TRIỀU THƯƠNG ĐẦU TIÊN CỦA TRUNG QUỐC
Năm 1600 TDL, tộc Thương du mục từ Tây Bắc tràn xuống đánh chiếm lãnh thổ của nhà Hạ sau hơn 432 năm trị vì với 18 đời vua.[1] Thành Thương vua của tộc Thương thành lập triều đại đầu tiên của lịch sử Trung Quốc là một chuyển biến lịch sử chấm dứt thời kỳ Trung Hoa Cổ đại. Hoàng tộc và cư dân nhà Hạ, Bách Bộc chi tộc phải vượt sông Hoàng Hà chạy xuống phương Nam thành lập quốc gia Bộc Việt. Kinh đô đầu tiên của triều Thương ở đất Bạc, sang đến đời Bàn Canh phải dời đô về đồi Ân (Ân khư) nên đổi tên triều Thương là Triều Ân. Chính thời kỳ này, giặc Ân vượt sông Hoàng Hà đánh nước Xích Quy của tộc Việt còn ghi dấu trong truyền kỳ lịch sử Phù Đổng Thiên Vương…
Theo cổ sử Trung Quốc thì đời Thương còn khoảng 3000 chư hầu, cương vực là cả một khu vực rộng lớn ở lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang.[2] Trên thực tế, khu vực vương triều Thương trực tiếp cai trị chỉ là mảnh đất hẹp ở gần kinh đô bằng khoảng hai tỉnh ngày nay gồm phía Nam tỉnh Hà Bắc, phía Đông tỉnh Hà Nam, phía Bắc tỉnh Sơn Tây và phía Tây tỉnh Sơn Đông.
Tên nước Trung Quốc mới có từ thời Thương vì theo quan niệm của Hán tộc thì Thương là quốc thổ nằm giữa các vùng đất ở bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc nên gọi là Trung Quốc.[3] Các sách cổ như Thượng Thư, Kinh Thi do Khổng Tử san định đều gọi vương quốc Thương là Trung Quốc. Trong Kinh Thi có câu: “Huệ thử Trung Quốc, dĩ tuy tứ phương” nghĩa là lấy ân huệ Trung Quốc để yên định bốn phương. Ngôi vua từ chế độ “truyền hiền bất truyền tử” thời thịnh trị Đường Ngu chuyển sang chế độ quân chủ thế tập kể từ đó. Đến đời vua Kiệt say mê Muội Hỷ, đắm chìm trong tửu sắc không ngó ngàng gì đến việc triều chính mà chỉ lo xây cung điện, giết gián thần Long Bàn nên bị vua nước Thương là Thành Thang hợp với chư hầu đem quân vào đánh tiêu diệt nhà Hạ. Tính ra nhà Hạ gồm tất cả 18 đời vua trị vì hơn 432 năm.
Theo Từ Hải và các bộ sử cũ thì triều Thương bắt đầu từ khoảng 1766 TDL và chấm dứt năm 1122 TDL. Kinh đô đầu tiên ở đất Bạc, sau đến đời Bàn Canh phải dời về đồi Ân nên đổi tên Thương là Ân. Chính thời kỳ này giặc Ân vượt Hoàng Hà xâm chiếm Xích Quy cổ sơ của ta ở Trung Nguyên nhưng thất bại còn ghi dấu trong truyền thuyết Phù Đổng Thiên vương.[4] Theo cổ sử TQ thì đời Thương còn khoảng 3000 chư hầu, cương vực là cả một khu vực rộng lớn ở lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang.[5] Trên thực tế, khu vực vương triều Thương trực tiếp cai trị chỉ là mảnh đất hẹp ở gần kinh đô bằng khoảng hai tỉnh ngày nay gồm phía Nam tỉnh Hà Bắc, phía Đông tỉnh Hà Nam, phía Bắc tỉnh Sơn Tây và phía Tây tỉnh Sơn Đông.
