LỊCH SỬ TRUNG HOA THỜI CỔ ĐẠI                                                     LÀ CỦA TỘC VIỆT

          Cuối thế kỷ 20, nhân loại đã hiểu rõ hơn về cấu trúc di truyền của con người, xác định được lộ trình di chuyển từ cái nôi sinh tụ ban đầu ở Đông Phi đi khắp nơi trên thế giới. Nhà khoa học người Mỹ gốc Trung Quốc, Lý Huỳnh (Li Yin) của Trường Ðại học Tổng hợp Texas đã đưa ra kết luận là vào khoảng 200.000 năm trước, người khôn ngoan Homo sapiens từ châu Phi thiên di tới Trung Ðông. Từ Trung Ðông một nhóm rẽ sang phía Đông đi qua Pakistan, Ấn Ðộ rồi men theo bờ biển phía Nam châu Á. Nhóm người này đến Ðông Nam Á vào khoảng 70.000 năm trước. Họ định cư ở Đông Nam Á một thời gian khoảng 10.000 năm rồi một bộ phận đi tiếp lên phía Bắc tới định cư ở vùng Thiên Sơn (Altai) phía Bắc Trung Hoa.[1]

          Khoa học gia J. Y. Chu đã phân tích cấu trúc di truyền 28 nhóm bộ mẫu di truyền từ các tỉnh khác nhau của Trung Quốc đã đi đến kết luận là tổ tiên của người Ðông Á là khởi nguồn từ vùng Ðông Nam Á đi lên và người Trung Quốc (Chinese) ở phía Bắc Trung Quốc có cấu trúc di truyền hoàn toàn khác với người Trung Quốc ở phía Nam (Hoabinhian=Pre-Vietnamese). Các công trình nghiên cứu mã Di truyền mitochondrial của các nhà khoa học, các nhà nhân chủng học Hoa Kỳ, Anh Quốc, Âu Châu, Thái Lan, Nam Dương và nhiều nước khác trên thế giới kể cả Trung Quốc đã xác định:

– Tổ tiên của các nhóm dân Đông Á ngày nay có nguồn gốc từ Đông Nam Á và người Trung Quốc (Chinese) ở phía Bắc Trung Quốc có cấu trúc di truyền Haplogroups: A, C, D, G, M8a Y và Z và đặc biệt không có đột biến đặc biệt Á châu khác với người Trung Quốc ở phía Nam (Hoabinhian= Pre-Vietnamese). 

– Người Việt Nam, người Đông Bắc Á, người Đông Nam Á lục địa,  người Đông Nam Á hải đảo và cả thổ dân châu Mỹ có cùng halogroups A, B, C, D và có yếu tố đột biến di truyền là một đại chủng khác biệt hoàn toàn với người Trung Quốc phía Bắc (North Han Chinese).

          Bên cạnh kết quả thuyết phục về cấu trúc phân tử di truyền DNA, công trình nghiên cứu về “Nạn Biển Tiến” của khoa Đại Dương học đã cho chúng ta hiểu thêm về lộ trình di chuyển của người Hòa Bình (Hoabinhian- Pre-Vietnamese). Mỗi lần biển tiến thì cư dân Nam Đảo và cư dân Hoabinhian (Pre-Vietnamese)  phải di chuyển lên miền cao nguyên Tây Tạng (Tibetan Plateau), sau khi nước biển rút thì họ lại từ miền cao tiến xuống đồng bằng lưu vực các con sông Hoàng Hà, Dương Tử để định cư sinh sống. Chính vì vậy, trong lịch sử tiến hóa của dân tộc Việt từ người Hòa Bình trở thành người Tiền Việt Hoabinhian => Pre-Vietnamese => Ancient Vietnamese = Hundred-Viets => Bách Việt (Bai-Yue) đã định cư trên khắp lãnh thổ gọi là Trung Quốc bây giờ.

          Cư dân Hòa Bình đã thành hình nền Văn hóa Hòa Bình với di chỉ Thẩm Khuyên (32.100 ± 150 trước Dương lịch (TDL), Mái Đá Điều, Mái Đá Ngầm (23.100 ± 300 TDL). Các công trình khảo cổ đã chứng minh những cư dân Bách Việt này đã thành hình các nền văn hóa cổ đại ở Trung Hoa, đó chính là lịch sử tiến hóa của đại tộc Việt:

– Văn Hóa Lĩnh Nam với di chỉ Bạch Liên Động ở Quảng Tây có niên đại C14 = 19.910±180BP, nền văn hóa Giang Nam-Hồ Nam gồm văn hóa Tiểu Nhâm Động ở Giang Tây (C14=10.870±210BP), văn hóa Hà Mỗ Độ (Hemudu) ở Triết Giang ((5500 BC to 3300 BC). Tạp chí Science đã công bố lúa nước có niên đại mới nhất là 7.000 năm. Bản đồ National Geographic Company ấn hành năm 1991 ghi rõ từ hạ lưu sông Hoàng Hà trở xuống là Di Việt với nền văn minh lúa nước đầu tiên trên thế giới.[2]

– Văn hóa Bắc Sơn Giang Nam vào sơ kỳ thời đại đồ đá mới có niên đại C14 là 10.250±200, nền văn Hóa Bán Pha với di chỉ chữ viết cổ trên bình gốm ở Bán Pha 2 có niên đại cách ngày nay 9 ngàn năm và Văn hóa Giả Hồ 6.600 TDL.

– Văn hóa Đồi Ba Sao Ba Thục (5.535 TDL), văn hóa Long Sơn Ngượng Thiều (5000-3000 TDL), văn hóa Đại Khê (4500-3000 TDL), văn hóa Đại Vấn Khẩu (4100=2600 TDL), văn hóa Óc Eo (4000TDL), văn hóa Quảng Tây (4000-2000 TDL), văn hóa Hà Lạc (3.300 TDL), văn hóa Lương Chử Triết Giang (3400-2250 TDL), văn hóa Khuất Gia Lĩnh (3000-2600 TDL)…

          Thế nhưng, từ trước đến nay các nhà nghiên cứu thường không phân biệt rõ khái niệm Trung Hoa và Trung Quốc, cũng như không phân biệt người Hoa Hạ và người Trung Quốc. Thậm chí còn cho rằng Trung Hoa là Trung Quốc và người Hoa Hạ là người Trung Quốc, từ đó đưa tới nhiều nhận định sai lầm đáng tiếc. Do đó, phục hồi sự thật lịch sử về lịch sử Trung Hoa cổ đại hết sức quan trọng vì sư thật lịch sử được chứng minh bởi kết quả của những công trình nghiên cứu, những kết quả khảo cổ, khảo tiền sử, huyết học, Đại Dương học và nhất là phân tích di truyền DNA đã làm thay đổi nhận định từ trước đến nay về lịch sử tiến hoá cũng như tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam và Trung Quốc.

          Sách sử cổ thường viết là lịch sử Trung Hoa cổ đại hoặc dựa theo Kinh Thư viết “Phương Bắc” để chỉ nước Hạ của người Hoa Hạ. Công trình Khảo cổ tìm thấy những di chỉ của nền văn hóa Lão Ngưu Pha của cư dân Việt ở bờ Nam sông Vị và di chỉ văn hóa Diêm La Thôn của cư dân Lạc (Việt) sống ở bờ Nam sông Lạc vùng Tam Giang Bắc, hợp lưu của các con sông Vị, sông Lạc (bộ Chuy) và sông Hoàng Hà. Cổ thư Trung Hoa cũng chép về một quốc gia cổ là “Hoa Tư” gọi là Hoa Tư cổ quốc hoặc “Hoa Tư Thị” ở khu vực Lam Điền của Tây An ngày nay. Hoa Tư thị là tổ tiên của dân tộc Trung Hoa, chữ Hoa Hạ và Trung Hoa bắt nguồn từ Hoa Tư thị.[3]


[1] Li Yin: Distribution of halotypes from a chromosome 21 region distinguishes multiple prehistoric human migrations, Pro. Natl. Acad. Sci. USA, Vol.96, pp.3796-3800. 1999. Theo chúng tôi thì nhóm người định cư ở vùng Thiên Sơn Altai giao hòa chủng tộc với nhóm người Turcs từ Trung Á tiến sang, người Hyksos từ Tây Bắc Á đi lên và người Mongoloid tiến xuống phương Nam để trở thành người Trung Quốc bây giờ.

[2] Như Thường Trương Bổn Tài: Việt Học Là Gì? NXB Trăm Giống Việt 2010. Hemudu là ký âm bằng tiếng Anh của thổ ngữ, ký âm bằng tiếng Trung Quốc là Hà-mỗ-Độ. Nhà khảo cổ Thái, GS Surin Pookajorn đã tìm được những hạt lúa cổ ở hang Sakai có niên đại C14 cách ngày nay là 9.260-7.620 năm nên văn hóa Hòa Bình mới là cái nôi của nền văn minh lúa nước đầu tiên của nhân loại.

[3] Wikipedia tiếng Việt: Thiểm Tây (Shanxi)

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *