TẠI SAO TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VN BỊ CHẾT TRONG TÙ NGÀY CÀNG NHIỀU?!
BẢN TIN LIÊN HỘI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM Ở THỤY SĨ
TỐ CÁO TỘI ÁC KINH TỞM CỦA CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN HÀ NỘI :
TÙ NHÂN CHẾT TRONG TRẠI GIAM – TÙ NHÂN NHỐT TRONG BỆNH VIỆN TÂM THẦN
VÀ TÙ NHÂN BỊ PHẠT NHIỀU NĂM TÙ GIAM BẤT CÔNG
ĐỂ LÀM CON TIN TRAO ĐỔI VÕ KHÍ VÀ TIỀN BẠC CỦA CÁC NƯỚC DÂN CHỦ.
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
kính chuyển đến quý Bạn đọc và quý Diễn đàn:
*** Viết để đối kháng hận thù và bất khoan dung, chống lại bất công và tàn ác ***
bài của Nguyên Hoàng Bảo Việt đăng trên báo Pháp ACTUALITTÉ ở Paris ngày 18 tháng Mười Một năm 2022, được bổ túc ngày 24 tháng Chạp năm 2022 và ngày 15 tháng Giêng năm 2023 (Bình Luận). Bản tiếng Việt của bà Trần Thị Hồng Vân (Genève, Thụy Sĩ).
Quyền tự do ngôn luận không biết biên giới, nhưng ngày nay quyền này đang gặp nguy hiểm lớn. Ở Thụy Sĩ hay Pháp, viết là một hành vi thật đơn giản. Thế nhưng, tại nhiều quốc gia, các tác giả có nguy cơ bị buộc tội gián điệp hoặc bị coi là kẻ thù ở ngoài vòng pháp luật. Vì những bài viết, những lời nói, những bức vẽ, những câu chuyện, những lời chứng, những bài hát của họ mà danh sách những nhà văn, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử, dịch giả, nghệ sĩ bị sách nhiễu, bắt bớ, tra tấn, thủ tiêu hay đày ải tiếp tục dài ra một cách đáng buồn.
Hàng trăm nạn nhân bị giam hãm trong tù ngục, những người khác đã bị giết, bị ám sát hoặc bị bắn hạ tàn nhẫn hoặc bị hành quyết không xét xử công minh. Thọ hình bản án tù dài hạn trong những điều kiện giam nhốt vô nhân đạo phải được coi là một bản án tử hình – một cái chết dần mòn. Hình phạt cưỡng bức trị bệnh tâm thần trong suốt nhiều năm dài giam giữ tùy tiện các tù nhân chính trị, ngôn luận và lương tâm tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam CHXHCNVN, tội ác kinh tởm và gây công phẫn này cũng phải được tố cáo trước Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Quốc tế Pháp thoại mà CHXHCNVN là một nhà nước thành viên.
. TỘI ÁC KINH TỞM CỦA CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN HÀ NỘI (CHXHCNVN)
Bình Luận
TẠI VIỆT NAM, NĂM MỚI 2023 ĐÃ BẮT ĐẦU VỚI MỘT TIN THẬT BUỒN VÀ GÂY CÔNG PHẪN : MỤC SƯ TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM ĐINH DIÊM, 61 tuổi, ĐÃ ĐỘT NGỘT TỪ TRẦN NGÀY 5 THÁNG GIÊNG NĂM 2023 TRONG TRẠI GIAM KHỔ SAI DO BỘ CÔNG AN CỘNG SẢN CAI QUẢN*.
Vị mục sư Tin lành Luther người gốc dân tộc Hre là nạn nhân của một trò hề công lý. Ông bị bắt ngày 5 tháng giêng năm 2018 và bị kết án 16 năm tù ngày 12 tháng bảy năm 2018 vì « âm mưu lật đổ chế độ cộng sản ». Đó là một cáo buộc giả dối. Trước khi bị giam cầm trái phép, mục sư Đinh Diêm là nhà truyền giáo của Giáo hội Tin Lành và là thành viên của Giáo hội liên hữu Tin Lành Luther, một tổ chức từ thiện nhằm nâng đỡ những cộng đồng dân thiểu số ở vùng Cao nguyên Trung phần Việt Nam. Tôn giáo này không được nhà cầm quyền cộng sản công nhận.