Tên Trung Quốc có từ thời Thương vì theo quan niệm của Hán tộc thì Thương là quốc thổ nằm giữa các vùng đất ở bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc nên gọi là Trung Quốc.[6] Các sách cổ như Thượng Thư, Kinh Thi do Khổng Tử san định đều gọi vương quốc Thương là Trung Quốc. Trong Kinh Thi có câu: “Huệ thử Trung Quốc, dĩ tuy tứ phương” nghĩa là lấy ân huệ Trung Quốc để yên định bốn phương. Cuối đời Ân, Trụ là người dũng mãnh có tài nhưng say mê Đắt Kỷ, dâm dật, hoang phí đặt ra nhiều loại thuế mới, áp dụng hình phạt thảm khốc, bỏ tù Văn Vương. Sau Văn Vương chết, con là Tây Bá Phát hội chư hầu 800 nước đánh Trụ. Trụ đốt mình mà chết. Triều Thương gồm 34 đời vua kéo dài 629 năm.
Tộc Chu là một tộc người du mục từ Tây Bắc tràn vào Trung Quốc nên triều Chu tổ chức Vương triều giống như ở Tây Á, vua được goi là Thiên Tử cai trị theo lệnh của Thần Thánh gọi là Thượng Đế, vua là hiện thân của Thượng Đế cai trị theo mệnh trời (Thiên Mệnh). Thiên Tử phong tước Vương, Hầu cho các nước nhỏ gọi là Chư Hầu. Chư Hầu cai trị cha truyền con nối theo lệnh bảo vệ Thiên Triều… Chu Võ Vương lên ngôi, đóng đô ở đất Cảo tỉnh Thiểm Tây phong cho họ hàng và công thần làm vua 15 nước chư hầu, đặt ra chế độ Tông pháp. Vương triều Tây Chu cũng đặt tên nước là Trung Quốc. Cuối đời Chu, Chu Lệ Vương dùng kẻ tiểu nhân, làm việc bạo ngược nhân dân nổi lên đánh đuổi. Lệ Vương chạy vào đất Phệ, con là Thái tử Tịnh còn nhỏ, hai ông Châu và Triều làm tướng cùng chung coi việc nước nên sử gọi là chính thể Cộng hòa năm 841 TDL.
Theo cổ sử, đầu triều Chu có khoảng 1000 chư hầu[7] nhưng đến thời Xuân Thu cuối đời Chu còn hơn 100 nước, trong đó chỉ có 12 nước được ghi trong sử sách là: Tề ở Sơn Đông, Sở ở Hồ Bắc, Tấn ở Sơn Tây, Tần ở Thiểm Tây, Lỗ ở Khúc Phụ Sơn Đông, Vệ ở Hà Nam, Tào ở Sơn Đông, Trần ở Hoài Dương Hà Nam và Sái ở Tân Sái Hà Nam. Trong 12 nước gọi là chư hầu thì có Tề, Tấn, Tần, Sở, Tống là lớn mạnh hơn. Về sau có nước Việt ở huyện Thiệu Dương tỉnh Hà Nam và Ngô ở huyện Ngô tỉnh Giang Tô nổi lên cùng các chư hầu tranh giành ngôi bá chủ Trung Nguyên, dưới danh nghĩa “Tôn Chu nhượng Di” (phù Chu dẹp Di địch).
Năm 771 TDL, nhân lúc Chu U Vương phế truất Thân Hậu đưa Bao Tự lên thay thì Lạc bộ Chuy mà sử Trung Quốc gọi là Khuyển Nhung đem quan vào đánh với sự tiếp ứng của Thân Hầu. Chu U
Vương bị giết, con là Thái Tử Nghi Cửu phải dời đô về Lạc Dương tỉnh Hà Nam nên gọi là Đông Chu. Triều Chu giao cho Tần trấn giữ miền Tây ngăn chặn Khuyển Nhung.
