TRIỀU CHU LẤY LỐI CHỮ “ĐIỂU TRIỆN” CỦA ĐẠI TỘC VIỆT RỒI THÊM BỚT SỬA THÀNH “ĐẠI TRIỆN” CỦA TẦU HÁN
NHỮNG CUỘC XÂM THỰC VĂN HÓA
HÁN HÓA NÔ DỊCH DÂN TỘC VIỆT
Với tư tưởng chủ đạo “Độc tôn Đại Hán”, tự cho mình là trung tâm của thiên hạ nên ngay từ triều Thương, sau khi đánh đuổi nhà Hạ của tộc Việt đã chọn tên nước là Trung Quốc. Trung Quốc là trung tâm của thiên hạ, triều đình Trung Quốc là “Thiên triều” trong khi các nước khác là chư hầu, vua Trung Quốc là Thiên tử. Sau khi đã xâm chiếm nhà Hạ và các nước Bách Việt, hết Thương rồi đến Chu đã xâm thực văn hóa, tiếp thu tinh hoa của nền văn minh Việt rồi cải biến thành văn hóa Hán, tự cho mình là văn minh “Hoa Hạ” còn tất cả các nước là man di mọi rợ.
Các sử gia Hán tộc với quan niệm: “Đại nhất thống” tự cho là trung tâm thế giới, cái rốn của nhân loại, là tộc người ưu việt. Chủ trương trước sau như một của Đại Hán bành trướng là “Huệ thử Trung Quốc, dĩ tuy tứ phương” nghĩa là: lấy ân huệ Trung Quốc để yên định bốn phương. Đó là chủ trương bành trướng Đại Hán “Dĩ Hạ biến Di” nghĩa là lấy cái cao thượng, tao nhã của Đại Hán để cải hoá “man di mọi rợ”. Chính vì vậy trong mọi thời kỳ lịch sử, Hán tộc luôn luôn chủ trương tiêu diệt văn tự các dân tộc khác, âm mưu nô dịch văn hoá rồi đồng hoá các dân tộc.
Sau khi triệt tiêu văn tự các nước, lợi dụng Hán tự là văn tự duy nhất các sử gia Trung Quốc từ cổ đại đến nay đã xuyên tạc, bóp méo sự thật, sửa đổi cho phù hợp với sử quan Đại Hán, đánh đổ lòng tự hào dân tộc của các tộc người khác để dễ bề thống trị và đồng hoá. Đó là chủ trương trước sau như một, là bản chất bành trướng thâm độc của họ suốt từ xưa tới nay. Chính vì thế, lịch sử Trung Quốc là lịch sử của những cuộc chiến tranh xâm lược bành trướng, thôn tính và đồng hóa các dân tộc khác. Thương là tộc người du mục nên chiến thắng nhà Hạ dễ dàng, tuy chiến thắng nhưng mang mặc cảm du mục nên trở thành ngạo mạn. Triều Chu cũng là tộc người du mục, sau khi diệt Thương tự cho mình là hơn các dân tộc khác nên miệt thị gọi tất cả là “Cửu Quỷ”.
Các sử gia Hán thường viết tên của những dân tộc xung quanh kèm theo bộ khuyển (chó), bộ trĩ (côn trùng), bộ mã (ngựa). Trên thực tế, những người họ gọi là man di mọi rợ đã thành lập gần 40 quốc gia phồn thịnh và hùng mạnh ở đó vào thời Xuân Thu. Ngày nay, Trung Quốc vẫn tự nhận nền văn minh Hoa Hạ là của họ nên chúng ta phải đặt lại vấn đề gốc tích của Hán tộc để từ đó, chúng ta xem Hán tộc có nền văn minh thực sự hay tiếp thu của các dân tộc khác.
Công trình phục hồi sự thật khách quan của lịch sử đã chứng minh rằng nhà Hạ là của Việt tộc đã được chứng minh qua công trình nghiên cứu chữ Việt cổ của nhà nghiên cứu ngôn ngữ Đỗ Thành thì chữ Hạ 夏 cũng là chữ “Diềt 夏 Việt,” tiếng Triều châu đọc là “He 夏” như “Hè 夏” trong tiếng Việt để chỉ “mùa hè 夏”. Chữ “hè 夏” nầy có chữ “Hiệt 頁” phía trên, phát âm “Hiệt 頁” ngày xưa cũng tương đương là chữ “Diềt 夏 = Việt”. Việt 夏/ Hè cũng chính là “Hùng 夏 Vương,” Họ Mỵ 芈 hay Mi 芈 của vua Việt.