Theo lời vợ của mục sư là bà Đinh Thị Xa, tình trạng sức khỏe của mục sư bị sa sút vì bị giam giữ trong điều kiện tồi tệ, bị tra tấn và bị đối xử bất nhân. Gia đình đã nhiều lần khiếu tố với quản lý nhà tù nhưng tình trạng vẫn không thay đổi.
Lý do thật về cái chết bất ngờ của mục sư tù nhân lương tâm là một « bí mật quốc phòng », giống như nhiều cái chết trong đau khổ và bất công đã xảy ra trong nhà tù của chế độ Hà Nội, một thành viên mới của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc từ ngày 1 tháng giêng năm 2023!
Nhà cầm quyền của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam đã từ chối một cách vô nhân đạo lời yêu cầu của tang gia, xin đem xác của mục sư về nhà sau khi tử thi đã được giới có thẩm quyền khám nghiệm. Phải chờ 3 năm sau mới được phép đem hài cốt của người quá cố về an táng ở quê nhà!
Địa điểm Trại giam số 6, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An (nguồn tin của Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam và Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong)
(*Commentaire https://actualitte.com/article/108776/tribunes/ecrire-contre-la-haine-et-l-intolerance-l-injustice-et-la-barbarie).
Việt Nam – Thêm một Tin Buồn gây công phẫn : vị tu sĩ sáng lập An Dân Đại Đạo đã chết trong trại tù cộng sản Hà Nội.
Tù nhân lương tâm Việt Nam, ông Phan Văn Thu, 74 tuổi, tu sĩ và người sáng lập An Dân Đại Đạo, một tổ chức Phật giáo độc lập (bị nhà cầm quyền cộng sản ở Hà Nội cấm đoán), đã chết trong một trại tù tập trung ở Cao Nguyên miền Trung Việt Nam vào ngày 20 tháng 11 năm 2022. Bị bắt vào tháng 2 năm 2012, ông Phan Văn Thu, bị kết án tù chung thân vào năm 2013 về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ gây tổn hại đến lợi ích của nhà nước” (điều 258/RSV Bộ luật Hình sự 1999). 21 thành viên An Dân Đại Đạo đã bị kết án từ 10 đến 17 năm tù. Trước khi ông Phan Văn Thu qua đời, sức khỏe của ông rất yếu, ông mắc bệnh tiểu đường, viêm khớp, tăng huyết áp và suy tim. Các điều kiện giam giữ vô nhân đạo và việc không được chăm sóc y tế thích hợp trong suốt những năm dài tăm tối trong tù là những nguyên nhân chính dẫn đến cái chết bất công của nhân vật tôn giáo ôn hòa này, một người tranh đấu bảo vệ không mệt mỏi cho quyền tự do ngôn luận và tự do tôn giáo.
Cần nhắc lại rằng một trong những thành viên của Tổ chức Phật giáo Độc lập An Dân Đại Đạo, ông Đoàn Đình Nam, 68 tuổi, học giả Phật giáo và người bảo vệ nhân quyền, bị bắt vào năm 2012 và bị kết án 16 năm tù vào năm 2013, đã chết vì ‘’suy thận’’ vào ngày 5 tháng 10 năm 2019 »*.
Cũng cần nhắc lại, được thành lập vào năm 1969, An Dân Đại Đạo là tổ chức tôn giáo hợp pháp và độc lập dưới thời Việt Nam Cộng Hòa. Sau khi lực lượng Cộng sản chiếm đóng miền Nam Việt Nam vào năm 1975, đảng cộng sản Việt Nam đã cấm và/hoặc đàn áp tất cả các định chế và tổ chức tôn giáo không chịu sự kiểm soát của họ. (LVDHS & CEVEX).
(*Commentaire https://actualitte.com/article/108776/tribunes/ecrire-contre-la-haine-et-l-intolerance-l-injustice-et-la-barbarie).