Năm 659 TDL, Tần Mục Công đánh thắng chi Lạc bộ Chuy của đại tộc Việt nên vua Hùng phải dời đô xuống Phong Châu Thượng ở Vân Nam. Mãi đến chi Hùng Vương thứ 18, Hùng Duệ Vương mới dời đô xuống Việt Trì, Phú Thọ ở Bắc Việt Nam. Như vậy, tất cả sách sử cũ chép rằng tộc Việt từ phương Bắc thiên cư xuống phương Nam và vua Hùng dựng nước ở Việt Trì Phú Thọ là không đúng sự thật vì thời kỳ này vùng cực Nam Hoa Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam nước biển chưa rút nên cổ thư Trung Quốc gọi là Nam Hải…
Thời kỳ này, giới khảo cổ không ghi nhận được con người hiện diện tại Bắc Việt Nam vì vùng đất này còn tràn ngập bởi nước biển nên trước đây, những sách sử cũ viết rằng người Việt cổ đã thành lập nước Văn Lang ở miền Bắc Việt Nam là không có cơ sở. Đến khi nước biển rút cách đây khoảng 5.500 năm, người Việt cổ lại mang theo văn hóa lúa nước trở về vùng đất Tổ để hình thành nền văn hoá Phùng Nguyên và vua Hùng, chi Hùng Vương thứ 18 là Hùng Duệ Vương mới dời đô từ Vân Nam Thượng xuống Việt Trì, Phú Thọ ở Bắc Việt Nam.
Ngày nay, với những kết quả khoa học thuyết phục, sự thật lịch sử đã được phục hồi là lịch sử Trung Hoa thời cổ đại cho đến năm 1600 TDL là lịch sử của Việt Nam thời cổ đại. Thật vậy, theo nhà nghiên cứu ngôn ngữ Đỗ Thành thì chữ Hạ 夏 cũng là chữ “Diềt 夏 Việt”, tiếng Triều châu đọc là “He 夏” như “Hè 夏” trong tiếng Việt để chỉ “mùa hè 夏”. Chữ “hè 夏” nầy có chữ “Hiệt 頁” phía trên, phát âm “Hiệt 頁” ngày xưa cũng tương đương là chữ “Diềt 夏 Việt”. Việt 夏/Hè cũng chính là “Hùng 夏 vương”, Họ Mỵ 芈 hay Mi 芈 của vua Việt và Hoa 華 – Hạ 夏” do đó chữ Hoa 華 nầy chính là Hạ 夏 là Yùe là Việt với nguyên âm “Hiệt 頁”. Tất cả đã chứng minh người Hoa Hạ, nhà Hạ và lịch sử Trung Hoa Cổ đại chính là lịch sử Việt thời cổ đại trước khi bị tộc Thương, Chu, Tần, Hán du mục đánh chiếm lãnh thổ và phải thiên cư xuống phương Nam…
Đặc biệt, kết quả công trình khảo cổ của học giả J. Gunnar Anderson năm 1920, đã tìm thấy những di tích của thời đồ đá ở miền Tây tỉnh Hà Nam Trung Quốc mà trước đây giới khảo cổ gọi là “Văn hoá Ngưỡng Thiều” có niên đại C14 = 4.115 – 110 TDL (1950).[8] Giới khảo cổ xác nhận rằng vùng Hà Nam, Thiểm Tây (Shian) đã có người hiện đại sinh sống từ thời đồ đá mới (Neolithic). Đồng thời giới khảo cổ cũng xác nhận là không có dấu hiệu của con người đã cư ngụ trước đó một cách liên tục và những người hiện đại này khi đến định cư ở Hà Nam đã có một nền văn minh khá cao chứng tỏ họ đã từ nơi khác đến chứ không phải có nguồn gốc bản địa.
Giới khoa học đã chứng minh ngược lại là nền văn hóa này đã được khai sinh ở miền Nam rồi di chuyển lên phía Bắc Trung Quốc. Đặc biệt, bằng phương pháp phóng xạ C14, các nhà khảo cổ đã xác minh được những người Ngưỡng Thiều, Long Sơn đa số thuộc chủng phương Nam như người miền Nam Trung Quốc hiện nay và cũng không khác những người nay thuộc lãnh thổ Việt Nam và cả Nam Dương.[9]
Chứng cứ khảo cổ này đã phục hồi sự thật lịch sử là nhà Hạ trong lịch sử Trung Hoa là của Việt tộc đã định cư ở vùng sông Bộc mà truyền thuyết kể là ngành Thần Nông phương Bắc đã thành lập các triều đại Đế Nghi, Đế Lai đến đời Đế Du Võng thì các thủ lĩnh Li Vưu (Hmong Mien), Đế Du Võng và Đế Hoàng tranh giành quyền lãnh đạo. Cuối cùng Đế Hoàng thắng và truyền ngôi cho Đế Chuyên Húc, Đế Cốc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn và Đế Hạ Vũ nhà Hạ.
