hội dân gian nhưng trong thực tế đây là võ đạo với những bài quyền cước độc đáo của tộc Việt. Hán tộc thống trị sợ vũ đạo phổ biến khắp nước nên đã phải ra lệnh cấm đoán nhưng trong dân gian vẫn thường luyện tập võ đạo. Phần đất gọi là Trung Nguyên trải dài xuống miền Nam Tung Quốc xưa kia là địa bàn cư trú của người Việt cổ, nơi đã sản sinh ra bao nhiêu môn phái võ thuật từ Võ Đang, Thiếu Lâm, Côn Luân, Nga Mi, Hoa Sơn, Vạn An, Lĩnh Nam, Đông A cùng với đủ loại vũ khí lợi hại như lưỡi búa Phủ Việt và cái qua là khắc tinh của giặc Ân và kỵ binh Mông Cổ một thời.

     Cuối cùng là Việt Nam với địa hình hiểm trở cùng với thế trận “Thiên La Địa võng” của làng mạc  Việt Nam bao quanh bởi lũy tre làng trong đó dân quân một lòng sống chết bảo vệ  giang sơn gấm vóc. Làng xóm Việt Nam đã trở thành một pháo đài bất khả xâm phạm để bảo vệ nơi chôn rau cắt rốn trên mảnh đất thiêng của thần núi thần sông và thần lúa “Xã Tắc” đã nuôi sống tự bao đời. Tất cả đã tập đại thành ý chí, tạo thành sức mạnh của toàn dân bảo vệ đất nước.

 Câu truyện “ Cậu bé Nhà Trời” sinh ra đã 3 năm nhưng chỉ nằm ngửa không nói không cười rồi đột nhiên cất tiếng  nóikhi sứ giả nhà vua truyền hịch báo “Tổ quốc lâm nguy” kêu gọi toàn dân nổi lên nhất tề lên đường giết giặc cứu nước cứu dân. Việc vua Hùng kêu gọi hiền tài ra giúp nước chứng tỏ chính sách cầu hiền, trọng dụng người tài ra giúp dân giúp nước. Hình tượng cậu bé làng Phù Đổng không nói suốt 3 năm biểu tượng cho lòng yêu nước thương nòi luôn luôn tiềm ẩn trong lòng mọi con dân nước Việt. Đột nhiên cậu bé cất tiếng nói khi sứ giả nhà vua kêu gọi hiền tài ra giúp nước chứng tỏ rằng khi tổ quốc lâm nguy thì tất cả mọi người trẻ già trai gái đều một lòng hi sinh cứu nước. Thật vậy khi nhà vua cho người đem ngựa sắt roi sắt nón sắt đến thì mọi người trong làng, kẻ mang nong cơm người mang vại mắm, lu cà đến để cậu bé ăn. Mỗi lần ăn xong, cậu bé lại vươn vai thân thể càng cao lớn hơn hàm ẩn ý nghĩa thâm sâu là một khi toàn dân tất cả một lòng, huy động hết nhân lực vật lực, tài lực thì sức mạnh của nhân dân ngày một phát huy đến cao độ. Sức mạnh đó tạo thành phong trào rồi thành cao trào toàn dân yêu nước kháng chiến chống giặc ngoại xâm trào dâng như thác đổ với khí thế đạp đầu thù, xem cái chết “nhẹ như lông hồng” để cứu dân cứu nước. Lịch sử Việt đã chứng minh sức mạnh vô địch của lòng yêu nước thương nòi đã đánh bại bất cứ đạo quân xâm lược nào dù chúng nấp dưới chiêu bài hoa mỹ mị dân nào!

Thế nhưng nếu tiền nhân chúng ta không tài trí siêu việt thì làm sao vận dụng khai thác tình hình suy yếu của kẻ thù phương Bắc, để vùng lên giành lại độc lập dân tộc?