Phân tích chữ “Hoa 華 Hạ 夏” cho thấy chữ Hoa 華 này chính là Hạ 夏 là Yue = Việt. Như vậy, chữ Hạ 夏 cũng là chữ “Diềt 夏 Việt” và Việt 夏/Hè cũng chính là “Hùng 夏 Vương” và họ Mỵ 芈 hay Mi 芈 là họ của vua Việt. Như vậy, tự thân chữ Hoa 華 Hạ 夏 đã xác định nhà Hạ, Hoa Hạ là của tộc Việt.[1] Do đó, sách sử cổ Trung Hoa viết nền văn minh Hoa Hạ chính là nền văn minh Việt của thời nhà Hạ.
Trong Sử Ký Tư Mã Thiên viết: “Tổ Câu Tiễn là dòng vua Vũ của nhà Hạ. Câu Tiễn Văn thân Đoạn phát (nghĩa là cắt tóc xâm mình)…” nên lịch sử Trung Quốc chỉ bắt đầu từ thời Thương, Chính vì vậy từ thời nhà Hạ trở về trước, sách sử cổ chép là lịch sử Trung Hoa chính là lịch sử của đại tộc Việt thời cổ, mãi đến thời Thương tiêu diệt nhà Hạ mới lấy tên Trung Quốc để gọi tên nước của tộc người này.
Trong suốt dòng lịch sử, Hán tộc luôn luôn phát động cuộc chiến tranh xâm lược theo sau là cuộc xâm thực văn hóa, triệt tiêu văn hóa của các dân tộc bản địa để Hán hóa nô dịch các dân tộc đó. Lịch sử chép lại cuộc xâm lược đầu tiên của Trung Quốc bắt đầu từ năm 1766 TDL khi Thành Thang, vua tộc Thương đánh chiếm và tiêu diệt nhà Hạ của Việt tộc. Ngay từ thời Thương-Ân, Hán tộc đã chủ trương tiêu diệt tộc Việt mà ấn tích được Sử Ký Tư Mã Thiên chép lại lời bài Cáo của Bàn Canh trong Kinh Thi, chủ trương tiêu diệt Việt tộc để mở rộng lãnh thổ xuống phương Nam như sau: “có bọn cuồng loạn láo xược phải giết hết đi để cho chúng không còn con cháu một mống nào, không cho chúng làm hại cái giống tốt ở ấp này …”.
Một sự thật không thể phủ nhận được là “Huyền tích về Thánh Gióng tức Phù Đổng Thiên Vương” đánh tan giặc Ân vào đời Hùng Vương thứ 8 đã được chính thư tịch cổ Trung Quốc xác nhận sự hiện hữu của quốc gia Văn Lang lúc đó còn ở lòng chảo Dạ Lang Quý Châu, Trung Quốc. Ngày nay, với sự tiến bộ của các khoa Khảo cổ học, khoa Khảo Tiền Sử và Khoa Di Truyền học nên tất cả sự thật lịch sử đã được phục hồi một cách khách quan trung thực.
TRIỀU CHU (TẦU HÁN) LẤY CHỮ VIỆT SỬA THÀNH CHỮ HÁN
Sử Trung Quốc thời Thương tự nhận chữ viết trên vỏ mu rùa “Giáp Cốt Văn” là của Trung Quốc nhưng trên thực tế đây là lối chữ viết cổ đã kiểu thức hóa từ thời nhà Hạ. Chính vì vậy, đến thời Chu Tuyên Vương (846-782 TDL) đã cho Thái sử Trứu thêm bớt lối chữ “Điểu Triện” của Việt tộc đặt ra lối chữ “Đại Triện” nét tròn thường viết bằng sơn trên gỗ tre. Bởi vậy, lối chữ đại triện này gọi là Trứu thư được xem là của Hán tộc vì nó hoàn toàn khác với lối chữ Khoa đẩu, Điểu triện thời Đế Hoàng của Việt tộc.
Cổ sử Trung Hoa chép rằng chữ Bát quái của Phục Hi, chữ Kết thằng là lối chữ ký hiệu bằng cách thắt nút dây của Đế Thần Nông. Đến đời Đế Hoàng của tộc Việt, sử gia Thương Hiệt đã thống nhất được lối chữ cổ kể trên, đồng thời theo dấu hình chân chim thú bay nhảy mà biết văn lý phân biệt rồi khuếch trương bằng hình thanh đặt ra lối chữ Điểu Triện.[2] Chính “Vạn thế Sư biểu” của Hán tộc là Khổng Tử cũng đã phải đem những nghiên cứu, sưu tập, học hỏi của nền văn minh Bách Việt phương Nam đặt để thành những tôn ti trật tự, những giá trị đạo lý cho xã hội Trung Quốc. Tất cả những “Tứ Thư, Ngũ Kinh” được xem như tinh hoa của Hán tộc đã được chính Khổng Tử xác nhận là chỉ kể lại “Thuật nhi bất tác”, chép lại của tiền nhân chứ không phải do Khổng Tử sáng tác ra. Thật vậy, Khổng Tử sao chép trong sách cổ viết bằng lối chữ Khoa Đẩu của Việt tộc. Khổng Tử sao chép những tinh hoa của văn hóa Việt rồi soạn lại thành tinh hoa văn hóa Hán để truyền bá khắp nơi. Trước đó, Thái Bá và Ngu Trọng con của Cổ Công Đản Phụ, tổ của họ Chu, trong thời gian chung sống với Việt ở đất Giao Chỉ đã tiếp nhận tinh hoa văn hóa Việt rồi biến cải thành văn hóa Chu.
Trong sách cổ “Kinh Thi”, Khổng Tử đã tuyển chọn văn hóa Việt gọi là Quốc phong, nghĩa là phong hóa của đất nước. Chính Khổng Tử đã lấy phần “Chính Phong” trong “Quốc Phong” của tộc Việt là cư dân nông nghiệp để làm chuẩn mực đạo đức luân lý để giáo hóa dân Tàu nguyên là một tộc người chuyên sống trên lưng ngựa chỉ biết việc chiến chinh chém giết xâm chiếm lãnh thổ của các tộc người khác.
Trong kinh “Xuân Thu”, Khổng Tử đã ghi lại bao nhiêu trường hợp cha giết con, con giết cha, cha cướp vợ của con, con cướp vợ của cha, anh chị em dâm loạn với nhau, bề tôi giết chúa … Điều này chứng tỏ Hán tộc du mục vẫn còn dã man mạnh được yếu thua, bất kể tình người, bất kể luân lý đạo đức. Thế mà với luận điệu của “Đế quốc Đại Hán”, chính sử Trung Quốc cứ vẫn miệt thị Việt tộc là man di, các Thứ sử Thái Thú Hán vẫn lên mặt giáo hóa dân Việt trong khi Bách Việt ở phương Nam đã đi vào nền nếp của văn minh nông nghiệp từ lâu.
Công trình nghiên cứu về chữ Việt cổ đã chứng minh rằng chữ Hán (Hán Tự) ngày nay nguyên là lối chữ Vuông của tộc Việt. Thật vậy, chữ Việt cổ là chủ thể đã tạo nên “Hán-Ngữ” ở Trung Quốc và “Hán-Việt” ngày nay! Chữ Nôm là chữ tượng hình và đã biến đổi trở thành không còn là chữ tượng hình, mà thành chữ “biểu ý” vuông cho đẹp, cho nên gọi là chữ Vuông… Đấy là kết quả của tiến trình lịch sử khi Hán tộc là tộc người du mục tiến vào Trung Nguyên chiếm đất của người Việt là tộc người sống về nghề nông có một nền văn hóa cao. Họ đã chịu ảnh hưởng sâu đậm văn hóa và học chữ viết của người Việt cổ rồi tự xưng là người Hoa Hạ thống trị xã hội. Đời Chu Tuyên Vương (827 TDL-728 TDL) sai Thái sử Trứu lấy lối chữ “Khoa Đẩu”, “Điểu Triện” của tộc Việt thêm thắt cải biến lại thành chữ viết “Đại Triện” của triều Chu. Lối chữ Đại Triện của Tầu Hán đổi cách nói “phụ trước chính sau” của tộc Mông Cổ, đồng thời chuyển hóa chữ Việt cổ thành Hán ngữ.
Các công trình nghiên cứu khai quật ngôn ngữ Hán cổ và tìm ra nghìn vạn bằng chứng cho thấy chữ Hán chính là chữ Việt cổ cực kỳ phong phú của đại tộc Việt. Theo nhà nghiên cứu Đỗ Thành thì những di chỉ văn hóa như Bán Pha, Ngưỡng Thiều, Đông Sơn… đều có dấu tích các chữ viết thuộc về tiền thân của giáp cốt văn và chữ Vuông ngày nay. Chữ Vuông đi từ phôi thai cho đến phổ cập từ đời nhà Hạ, Thương, Chu đến ngày nay là loại chữ “Vuông 文” của người Việt. Thật vậy, ngày nay chỉ có Việt ngữ phương Nam mới có âm đọc và chữ để viết “chữ Vuông” bằng hai tiếng “chữ 字 Vuông 文”. Tuy rằng người Việt Nam ngày nay đã đọc “文 vuông” là “Văn 文”, nhưng dấu tích “văn 文” là “Vuông 文” còn giữ được trong tiếng Triều Châu. Người Mân Việt-Triều Châu cho đến nay vẫn chỉ đọc chữ “văn 文” là “Vuông 文” mà không bao giờ đọc là “văn 文”. “Văn” là do đọc trệch âm “Vuông 文” mà thành. Các nhà ngôn ngữ học đã tầm nguyên ngữ nghĩa của chữ Văn trong sách Chu Lễ và Hán Lễ của Tầu Hán đã cho biết chữ Văn là hình một người có xâm hình Rồng trước ngực, chữ Mỹ là hình chiếc mũ có dắt lông chim và chữ Hoàng là đầu một người đội mũ lông chim. Điều này chứng minh rằng ngay sách của Tầu Hán cũng phải viết sự thật là chữ Văn, chữ Mỹ và chữ Hoàng bắt nguồn từ lối chữ Vuông diễn tả những vật tổ biểu trưng là bản sắc riêng biệt của tộc Việt. Như vậy, Văn Lang là nước của những người xâm vẽ mình khác hẳn Tầu Hán.
Tiếng Mân Việt-Triều Châu là một phương ngữ rất xưa, được nhìn nhận là có ít nhất là 7000 năm lịch sử, xưa hơn chữ đời Thương, Chu và âm Hán Việt thời Hán hay thời Đường và thời Tống rất nhiều! Chữ Nôm với âm Nôm có trước là “Diềt 日”, chứ không phải là âm “Nhật 日” của Hán Việt. Nguyệt ngày xưa cũng đọc là “Việt/ Duyệt 月”. Tiếng Quảng Đông ngày nay vẫn đọc “Nguyệt 月” là “Duyệt 月” y như phát âm của chữ “Việt 粵” và “Việt 越”. Tiếng Việt ngày nay đọc là “Nguyệt 月” rất gần với âm “Việt/ duyệt 月”.
Chữ Hạ 夏 cũng là chữ “Diềt 夏 Việt”, tiếng Triều châu đọc là “He 夏” như “Hè 夏” trong tiếng Việt để chỉ “mùa hè 夏”. Chữ “hè 夏” nầy có chữ “Hiệt 頁” phía trên, phát âm “Hiệt 頁” ngày xưa cũng tương đương là chữ “Diềt 夏 Việt”. Việt 夏/Hè cũng chính là “Hùng 夏 vương”, Họ Mỵ 芈 hay Mi 芈 của vua Việt. Đặc biệt, chữ Hoa 華 Hạ 夏” trong đó chữ Hoa 華 này chính là Hạ 夏 là Yùe là Việt với nguyên âm “Hiệt 頁”.[3]
Sự thật lịch sử đã được phục hồi sau hàng ngàn năm bị chôn vùi trong lòng đất là cư dân nhà Hạ thuộc chủng Bách Việt phương Nam, hoàn toàn khác dân du mục Thương. Các nhà khảo cổ đã dùng phương pháp phóng xạ C14 đã xác định những người Ngưỡng Thiều, Long Sơn đa số thuộc chủng phương Nam như người miền Nam Trung Hoa hiện nay và cũng không khác những người nay thuộc lãnh thổ Việt Nam và cả Nam Dương (Indonesia). Chứng cứ khảo cổ này đã phục hồi sự thật lịch sử là nhà Hạ trong lịch sử Trung Hoa là của Việt tộc đã định cư ở vùng sông Bộc mà truyền thuyết kể là ngành Thần Nông phương Bắc đã thành lập các triều đại Đế Hoàng, Đế Nghiêu, Đế Thuấn và đế Hạ Vũ nhà Hạ.
Kết qủa của công trình khảo cổ này đã xác nhận là cư dân nhà Hạ đã có một nền văn hóa cao nên đã kiểu thức hoá chữ viết Việt cổ được 11 ký hiệu đơn lẻ khắc trên mai rùa bao gồm: chữ “mục” (mắt), “hộ” (cửa nhỏ, 1 cánh), và các số 1, 2, 8, 10, 20. Những chiếc mai rùa này được chôn cùng với thi thể người trong 24 mộ phần, định tuổi bằng đồng vị carbon là từ năm 6.600 đến 6.200 TDL trong khi tộc Thương mới đến xâm chiếm đất đai của nhà Hạ và thành lập triều Thương năm 1766 TDL. Những mảnh giáp cốt đào được ở vùng này, trước đây giới nghiên cứu không rõ về văn minh của cư dân nhà Hạ nên cho rằng là của triều Thương.
Kết qủa công trình nghiên cứu đã khẳng định là các ký hiệu này đã phôi thai và được kiểu thức hóa từ thời nhà Hạ của Việt tộc. Thư tịch cổ Trung Hoa ghi rõ là Thương Hiệt đã theo dấu chân chim đặt ra lối chữ gọi là Điểu Triện. Điểu triện là chữ viết của tộc thờ chim (Âu Việt) chính là của Việt tộc. Các nhà ngôn ngữ học cũng cho rằng “Cái gọi là văn tự Thương” thực ra đã được kiểu thức hoá từ đời nhà Hạ của Việt tộc. Đến triều Chu, Thái Sử Trứu mới chính thức sửa đổi Điểu Triện của Việt tộc thành Đại Triện của Hán tộc mà thôi.
Chính vì vậy, Trương QuangTrực (Chang Kwang Chih), sử gia hàng đầu hiện nay của Trung Quốc đã thừa nhận một sự thực lịch sử là tuy Trung Quốc là một quốc gia lớn với một nền văn hoá lớn nhưng nó đã phải thâu nhập tinh hoa của nhiều nền văn hoá hoá hợp lại. Ông viết: “Những nền văn hoá địa phương thời tiền sử, sau khi thống nhất đã trở thành một bộ phận của văn hoá Trung Quốc”.
TẦN THỦY HOÀNG DIỆT NHO, ĐỐT SÁCH TRIỆT TIÊU VĂN HÓA VIỆT
Năm 221 TDL, để củng cố quyền lực thống lĩnh Trung Nguyên, Tần Thủy Hoàng cử thừa tướng Lý Tư lo việc thống nhất văn tự, diệt Nho, đốt sách để tiêu hủy toàn bộ chữ viết di sản văn hoá của Tộc Việt. Đế quốc Tần quy định một lối chữ mới gọi là “Tiểu Triện” bắt buộc dân các nước phải nói và viết lối chữ này. Đồng thời cho thống nhất các đồ cân, đo lường và cả nông cụ, cày bừa kể cả khoảng cách giữa hai bánh xe để dễ thu thuế và chuyên chở lúa nộp thuế.
Đế chế Tần chủ trương thống nhất tư tưởng để dễ bề thống trị, triệt tiêu mọi mầm mống chống đối nên Tần chủ trương diệt Nho, đốt sách, chôn sống nho sĩ. Buộc mọi người dân phải tuân phục những gì triều đình Trung ương đưa ra, không một ai được có ý kiến riêng tư nào khác ngoài chủ trương chính sách của Triều đình. Tần Thủy Hoàng ghét nhất giới nho sĩ, triết gia mở trường tự dạy đạo lý, chỉ trích chiến tranh và hình phạt tàn bạo. Đế chế phong kiến Tần độc tài bắt người dân phải sống trong khuôn khổ quy định, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận bị cấm đoán triệt để. Người dân chỉ biết tuân thủ, triều đình nói gì cũng phải nghe, nếu không sẽ bị trừng phạt nặng nề.
Tứ Thư và Ngũ Kinh bị coi là cực kỳ phản động vì khiến cho dân nhớ tiếc tôn ti trật tự xưa cũ của các triều đại vua chúa các nước ở Trung nguyên. Năm 213 TDL theo đề nghị của Lý Tư, Tần Thủy Hoàng ra lệnh đốt sách và chôn Nho, đốt hết các bản Tứ thư, ngũ kinh và Bách gia chư tử trong dân gian. Các bộ sử của lục quốc cũng phải đốt hết để triệt tiêu sử liệu về nguồn cội dân tộc. Ai không tuân lệnh mà lén lút giữ thì bị kết tội là phản động.[4]
51. Đỗ Thành: Nhannamphi Blog “Chữ Nôm cổ xưa và ý nghĩa của chữ Việt.
[2] Đặc biệt, chữ Hoa 華 Hạ 夏” trong đó chữ Hoa 華 này chính là Hạ 夏 là Yùe là Việt với nguyên âm “Hiệt 頁”.
12. Theo nhà nghiên cứu ngôn ngữ Đỗ Thành (Nhannamphi’blog).
12. Hồi Ký của Nguyễn Hiến Lê. Các chủ trương của Tần Thủy Hoàng trở thành kinh điển của chế độ độc tài Cộng sản sau này.
Đóng Góp Ý Kiến