Nhà khảo cổ học nổi tiếng Liên Sô Cheboksarov đã nghiên cứu trong số các sọ khai quật tại An Yang (An Dương) và vùng phụ cận hoàn toàn khác với các sọ ở Bắc Kinh có bộ óc gồ hơn, bộ mặt phẳng, cao và rộng đều giống nhau. Các sọ này ở trong các hố chôn những người bị giết phần lớn bị chặt đầu mà các nhà khảo cổ cho là họ bị chặt đầu trong buổi lễ Tế Thần. Thế nhưng trong các hố chôn này, các sọ khá thuần nhất chứng tỏ rằng họ là cùng một nhóm dân cùng chủng tộc nằm chung trong một hố.
Theo Cheboksarov, cộng đồng khá thuần chủng này đã cư ngụ cách thủ đô chừng 200-300km và khác với dân Thương (Hán tộc). Học giả Cheboksarov cho rằng những cư dân này chính là người nhỏ có nét mặt không phải người Hán (Trung Quốc) bị một người lớn hơn (Trung Quốc) túm lấy trên thau đồng của bộ sưu tập Sumitomo ở Kyoto. Chứng cớ khảo cổ này cho chúng ta thấy những cư dân này là dân nhà Hạ của Việt tộc bị tộc Thương tàn sát chặt đầu hàng loạt chôn trong một hố năm 1.600 TDL để thành lập triều Thương đầu tiên của lịch sử Trung Quốc.
Đế Nghiêu họ Đào Đường chăm lo việc chính trị, cai trị nhân đức. Đế Nghiêu sai ông Hi và ông Hòa làm lịch để dân biết thời vụ để làm nông. Lịch thời đó gồm có 360 ngày, có tháng nhuần. Trăm họ cày ruộng mà ăn, đào giếng mà uống, an hưởng thái bình. Đế Nghiêu được ông Thuấn giúp việc tuần thú và giao tiếp chư hầu. Con vua Nghiêu là Đan Châu kém cỏi bất tài nên Đế Nghiêu gả 2 con gái cho và truyền ngôi cho Thuấn. Vì thế Đào Đường Thị Đế Nghiêu được hậu thế ca tụng là tài đức song toàn, truyền ngôi cho người hiền mà không truyền ngôi cho con. Họ Đào Đường làm vua từ năm 2.356 đến 2.255 TDL thì truyền ngôi cho ông Thuấn là người tài đức. Thuấn lên ngôi đóng đô ở Bồ Bản thuộc đạo Hà Đông tỉnh Sơn Tây, đổi tên nước là Ngu (Âu). Đế Thuấn sai ông Vũ đi trị lụt, đặt ra lệ tuần thú, lập nhà học Thượng Tường và Hạ Tường. Theo Mạnh Tử Đế Thuấn là người Đông Di tức chi Lạc bộ Trĩ của tộc Việt. Đế Thuấn được nhiều hiền tài ra giúp như ông Tiết, Cao Dao, ông Ích, ông Tắc…
Đế Thuấn ở ngôi được 18 năm, con là Thương Quân không theo nổi nghiệp cha nên truyền ngôi cho người hiền là ông Vũ. Vua Vũ là con của ông Cổn, cháu huyền tôn của Hoàng Đế. Đời vua Nghiêu có lụt lớn, vua sai ông Cổn đi trị thủy. Cổn cho đắp đê nhưng nước lại càng dâng lên cao. Thuấn lên ngôi cử ông Vũ lên thay cha đi trị thủy, Vũ dùng cách sơ đạo, khai thông sông ngòi cho nước thuận theo dòng chảy ra biển suốt 13 năm trời mới hết. Vua Vũ muốn truyền ngôi cho người hiền là ông Ích nhưng Thái Tử Khải là người hiền nên khi nhà vua từ trần, các chư hầu tôn Thái Tử lên thay tức là Đế Khải. Ngôi vua từ chế độ “Truyền hiền bất truyền tử” chuyển sang chế độ Quân chủ “Thế Tập” kể từ đó.