     Lịch sử Việt phải trân trọng Khúc Thừa Dụ với tài trí phi thường đã nhân cơ hội Hán tộc lâm vào cuộc khủng hoảng của “Thời Ngũ Đại Thập Quốc”. Năm 905, nhân lúc nước ta không có Tiết Độ Sứ, Khúc Thừa Dụ, Hào trưởng Chu Diên được nhân dân ủng hộ đem quân ra chiếm đóng phủ thành Đại La rồi xưng là Tiết Độ Sứ. Việt Sử Thông Giám Cương Mục (Tiền Biên, quyển 5) viết: “Họ Khúc là một họ lớn lâu đời ở Hồng Châu. Khúc Thừa Dụ tính khoan hòa, hay thương người, được dân chúng suy tôn. Gặp thời buổi loạn lạc, nhân danh là hào trưởng một xứ, Thừa Dụ tự xưng là Tiết Độ Sứ…”.

     Khúc Thừa Dụ hết sức khôn ngoan sáng suốt nên không nhân cơ hội này lên ngôi vua mà chỉ xưng là Tiết Độ Sứ và dùng chính sách ngoại giao mềm mỏng xin vua Đường sắc phong để tránh việc triều Đường đem quân sang cứu viện. Triều Đường đang phải lo giải quyết nhiều vấn đề hệ trọng nên buộc phải phong cho Khúc Thừa Dụ làm Tĩnh Hải Quân Tiết Độ Sứ. Trên danh nghĩa là một viên Tiết Độ Sứ của triều Đường nhưng trên thực tế, Khúc Thừa Dụ điều hành Giao Châu như một chính quyền độc lập do người Việt tự chủ hoàn toàn. Khúc Thừa Dụ đã sáng suốt không vội xưng vương mà chỉ nhận chức Tiết Độ Sứ để không tạo cớ cho quân Đường đem quân xâm lược, chính hành động vì nước vì dân này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, mở ra kỷ nguyên độc lập Dân tộc năm 938.

Trên thế giới không có một dân tộc nào đã chiến đấu để giành độc lập sau gần một ngàn năm bị kẻ thù thống trị. Lịch sử nhân loại đã phải ghi lại “Kỳ Tích” có một không hai này của một dân tộc có gần năm ngàn năm văn hiến với nền văn minh đạo đức xa xưa. Chính truyền thống yêu nước thương nòi,của dòng giống Rồng Tiên, ý chí sống còn của dân tộc  đã viết lên những trang sử đẹp nhất nhân loại.    

    L’aurroussau một học giả Pháp nghiên cứu lịch sử Việt Nam đã nhận định về sức sống huyền diệu của một dân tộc nông nghiệp bị Hán tộc du mục thống trị gần 1 ngàn năm mà vẫn kiên cường bất khuất, vùng lên chiến đấu để giành lại độc lập dân tộc: “Không có gì thắng được cái sức sống mạnh mẽ của người Việt Nam”.Nữ sĩ Blaga Dimitrova viết: “Việt Nam là xứ sở của địa linh nhân kiệt, một dân tộc với truyền thuyết đầy bí ẩn và một lịch sử quá oai hùng đến nỗi khó mà phân biệt đâu là huyền thoại, đâu là hiện thực nữa!” . Nhà Việt Nam học Paul Mus cũng phải thừa nhận một sự thật mà không một dân tộc nào có được: “Ngay từ ngày lập quốc, tất cả then chốt của lịch sử Việt Nam đều ở cái tinh thần đối kháng đã biết kết hợp một cách kỳ lạ, một bên là năng lực đồng hoá lạ lùng, bên kia là ý chí quật khởi quốc gia không chịu khuất phục mặc dầu bị thua trận, bị phân tán, bị chinh phục. Hơn một ngàn năm bị sát nhập hoàn toàn vào Trung Quốc, từ thế kỷ thứ hai trước kỷ nguyên đến thế kỷ thứ mười sau kỷ nguyên, thay vì làm cho dân tộc Việt Nam kiệt quệ thì ngược lại đã làm cho dân tộc Việt trở nên hùng cường”. 

    Là người Việt Nam yêu nước, chúng ta phải tri ân những anh hùng liệt nữ đã đời đời hy sinh để tổ quốc trường tồn. Nhớ ơn tiền nhân chưa đủ mà chúng ta phải học tập, noi gương các danh nhân anh hùng khai sáng văn hoá, các anh hùng dân tộc của thời xa xưa thấm đậm trong tâm thức Việt để rồi dân tộc sẽ sản sinh ra những anh hùng của một ngày mai. Chính vì vậy, có thể nói lịch sử là ngọn nguồn của lòng yêu nước, chính lịch sử quá khứ hào hùng của một dân tộc sẽ là tương lai xán lạn huy hoàng của dân tộc đó. Nói theo sử gia thời danh Arnol Toynbee thì “Nếu thiếu những sự thách thức tức là thiếu yêu cầu bức bách đòi hỏi phải biết vận dụng được một cách vượt bậc khả năng xoay chuyển tình thế thì không có điều kiện để một cộng đồng người thể hiện được sức mạnh và sự sáng tạo của mình. Chính sự đáp ứng thích hợp trước những thách thức, sự vận dụng một cách vượt bậc khả năng xoay chuyển tình thế, đã đưa tới những thành tựu văn hoá lớn tạo nên bản lĩnh của các dân tộc và có thể nói lịch sử hình thành một nền văn minh lớn, không bao giờ diễn ra trên một con đường bằng phẳng với những bước đi bình thản”. Trên thế giới có lẽ không một dân tộc nào mà chịu đựng thử thách gian nan khốn khó hơn dân tộc Việt. Lịch sử cũng đã chứng minh dân tộc ta đáp ứng được những yêu cầu bức bách, sự thách thức của từng thời đại để Việt Nam là một trong những nền văn minh của nhân loại còn tồn tại mãi đến ngày nay.

    Lịch sử Việt là lịch sử của sự thăng trầm từ khi lập quốc đến ngày nay trải qua hàng ngàn năm đô hộ của giặc Tàu, gần một trăm năm nô lệ giặc Tây và hơn nửa thế kỷ chiến tranh ý thức hệ, Cộng sản thống trị và nô dịch dân tộc. Trong suốt trường kỳ lịch sử, Hán tộc bành trướng với ưu thế của Hán tộc du mục hiếu chiến, nước lớn đất rộng người đông đã xâm chiếm đất đai, đánh đuổi Việt tộc từ lãnh thổ Trung Quốc bây giờ chạy xuống phương Nam. Tầu Hán với những thủ đoạn thâm độc xóa đi mọi dấu vết cội nguồn, bóp méo sửa đổi lịch sử khiến thế hệ sau chỉ biết tìm về lịch sử trong một mớ “chính sử” hỗn độn mơ hồ. Xâm Lược bành trướng quỷ quyệt là bản chất cố hữu của kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt: Tầu Hán xưa và đế quốc mới Trung Cộng ngày nay.

    Lịch sử là ngọn nguồn của lòng yêu nước nên chúng ta phải tìm về ngọn nguồn dân tộc để hiểu rõ hơn công lao của vua Hùng mở nước, của biết bao thế hệ tiền nhân đã hy sinh mồ hôi, nước mắt và xương máu để bảo vệ mảnh giang sơn gấm vóc cho con cháu chúng ta. Chúng ta phải đọc sách sử để hiểu rõ đạo lý cao đẹp làm người Việt Nam, hiểu rõ lòng yêu nước thương nòi của dân tộc Việt kết thành truyền thống kiên cường bất khuất đã tạo nên những kỳ tích oai hùng có một không hai trong lịch sử nhân loại.

     Trên thế giới, không một dân tộc nào chịu đựng những thử thách, những gian nan khốn khó hơn dân tộc Việt. Lịch sử đã chứng minh dân tộc ta đã đáp ứng được những thách thức, vượt qua được những nghiệt ngã bức bách của từng thời kỳ để Việt Nam là một trong những nền văn minh cổ của nhân loại còn tồn tại đến ngày nay. Trải qua gần một ngàn năm bị Tầu Hán thống trị, Việt tộc vẫn vùng lên giành lại nền độc lập tự chủ của một dân tộc nhỏ bé nhưng bất khuất kiên cường. Lịch sử đã chứng minh sức sống mãnh liệt vô biên của dân tộc đã đánh bại kẻ thù xâm lược bạo tàn. Dân tộc Việt sẽ chiến thắng nội thù Việt gian Cộng sản và đế quốc mới Trung Cộng xâm lược để cứu quốc và hưng quốc.