Đỗ Công Dương, ký giả công dân Việt Nam đã chết trong tù
Là người tranh đấu cho nhân quyền, là tác giả của nhiều phóng sự được trình chiếu trên mạng về những vấn đề liên quan đến nhà cầm quyền tham nhũng, tịch thu đất của dân một cách bất hợp pháp, ông Đỗ Công Dương, 58 tuổi, đã qua đời ngày 2 tháng 8 năm 2022 « vì bệnh tim, phổi và suy hô hấp ». Người ký giả vì dân đã chết trong hoàn cảnh lao tù tàn tệ. Người ta không biết được lý do thật sự gây ra cái chết của ông vì ông bị nhiều bệnh từ lâu mà không được chữa trị.
Ông Đỗ Công Dương chịu án hình sự 8 năm trong trại tù số 6 của bộ An Ninh ở quận Thanh Chương tỉnh Nghệ An. Nhà cầm quyền đã từ chối trao xác của ông lại cho gia đình.
Còn nhiều trường hợp bị chết trong tù khác :
Ông Đinh Đăng Định, 51 tuổi, nhà giáo, tranh đấu bảo vệ môi sinh và nhân quyền, bị bắt năm 2011. Năm 2012 ông bị kết án 6 năm tù, được thả về ngày 21 tháng 3 năm 2014 và chết ngày 3 tháng tư năm 2014 vì « ung thư bao tử khi ở trong tù ».
Ông Đào Quang Thực, 60 tuổi, nhà giáo, tranh đấu cho nhân quyền, bị bắt năm 2017 và năm 2018 bị kết án 13 năm tù, qua đời ngày 10 tháng 12 năm 2019 vì « xuất huyết não và viêm phổi ».
Ông Đoàn Đình Nam, 68 tuổi, học giả Phật giáo và tranh đấu cho nhân quyền, bị bắt năm 2012, bị kết án 16 năm tù năm 2013 và chết ngày 5 tháng 10 năm 2019 vì « suy thận ».
Đáng lẽ các ông Đỗ Công Dương, Đinh Đăng Định, Đào Quang Thực và Đoàn Đình Nam không phải trải qua một ngày nào ở trong tù ! Nhiều tù nhân khác rất đau yếu và có thể sẽ chịu cùng số phận với những nhân vật kể trên nếu họ phải tiếp tục bị giam cầm một cách bất nhân.
Chết dần mòn trong lao ngục kiểu cộng sản Liên Sô
Nhà cầm quyền của nước CHXHCNVN luôn luôn phủ nhận có tù nhân chính trị, tù nhân ngôn luận và lương tâm. Sự thật là những người này bị kết án rất nặng (5, 10, 15, 20 năm hay hơn nữa), bị giam cầm trong điều kiện khốn khổ, nhục nhã và vô nhân đạo. Họ bị nhà nước cộng sản dùng như con tin để thương lượng với các quốc gia dân chủ lấy viện trợ kinh tế hoặc quân sự. Tù nhân ‘’con tin’’ của cộng sản Việt Nam bị bắt buộc đổi sự tự do của họ bằng cách phải sống tha hương, trong khi bản án bất công và phi pháp vẫn không được xoá. Hoặc là họ rời bỏ quê hương, xa gia đình, hoặc là tiếp tục ở tù và chết dần chết mòn!
Chết dần mòn – nhà thơ Trần Huỳnh Duy Thức ở tù năm thứ 13
Ông Trần Huỳnh Duy Thức là thi sĩ, tác giả nhựt ký điện tử. Ông cũng là đồng tác giả của tác phẩm « Con đường Việt Nam » bị cấm. Ông đã đăng nhiều bài thơ và bài viết trên mạng.
Ngày 30 tháng 11 sắp tới là sinh nhật 56 tuổi của ông, trùng với năm tù thứ 13, tức là còn phải chịu 3 năm tù tội, xa vợ con, cha mẹ và bạn hữu.
