NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU
Nhân dịp cuối năm, Bảo Đại đi nghỉ mát ở Đà Lạt thì quan Toàn quyền Pierre Pasquier đã giới thiệu một thiếu nữ Việt Nam mới 18 tuổi đi cùng với bà Charles là Marie Therese Nguyễn Hữu Hào, con gái nhà điền chủ giàu có ở miền Nam, có đạo vừa tốt nghiệp trung học ở Couvent des Oiseaux ở Pháp. Sau đó đám cưới được tổ chức ngày 20 tháng 3 năm 1934 trước triều đình và các đại diện của Pháp.
Nam Phương Hoàng Hậu
Lễ cưới Bảo Đại và Hoàng Hậu Nam Phương
Hoàng Đế Bảo Đại và Hoàng Hậu Nam Phương
Đây là lần đầu tiên đám cưới được tổ chức ngay trong triều đình và đặc biệt là nhà vua Bảo Đại chính thức tấn phong cho vợ là Nam Phương Hoàng hậu và cho phép Hoàng Hậu được mặc áo màu vàng da cam vốn chỉ dành cho Hoàng đế.“Hoàng hậu vận trào phục màu vàng, đầu đội mũ kết trân châu bảo ngọc, đi hia mũi nhọn, tay cầm Hốt ngà, từ từ tiến vào qua hai hàng quan triều thần chào đón để tiến tới trước ngai vàng. Hoàng hậu khấn đầu làm lễ vái 3 vái rồi ngồi sang bên phải nhà vua trên chiếc ngai vàng thấp hơn. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một thiếu nữ đã một mình tiến cung vua như vậy… Sau khi đã hoàn tất nhiệm vụ, hai cụ Charles đã trở về Pháp.12 Điều này Chúa và chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Pháp. Sau đám cưới, Bảo Đại viết thư gửi lên Đức giáo hoàng đề cập đến vấn đề hôn nhân, việc giáo dục các con sau này, đồng thời xin Đức Giáo Hoàng cho phép một Sứ thần Việt Nam tại Vatican. … Chứng tỏ một sự hóa giải một tiềm thức hận thù xảy ra cả trăm năm trước, đồng thời tạo sự gặp gỡ của Tây phương với Đông phương, qua nước Việt Nam coi như đất của tương phùng và qua cuộc hôn nhân của tôi vừa là lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng được trau dồi bởi hai nền văn hóa Đông và Tây…”.13 Việc làm chính đáng của nhà vua Bảo Đại khiến Vatican phải cải cách những ràng buộc cố hữu để thích nghi với nền văn hóa phương Đông.
Ngày 9-3-1945, quân phiệt Nhật đảo chánh thực dân Pháp, sau đó viên Đại sứ Yokoyama gặp Bảo Đại trình “Tâu Hoàng thượng, đêm qua chúng tôi đã chấm dứt chủ quyền của Pháp ở đất nước này. Tôi được trao nhiệm vụ dâng nền Độc lập của Việt Nam lên Hoàng thượng…”. Bảo Đại hỏi “Của toàn lãnh thổ Việt Nam thưa ngài Đại sứ?”. Sau một giây ngập ngừng, phớt lờ câu hỏi rồi nói tiếp “Tâu Hoàng thượng, vì Hoàng thượng tượng trưng của nếp sống duy linh trong thời đại này, lại là nguồn hy vọng của giới thanh niên Việt Nam, chỉ riêng Hoàng thượng mới có thể đảm trách biến cố lịch sử này… Chính phủ nước tôi rất mong muốn Hoàng thượng ban hành một sắc chỉ để cụ thể hóa nền độc lập này”. Sau đó trao cho Bảo Đại một tờ giấy rồi cúi đầu chào và lui gót… Trong lời nói của viên Đại sứ, Bảo Đại nhận thấy có 2 chi tiết đó là sự nhấn mạnh về việc gạt bỏ Hoàng thân Cường Để và sự im lặng đối với vấn đề Nam kỳ… “Tất nhiên, tôi không chú trọng đến ngai vàng và tôi sẵn sàng hy sinh, nếu thấy là cần thiết cho quyền lợi của nhân dân Việt Nam. Nhưng trong hoàn cảnh hiện tại, tôi cảm thấy rằng sự tồn tại của quốc gia dính liền vào triều đại do tôi lãnh đạo…”.14 Bảo Đại là người thức thời, yêu nước nên quyết định nắm trọn thời cơ, đồng thời cố gắng làm giảm thiểu những đòi hỏi và sự thâu lạm của Nhật nên ngay trong buổi chiều đã triệu tập hội đồng Cơ mật tức hội đồng tứ trụ triều đình để bàn bạc việc công bố độc lập của Việt Nam. Bảo Đại đã nói thẳng những điều nhận định và sẵn sàng chịu hết nhưng yêu cầu tất cả thành viên viện Cơ mật cùng dấn thân với Bảo Đại. Đây là lần đầu tiên, một tuyên ngôn được toàn thể thành viên của viện Cơ mật.
Đóng Góp Ý Kiến