Sách sử cổ chép rằng vua Đại Vũ lập ra nhà Hạ là hậu duệ của Xuyên Húc nhưng lấy họ Tỷ vì trước khi lên ngôi, Vũ lập nghiệp ở bờ sông Tỷ tỉnh Sơn Tây. Kinh đô nhà Hạ ở An Ấp tỉnh Sơn Tây chỉ cách ngã ba sông Vị hơn 100 km. Vua Hạ là người đầu tiên lập ra chế độ thế tập cha truyền con nối. Việc cai trị nước được tổ chức quy củ, Vua Hạ Vũ chia lãnh thổ ra làm 9 châu dựa trên địa lý thiên nhiên và dựa trên 9 phương ngữ của cư dân Bách Việt bản địa trong đó, đất Kinh Việt gọi là Châu Kinh. Thiên Vũ Cống của Kinh Thư chép cương giới của châu Kinh hướng Đông tới ngọn sông Hoài. Châu Kinh nay thuộc tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam, Qúy Châu, Quảng Tây là địa bàn cư trú của dân nước Sở thời Chiến Quốc mà sử Trung Quốc gọi là Kinh Man. Châu Dương rộng hơn tới tận biển Đông gồm miền sông Hoài, châu Từ, U Việt mà sử Trung Quốc gọi là Di Việt.
Công trình nghiên cứu mới đây nhất về Hán ngữ và các phương ngữ Bách Việt ở Trung nguyên đã xác định chỉ có người Hakka (Hẹ) là Lạc bộ Trĩ ở vùng sông Bộc và bán đảo Sơn Đông có phát âm tương tự với Hán Việt và tiếng nôm của Tộc Việt [Ngieu] còn tiếng Quan Thoại và các phương ngữ đọc khác. Sự kiện này chứng tỏ thêm rõ là Đế Nghiêu là người Việt cổ.[10] Thực tế này được thư tịch cổ Trung Quốc xác nhận là khi Lạc bộ Trĩ gồm Bách Bộc mà cổ sử Trung Quốc gọi là rợ Đông Di bị đánh bật khỏi lưu vực sông Bộc và bán đảo Sơn Đông đã thiên cư lên Đông Bắc thành lập nước Cao Câu Ly mà sử Trung Quốc gọi miệt thị là rợ Tam Hàn. Dòng họ Lý là dòng họ chính ở bán đảo Triều Tiên nên được xem như hậu duệ của Hmong Dao. Nhà Lý là hậu duệ của đồng bào Dao thuộc chi tộc Hmong-Mien nên năm 1060, Vua Lý Anh Tông cho xây đền thờ Suy Vưu cũng gọi là Li Vưu, Hoàng Đế của chi tộc Hmong Mien ở phường Bố Cái thành Thăng Long.
Vấn đề gốc tích vua Vũ lại sáng tỏ khi cổ sử Trung Hoa còn ghi rõ là năm Quý Tỵ (2.198 TDL), vua Đại Vũ nhà Hạ hội chư hầu ở Cối Kê thuộc U Việt. Năm Quý Mão 2.085 TDL, vua Thiếu Khang nhà Hạ phong cho con thứ là Vô Dư ở đất Việt. Sử sách còn ghi lại là vua Thuấn tuần du phương Nam rồi qua đời ở núi Thương Ngô. Núi Thương Ngô trước tên là núi Cửu Nghi ở miền Bắc tỉnh Hồ Nam là địa bàn cư trú của Bách Việt. Hai bà vợ đi theo buồn rầu than khóc rồi chết bên bờ sông Tương nên dân gian lập đền thờ hai bà gọi là “Tương Phi”. Sông Tương bắt nguồn từ Long Uyên chảy vào hồ Động Đình và lên tới vùng Ba Thục cũng là đất Bách Việt (Bai-Yue). Dân gian còn lập đền thờ Sương Quân là con gái vua Nghiêu ngay bên hồ Động Đình.
Cổ thư Trung Hoa chép lại rằng vua các nước Ngô, Việt đều tự hào là con cháu Hoàng Đế và vua Đại Vũ nhà Hạ. Chính Tư Mã Thiên trong “Sử Ký” cũng chép rằng tổ tiên của Câu Tiễn, vua nước Việt thời Xuân Thu là dòng dõi vua Vũ. Hiện ở núi Cối Kê tỉnh Triết Giang Trung Quốc bây giờ vẫn còn đền thờ vua Vũ, nơi mà ngày xưa vua Vũ đã đến hội chư hầu tại đây. “Sử Ký” cũng chép rằng vua nước Sở nhận rằng là hậu duệ của Hoàng đế Hiên Viên. Hùng Dịch người được triều Chu phong cho ở đất Sở là cháu vua Kinh Man là Chuyên Húc (còn gọi là Xuyên Húc) ông tổ của nhà Hạ.
[1] Bộ Sử Ký do sử quan chính thống Hán Tư Mã Thiên chép là từ năm 1.600 TDL tới 1.046 TDL.
Theo Từ Hải và các sách sử cổ Trung Quốc thì Thành Thang đánh chiếm tiêu diệt nhà Hạ năm 1766 TDL mở đầu lịch sử Trung Quốc, triều Thương chấm dứt năm 1122 TDL. Theo biên niên sử là bộ Lịch sử Trung Hoa Cổ đại, dựa trên các tính toán của Lưu Hâm và Trúc Thư Kỷ Niên thì khoảng thời gian này là 1556 TCN 1.556 TDL tới 1046 TDL (Wikipedia).
[2] Tuy cổ sử gọi là chư hầu nhưng trên thực tế chỉ là những bộ lạc. Con số 3 ngàn là con số phóng đại mà thôi.
[3] Lê Huy Tiêu: Nguồn gốc các từ Trung Quốc.
[4] Thời kỳ này, sử TQ ghi là nhà Ân đánh nước Quỷ Phương, đóng quân ở đất Kinh. Huyền tích Việt kể rằng giặc Ân xâm lược nước ta vào đời vua Hùng thứ sáu bị cậu bé nhà Trời làng Gióng dùng roi sắt đánh cho tan tác. Sau khi thắng giặc Ân, cậu bé bay lên trời. Nhân dân suy tôn là Phù Đổng Thiên Vương.
[5] Lê Huy Tiêu: Nguồn gốc các từ Trung Quốc.
[6] Tuy cổ sử gọi là chư hầu nhưng trên thực tế chỉ là những bộ lạc. Con số 3 ngàn là con số phóng đại mà thôi.
[7] Triều Chu phong cho Hùng Dịch ở đất Sở thuộc vùng núi Kinh đất Kinh Việt. Hùng Dịch lên ngôi lấy hiệu là Kinh Tuyên Vương chứng tỏ là hậu duệ của Kinh Dương Vương. Hùng Dịch lấy tên Sở là vùng đất trồng cây gai đực không có hoa gọi là cây Sở.
[8] Andreson J.G: Children of the Yellow Earth Studies in Prehistoric China, London 1934. Cung Đình Thanh: Tìm về Nguồn gốc Văn minh Việt Nam tr 224 dẫn Richard Peason 1980 “The Ch’ing-Lien-Kang Culture Chinese Civilization”, University of California Press, Berkerley and Los Angeles California 1983 p 125.
[9] Cung Đình Thanh: Tìm về Nguồn gốc Văn minh Việt Nam tr 95. Karl Jettmar 1978 “The Origins of Chinese Civilization: Soviet View” 1983 p223.
[10] Công trình nghiên cứu của Nguyễn Nguyên về Hán ngữ và các phương ngữ Bách Việt ở Trung nguyên. Nhà nghiên cứu Nguyễn Nguyên dẫn tác phẩm “Người Hmong” của Chu Thái Sơn cho biết Lịch sử Hàn Quốc cũng ghi nhận có một Tổng Thống họ Lý là Lý Thừa Vãn và cũng không phải tình cờ mà sau khi nhà Trần diệt nhà Lý mà Lý Long Tường phải chạy ngược lên Triều Tiên để tỵ nạn vì đó là nơi đồng chủng định cư từ lâu đời. Chính vì vậy con cháu dòng họ Lý từ Hàn Quốc về nhà thờ Tổ họ Lý ở Nam Định để giỗ Tổ.
Đóng Góp Ý Kiến