TẾT ĐOAN NGỌ CỦA ĐẠI TỘC VIỆT 1
TẾT ĐOAN NGỌ
PHẠM TRẦN ANH
- Sở cũng là Việt nên danh nhân văn hóa Khuất Nguyên là người Việt. Ngày nay các học gỉa Đài Loan, Nhật Bản kể cả Trung Quốc đều xác nhận Cửu ca là của người nước Sở (Việt) và các di chỉ khảo cổ cũng xác nhận Việt tộc đã có văn tự từ lâu ngay trước cả Hán tộc.
- Trong đời sống tâm linh của người Việt cổ thì con số 5 là con số linh, vừa nói lên ngày mồng 5 tháng 5 là ngày mà theo huyền tích là ngày giỗ mẹ Âu Cơ nên dân gian tổ chức lễ hội để tưởng nhớ Nghi mẫu Âu Cơ.
- Lễ giết sâu bọ” để cầu sự bình yên và cũng để cầu cho mưa hòa gió thuận để nhà nông bắt đầu gieo cấy mùa vụ mới.
- mà người Việt cổ chúng ta tôn vinh là cha Trời, Mẹ Đất sau khi thu hoạch vụ lúa Chiêm. Lễ hội đua thuyền trong dịp tết Đoan Ngọ là sinh hoạt văn hóa truyền thống của Việt tộc để tưởng nhớ về nguồn cội.
1.Tết của phương Nam.
Tết Đoan Ngọ mồng năm tháng năm vào đúng giữa năm tính theo lich nguyên thủy nên dân gian gọi là Tết phương Nam của tộc Việt. Nhà Trung Hoa học W. Eberhard trong tác phẩm “Lễ Hội Trung Hoa” đã viết:
“Đoan Ngọ là Tết của phương Nam, Tết cầu may, tết của sự sống … và con số 5 vừa nói lên ngày mồng 5 tháng 5 mà đồng thời cũng nói đến sự tích “50 con theo mẹ lên núi, 50 con theo cha xuống bể. Khi đua thuyền, người ta hát những bài của Khuất Nguyên rất dễ gợi lòng ái quốc. Không hiểu tục thi bơi thuyền có tự lúc nào, nhưng về sau nó kéo theo lễ kỷ niệm Khuất Nguyên trầm mình dưới sống Mịch La. Khuất Nguyên là người Sở nên dân gian có tục bắt một người Hán để đến ngày đua thuyền thì đem ra “tế” để báo thù cho Khuất Nguyên.
Đây là tục lệ nguy hiểm cho Hán tộc nhất là những người có bộ râu dài đẹp. Dân Nam Man bắt cóc họ đưa về nuôi nấng đàng hoàng để đến ngày “Trùng Ngũ” 5 tháng 5 đưa ra dìm sông tế Khuất Nguyên. Vì thế, Tết này bị vương triều Hán tộc cấm đoán triệt để. Về sau có nhiều biến đổi, nhiều hiện tượng dị đoan len lỏi vào như việc thả cơm cháo xuống nuôi hồn Khuất Nguyên …. Những ý tưởng cầu mưa để mùa màng phong đăng luôn đi kèm lễ, nên ta vẫn có thể nhìn ra được gốc gác của nó thuộc nông nghiệp và từ phương Nam phát xuất …”.
Học giả Needham nhận định rằng “Nền văn hóa Viễn Đông không có ý niệm tội lỗi mà chỉ có sự cố gắng đạt đến hòa hợp, “bình quân thái hòa”. Bởi thế cái Tết cao cả hơn hết của Viễn Đông xưa là ngày mồng 5 tháng 5 cũng gọi là ngày “Trùng Ngũ”, “Đoan Ngũ” hay “Đoan Ngọ”. Thái hòa là hòa thời với không, hòa Trời với đất, mà theo vị trí Viêm tộc thì Trời ba đất hai (tham thiên lưỡng địa), ba với 2 là 5 (ngũ). Do đó, số 5 trở thành con số lý tưởng của nền văn minh Viêm Việt, lịch khởi đầu năm ở cung Dần nên tháng 5 nhằm vào cung ngọ. Ngọ là lửa đối với tí là thủy làm nên cái trục tiên thiên cao cả, cho nên khi mặt trời đạt đến cung ngọ thì những dân có liên hệ thâm sâu với lửa như Viêm tộc phải ăn mừng, phải chào đón phút uy linh trọng đại của Đoan Ngọ. Vì thế thuốc màu dùng trong Tết này là sắc đỏ để chỉ sự sáng nóng, mặt trời, mùa hạ, sự sống nên Đoan Ngọ còn gọi là lễ của sự sống thuộc phương Nam.
2. Tết Đoan Ngọ là ngày giỗ mẹ Âu Cơ nên dân gian tổ chức lễ hội để tưởng nhớ Nghi mẫu Âu Cơ.
Trong đời sống tâm linh của người Việt cổ thì con số 5 là con số linh, vừa nói lên ngày mồng 5 tháng 5 là ngày mà theo huyền tích là ngày giỗ mẹ Âu Cơ nên dân gian tổ chức lễ hội để tưởng nhớ Nghi mẫu Âu Cơ. Vì thế, cuộc đua thuyền trong ngày lễ trên mỗi thuyền gồm 50 tay đua con trai và 50 tay đua con gái để nhắc lại sự tích “Năm mươi con theo mẹ lên núi còn năm mươi con theo bố xuống miền sông nước” trong huyền thoại Rồng Tiên của Việt tộc. Dân gian Việt Nam vẫn truyền lưu câu thơ lục bát để nhắc nhớ tới ngày Giỗ Mẹ Âu: “Tháng Năm ngày tết Đoan Dương, Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang”.
3. “Lễ giết sâu bọ” để cầu sự bình yên và cũng để cầu cho mưa hòa gió thuận để nhà nông bắt đầu gieo cấy mùa vụ mới.
Theo Toan Ánh, nhà nghiên cứu về phong tục Việt Nam qua lễ tết hội hè thì tết Đoan Ngọ còn gọi là tết Đoan Dương. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là giữa trưa. Dương là mặt trời, là khí dương nên Đoan Dương là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh. Sở dĩ ngày mồng 5 tháng 5 được gọi là Tết Đoan Ngọ vì tháng 5 là lúc trời nắng gay gắt, khí dương đang thịnh như mặt trời vào lúc giữa trưa. Thời khí mùa hạ oi bức sinh ra đủ mọi thứ bệnh cho con người, cơn trùng sâu bọ sinh sôi nảy nở nên dân gian tổ chức cúng lễ gọi là “lễ giết sâu bọ” để cầu sự bình yên và cũng để cầu cho mưa hòa gió thuận để nhà nông bắt đầu gieo cấy mùa vụ mới. Đối với dân gian thì Tết Đoan Ngọ là tết giữa năm, lúc giao mùa bệnh tật phát sinh nên nhà nào cũng đi hái lá thuốc Nam vào giữa trưa giờ ngọ rồi phơi khô dùng cả năm. Các bà mẹ Việt Nam gọi ngày Tết Đoan Ngọ là ngày “giết sâu bọ” nên cho con cái ăn cơm nếp rượu, để tống xuất sán lãi ra khỏi cái bụng ỏng của con cái. Các bà mẹ còn tin rằng nếu bắt con thạch sùng (Thằn lằn), bỏ vào nước phơi nắng rồi rửa mặt cho con trẻ thì mai sau con trẻ sẽ sáng sủa thông minh hơn. Họ còn lấy một vài loại thuốc Nam phơi khô để uống thay trà, có tác dụng trị bệnh và tiêu thực tốt. Một số nơi còn lấy bện hình con giáp năm đó để phơi khô lên trần nhà dùng làm thuốc quanh năm.
5. Tết Đoan Ngọ ngày mồng 5 tháng 5 hàng năm theo tục lệ cổ truyền được dân gian mừng đón như một lễ hội truyền thống tế lễ để tạ ơn trời đất mà người Việt cổ chúng ta tôn vinh là cha Trời, Mẹ Đất sau khi thu hoạch vụ lúa Chiêm.
Tết Đoan Ngọ ngày mồng 5 tháng 5 hàng năm theo tục lệ cổ truyền được dân gian mừng đón như một lễ hội truyền thống tế lễ để tạ ơn trời đất sau khi thu hoạch vụ lúa Chiêm và cũng để Tạ ơn Đời, Tạ ơn Người. Vào dịp này dân gian cũng không quên các ân nhân nên gia đình nào cũng đi tết thầy, tết các ông lang đã chữa trị bệnh tật cho gia đình theo đúng truyền thống lễ nghĩa thấm đậm tình người, bản sắc nhân văn cao đẹp của người Việt.
Vào ngày này, trai thanh gái lịch lo sắm sửa chưng diện đi dự lễ hội với đủ mọi trò chơi dân gian. Các thiếu nữ thời xưa đã biết dùng lá xả còn gọi là lá lan để nấu nước gội đầu, tắm rửa cho thân thể thơm tho rồi chưng diện quần là áo lượt đi vui chơi “đố lá” với bạn bè trang lứa. Đố lá là trò chơi trai gái dùng lá để ví von tình cảm của nhau, thách đố nhau để tìm bạn lòng mà thi hào Nguyễn Du đã nhắc tới Tết Đoan Ngọ qua 2 câu lục bát dân gian: “May thay giải cấu tương phùng, Gặp tuần đố lá thỏa lòng tìm hoa ..”. Các cụ già thì thưởng thức rượu Xương Bồ là một thứ rượu bổ dân gian để mừng Tết, vui hưởng thú thanh cao tao nhã với bạn già như thi hào Nguyễn Trãi viết: “Giữa trưa ngày Tết lúc cùng vui, Rượu mới Xương Bồ uống Tết chơi”. Ngoài ý nghĩa tết Đoan Ngọ, tết Cầu may mắn, nhân dịp này dân gian tưởng nhớ danh nhân Khuất Nguyên của Việt tộc nên ngày Đoan Ngọ là ngày giỗ của Đại Thi Hào Khuất Nguyên, một kẻ sĩ bất phùng thời, yêu nước thương dân mà bất lực, không cứu được nước đành gieo mình xuống dòng sông Mịch La mà chết cùng nước Sở (còn gọi là Sở-Việt).
Đóng Góp Ý Kiến