Bị bắt vào tháng 5 năm 2009, ông bị xử án 16 năm tù và 5 năm quản chế vào tháng 1 năm 2010 vì đã « vi phạm điều 117 và 109 của luật hình sự ». Tháng 5 năm 2016 ông bị đày đến một trại giam ở cách xa gia đình ông 1400 cây số ! Điều kiện giam cầm tồi tệ có ảnh hưởng nhiều đến tình trạng sức khỏe của ông. Đã tuyệt thực nhiều lần để phản đối bản án bất công và bất hợp pháp, ông cũng nhiều lần từ chối, không chấp nhận điều kiện phải đi ra nước ngoài để được phóng thích sớm hơn. Ông luôn luôn nói mình vô tội.
Ông Trần Huỳnh Duy Thức là một trong những trường hợp điển hình được biết đến từ nhiều năm nay của những người đối kháng bất bạo động. Họ chống lại các án tù nặng nề, bất công. Họ can đảm chịu khổ đau cho bản thân và gia đình để bảo vệ quyền tự do ngôn luận và phẩm giá của con người. Họ tranh đấu cho công bằng xã hội, chống lại tệ nạn tham nhũng, lạm quyền cũng như dung túng tội ác, thái độ không sợ bị trừng phạt nhờ có bè phái mạnh. Họ muốn bảo vệ môi sinh, cứu vớt đàn bà, trẻ con, người đói khổ, người vô gia cư, người không có tiếng nói. Họ muốn xây dựng một xã hội bao dung và an bình. Muốn gìn giữ tiếng mẹ đẻ – tiếng Việt Nam – đồng thời bảo tồn văn hóa ngàn đời Việt Nam, một nền văn hóa phong phú đang bị thoái hóa vì nhiều thư viện lớn bị phá hoại, hàng triệu tác phẩm văn thơ, triết lý, tôn giáo bị tịch thu, phá hủy hay bị cấm đoán.
Từ tháng 5 năm 2018, ông Trần Huỳnh Duy Thức đòi cơ quan pháp lý cộng sản xét đơn xin giảm án chiếu theo điều 63 của luật hình sự mới 2015 nhưng vô hiệu quả. Không được trả lời, ông bắt đầu tuyệt thực từ tháng 11 năm 2020. Xác tín rằng tự do ngôn luận không phải là một tội, ông sẵn sàng chết đói nếu bản án tùy tiện và bất công đối với ông không được tái xét và giảm bớt.
Xin nhắc lại là ngày 29 tháng 8 năm 2012, Ủy ban Công tác của Liên Hiệp Quốc về sự bắt giữ tùy tiện đã kết luận là ông Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt giam tùy tiện và đã kêu gọi nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do cho ông.
Ngày 30.11.2022 sắp tới là sinh nhật ông 56 tuổi và đánh dấu năm thứ 13 ông ở trong một trại tù được mệnh danh là « goulag Việt Nam ».
Chết dần mòn – bị giam cầm độc đoán, vu khống mắc bệnh tâm thần : trường hợp ông Lê Anh Hùng
Nhà nước cộng sản Việt Nam không công nhận có tù nhân chính trị hay tù nhân ngôn luận lương tâm. Những người này bị coi như mắc bệnh tâm thần, bị nhốt vào ‘’nhà thương điên’’ và bị bắt buộc uống thuốc. Trường hợp được biết đến nhiều nhất là ông Lê Anh Hùng, 49 tuổi. Ông là ký giả và là thông dịch viên, bị bắt ngày 5 tháng 7 năm 2018 vì « lạm dụng quyền dân chủ ».
Mặc dù tinh thần minh mẫn, sau khi bị bắt, ông bị nhốt trong bệnh viện tâm thần trong vòng 3 năm 10 tháng, bị đánh đập và bị trói trên giường vì chống lại sự kiện bị ép uống thuốc. Trong một phiên tòa không có luật sư biện hộ, ông bị tuyên án 5 năm tù vào tháng 8 năm 2022.
Ông Lê Anh Hùng phải chịu đựng một ngục hình khốn khổ, nhục nhã và bất nhân.
Bản tiếng Việt của bà Trần Thị Hồng Vân (Genève).
*********************************************************************************************
Écrire contre la haine et l’intolérance, l’injustice et la barbarie
La liberté d’expression ne connaît pas de frontières, mais, aujourd’hui, elle est en grand danger. En Suisse ou en France, écrire est un acte si simple. Mais, dans de nombreux pays, les auteurs risquent d’être accusés d’espionnage ou considérés comme des ennemis publics. À cause de leurs écrits, leurs paroles, leurs dessins, leurs récits, leurs témoignages, leurs chansons, la liste des écrivains, des journalistes, des blogueurs, des traducteurs, des artistes harcelés, arrêtés, torturés, tués ou contraints à l’exil ne cesse de s’allonger tristement.
Des centaines de victimes croupissent dans les geôles, d’autres ont été tuées, assassinées ou abattues de sang froid ou exécutées sommairement. Purger de lourdes peines de prison dans des conditions de détention inhumaines doit être considéré comme subir une condamnation à mort – une mort à petit feu. La psychiatrie punitive et forcée pendant de longues années de détention arbitraire des prisonniers politiques, d’opinion et de conscience en République Socialiste du Viet Nam RSV, ce crime odieux et révoltant doit aussi être porté à la connaissance de l’ONU et de l’OIF, dont la RSV est un état membre.
Mort en prison de l’écrivain iranien Baktash Abtin après avoir contracté le Covid.
Organisation indépendante de défense de la liberté d’expression à laquelle appartenait Baktash Abtin, l’Association des écrivains iraniens IWA accuse les autorités pénitentiaires iraniennes d’avoir tué délibérément le poète et cinéaste. Ses geôliers ont retardé son transfert à l’hôpital, après qu’il a contracté le coronavirus dans la prison d’Evin à Téhéran.
« À ce moment-là, le poète n’était qu’un corps à moitié vivant », déplore l’IWA dans son communiqué. Plusieurs organisations de défense des Droits de l’Homme, dont Reporters Sans Frontières (RSF) et PEN International, ont également tenu les autorités iraniennes pour responsables de la mort du poète, pour l’avoir privé du droit d’avoir accès aux soins. Et toutes les ONG d’appeller à « une enquête urgente sur les négligences médicales qui ont conduit à son décès ».
L’exécution médiévale, en plein XXIe siècle, de l’écrivain birman Kyaw Min Yu
Kyaw Min Yu a été exécuté le 25 juillet 2022. En condamnant notre frère de plume Kyaw Min Yu à la peine de mort, le régime militaire birman issu du coup d’État du 1er février 2021 mène aussi une attaque meurtrière contre la liberté d’expression et d’opinion. En Myanmar, la condamnation à la peine de mort et l’exécution de l’écrivain Kyaw Min Yu (nom de plume Ko Jimmy) constituent une flagrante violation des droits humains, en particulier du droit à la vie et du droit de ne subir ni la torture ni des peines ou traitements cruels, inhumains ou dégradants. Or ces deux droits sont protégés par la Déclaration universelle des droits de l’homme.
En réaction à cette révoltante nouvelle, plusieurs voix se sont déjà élevées, dont celle de Liesl Gerntholtz, directrice du Centre pour la liberté d’écrire Barbey, au sein de PEN America : « C’est un acte de brutalité indescriptible, un acte odieux. Nous nous joignons à leurs familles et au peuple du Myanmar pour pleurer la perte dévastatrice de ces artistes-activistes ce matin. »
Et d’ajouter : « La junte devra en répondre non seulement devant la communauté internationale, mais aussi devant son propre peuple. Et la population civile a montré qu’elle ne cédera pas facilement à la tyrannie. »
Le meurtre brutal du journaliste pakistanais Arshad Sharif au Kenya
Arshad Sharif, journaliste d’investigation pakistanais, écrivain et présentateur télé de renom, se trouvait à bord d’une voiture lorsqu’il a été abattu par la police le 23 octobre 2022 à Nairobi, au Kenya. Ancien présentateur de la télévision pakistanaise ARY News, Arshad Sharif avait fui son pays en août, visé par un mandat d’arrêt pour « appel à la haine contre l’armée ».
Spécialisé dans le journalisme d’investigation, Arshad Sharif avait couvert de nombreux événements politiques au Pakistan pour des organes de presse nationaux et internationaux. Il a perdu sa vie pour avoir dit la vérité. « Il est crucial que l’enquête ouverte par les autorités kenyanes soit approfondie, transparente et fasse la lumière sur les mobiles de ce meurtre, afin d’appliquer les poursuites appropriées », réclame Madame Audrey Azoulay, Directrice générale de l’UNESCO.
Multiples meurtres de journalistes en Haïti
En 2022, six journalistes ont été tués en Haïti, le nombre le plus élevé depuis deux décennies, selon Reporters Sans Frontières.
Le 30 octobre 2022, le journaliste haïtien Romelson Vilcin qui a collaboré avec Jim Studio, Zenyèz TV et la Radio Génération 80, a été tué par un agent des forces de l’ordre sur la cour d’un poste de police au moment où des journalistes et un groupe d’activistes protestaient contre l’arrestation de Robeste Dimanche, journaliste à la radio Zénith. La mort de Romelson Vilsin démontre que les journalistes ne sont plus libres d’assister et de couvrir les événements d’intérêt public sans craindre pour leur sécurité.
Animateur de l’émission Gran Lakou sur la station de la Radio Lébon, le journaliste et avocat Garry Tess était porté disparu depuis le 18 octobre 2022. Selon les médias locaux, Garry Tess était reconnu pour sa posture critique envers les autorités locales. Son corps a été retrouvé sous un pont dans l’après-midi du lundi 24 octobre 2022.
Journaliste pour le média en ligne FS News Haïti, Frantzsen Charles et son collègue Tayson Lartigue de Tijén Journalis ont été tués le dimanche 11 septembre 2022 dans l’exercice de leur profession à Port-au-Prince, Haïti. Frantzsen Charles et Tayson Lartigue ont été abattus lorsqu’un groupe de journalistes a été attaqué alors qu’il couvrait la montée de la violence des gangs dans le quartier de Cité Soleil de la capitale haïtienne.
Le 6 janvier 2022, John Wesley Amady et Wilguens Louissaint ont été assassinés alors qu’ils couvraient les violences qui sévissent dans une zone disputée par des gangs de la capitale du pays. John Wesley Amady était journaliste pour la radio canadienne Radio Écoute FM et Wilguens Louissaint travaillait pour les médias en ligne Télé Patriote et Tambou Vérité. Une bande criminelle les a abattus avant de brûler leurs corps.
Les morts violentes des journalistes-reporters en Somalie, pays le plus dangereux d’Afrique en termes de liberté de la presse (RSF)
Le 30 septembre 2022, Ahmed Mohamed Shukur, reporter à la télévision nationale somalienne (SNTV), a été tué dans l’explosion d’une mine terrestre à une trentaine de kilomètres au nord-est de Mogadiscio. Il était âgé de 20 ans.
Le 29 octobre 2022, le célèbre journaliste d’Universal Somali TV, Mohamed Isse Hassan a été tué à la suite de l’explosion d’une voiture piégée au moment qu’il enquêtait sur un attentat à la bombe survenu près du ministère de l’Éducation, de la Culture et de l’Enseignement supérieur à Mogadiscio. Trois autres journalistes ont aussi été gravement blessés.
Shireen Abu Akleh, journaliste de la chaîne Al Jazeera tuée par des tirs en Cisjordanie
Shireen Abu Akleh avait collaboré avec La Voix de la Palestine, Radio Monte-Carlo, avant de rejoindre la chaîne Al-Jazeera, où elle s’est fait connaître à travers le Moyen-Orient pour ses reportages sur le conflit israélo-palestinien. Le corps de la reporter portait un gilet pare-balles sur lequel est inscrit le mot « presse ». La journaliste vedette de la chaîne Al-Jazira avait été tuée par balle alors qu’elle couvrait un raid militaire israélien dans le camp de réfugiés de Jénine, en Cisjordanie, le 11 mai 2022. Les proches de la Shireen Abu Akleh ont demandé justice à l’ONU en témoignant devant ses enquêteurs à Genève.