    Đất nước Việt Nam của chúng ta sau ngày 30-4-1975 với sự thống trị của tập đoàn Việt gian Cộng Sản là một chuỗi những tang thương mất mát, lòng người ly tán, nghèo nàn lạc hậu, đất nước mất dần vào tay Tầu Cộng. Bên cạnh những mất mát đó, điều kiện khách quan của lịch sử khiến hàng triệu đồng bào phải rời bỏ quê hương ra đi tỵ nạn trên khắp thế giới. Sau gần 40 năm đồng bào Việt Nam cư trú tại Hải ngoại đã lên tới hơn 4 triệu người Việt Nam với số lượng trí thức chuyên viên giỏi nhất và nhiều nhất thế giới mà không một dân tộc nào có được. Tinh thần hiếu học cùng với ý chí tiến thủ, con em của chúng ta đã thành đạt và đã đóng góp rất nhiều với những quốc gia sở tại như những công dân danh dự của nước này. Điều kiện khách quan của lịch sử cũng đã tạo cho Việt Nam chúng ta có những người Mỹ gốc Việt, người Nga gốc Việt, người Nhật gốc Việt, người Đức gốc Việt, người Anh gốc Việt, người Pháp gốc Việt…

     Ngày nay, người Việt chúng ta định cư trên khắp thế giới và theo các nhà nghiên cứu thì ngôn ngữ Việt được sử dung rộng rãi trên toàn cầu. Với truyền thống yêu nước thương nòi của người Việt khắp nơi trên thế giới mặc dù sinh sống ở đâu lòng vẫn hướng về tổ quốc, về quê hương đất nước Việt Nam vẫn quây quần tụ hội trong tình ruột thịt, nghĩa đồng bào dưới “Mái Nhà Việt Nam” tại mỗi quốc gia, mỗi tiểu bang, mỗi quận hạt thành phố. Mai đây, khi lịch sử chuyển đổi, những người Việt Nam yêu nước sẽ trở về mang theo tài sản, vốn tri thức để đóng góp tài năng trong công cuộc kiến quốc và hưng quốc Việt Nam. Thế hệ trẻ sẽ ở lại hội nhập vào dòng chính của đất nước, quê hương thứ hai sau Việt Nam. Tất cả sẽ tạo nên một sức mạnh Việt Nam tiềm tàng, một Việt Nam siêu biên cương chắc chắn sẽ đóng góp hết sức to lớn trong công cuộc kiến thiết quốc gia và phục hưng quốc gia Đại Việt Nam trong tương lai.

     Là con dân nước Việt, chúng ta phải hiểu rõ tất cả những thăng trầm hưng phế của dòng vận động lịch sử mà biết bao thế hệ tiền nhân đã vun trồng bằng máu và nước mắt để viết lên những trang sử hào hùng của dân tộc. Chúng ta có quyền tự hào là người Việt Nam và tin tưởng hãnh tiến hướng về tương lai xán lạn huy hoàng của dân tộc trước ngưỡng cửa thiên niên kỷ thứ ba của nhân loại. Tuy nhiên, chúng ta không thể ngồi yên trông chờ vào cái gọi là “Định mệnh của Lịch sử” mà chúng ta phải nhớ rằng, lịch sử hôm nay chính là sự đóng góp của toàn dân trong những ngày qua và sự nhiệt tình đóng góp của toàn dân hôm nay sẽ là lịch sử ở ngày mai. Lịch sử là cuộc trưng cầu dân ý mỗi ngày của một dân tộc, thế nên chính chúng ta, mỗi ngày đang góp phần lịch sử vào tương lai của dân tộc chúng ta…

     Người xưa nói rằng “Ôn cố Tri tân”, chúng ta cùng nhau ôn lại những trang sử hào hùng oanh liệt để cùng nắm chặt tay nhau quyết tâm “Diệt kẻ nội thù chống quân xâm lược: Đế quốc mới Trung Cộng” để cứu quốc và kiến quốc.

     Với sức sống vô biên của người Việt Nam chúng ta, với “Đại Nghĩa Dân Tộc Cao Cả”, chúng ta nguyện làm hết sức mình, quyết tâm tranh đấu cho:

Tổ Quốc Việt Nam Trường Tồn

Dân Tộc Việt Nam bất diệt

Đất nước Việt Nam Phú Cường                                                                                            

Toàn dân Việt Nam sung túc an lạc.

PHẠM TRẦN ANH


[1] G. BUTTINGER, (The smaller Dragon, NewYork, Praeger 1958)

You may also like...