Đô Công Duong, journaliste-citoyen vietnamien est mort en prison.
Défenseur des droits humains, auteur de reportages vidéo en ligne sur des questions liées à la corruption et aux saisies illégales de terres par l’État, arrêté en 2018, condamné à 8 ans de prison, Đô Công Duong, 58 ans, est décédé le 2 août 2022 « des maladies cardiaques, des pneumonies et des insuffisances respiratoires ». Le journaliste-citoyen est mort dans des conditions de détention déplorables. On ne connaît pas la vraie cause de son décès alors qu’il souffrait de nombreuses maladies depuis plusieurs mois, sans avoir accès à des soins dont il aurait eu besoin.
Do Cong Duong purgeait une peine de huit ans de réclusion criminelle dans le camp de détention n° 6 du ministère de la sécurité publique situé dans le district de Thanh Chuong, province de Nghe An. Après sa mort, les autorités ont refusé de rendre le corps à sa famille.
Morts en prison, parmi de nombreux autres cas les plus connus : Dinh Dang Dinh, 51 ans, enseignant, défenseur de l’environnement et des droits humains, arrêté en 2011, condamné à 6 ans de prison en 2012, amnistié le 21 mars 2014 et décédé le 3 avril 2014 « de cancer de l’estomac en prison ». Dao Quang Thuc, 60 ans, enseignant et défenseur des droits humains, arrêté en 2017, condamné en 2018 à 13 ans de prison, est décédé le 10 décembre 2019 « des suites d’une hémorragie cérébrale et d’une infection pulmonaire ». Doan Dinh Nam, 68 ans, érudit bouddhiste et défenseur des droits humains, arrêté en 2012 et condamné en 2013 à 16 ans de prison, est décédé le 5 octobre 2019, « d’insuffisance rénale ». Do, Dinh, Dao et Doan n’auraient jamais dû passer une seule journée en prison ! Plusieurs autres prisonniers sont en très mauvaise santé et risquent de subir le même sort malheureux que Do, Dinh, Dao et Doan s’ils restent dans des conditions de détention inhumaines.
——————————————————————————————————-
Nguyên Hoàng Bảo Việt
COMMENTAIRE 24/12/2022 à 22:36
VIET NAM – MORT EN PRISON : ENCORE UNE NOUVELLE BIEN TRISTE ET RÉVOLTANTE*
Le prisonnier d’opinion vietnamien Phan Van Thu, 74 ans, religieux et fondateur du Groupe bouddhiste indépendant An Dân Dai Dao (interdit par les autorités communistes de Hanoi), est décédé dans un camp de concentration aux Hauts Plateaux du Centre Viet Nam le 20 novembre 2022. Arrêté en février 2012, Phan Van Thu, a été condamné en 2013 à une peine d’emprisonnement à perpétuité pour avoir « abusé des libertés démocratiques pour porter atteinte aux intérêts de l’État » (art. 258/RSV Criminal code 1999). 21 membres de son groupe ont été condamnés à des peines allant de 10 à 17 ans de prison. Phan Van Thu était en très mauvaise santé avant sa mort, souffrant de diabète, d’arthrite, d’hypertension et d’insuffisance cardiaque. Les conditions inhumaines de détention et la privation des soins médicaux appropriés pendant de longues années noires d’incarcération sont les principales causes de la mort injuste de cette personnalité religieuse pacifique, défenseur inlassable pour la liberté d’expression et la liberté de religion.
Il convient de rappeler que l’un des membres du Groupe bouddhiste indépendant An Dân Dai Dao, Doan Dinh Nam, 68 ans, érudit bouddhiste et défenseur des droits humains, arrêté en 2012 et condamné en 2013 à 16 ans de prison, est décédé le 5 octobre 2019, « d’insuffisance rénale ».
Pour rappel, fondé en 1969, le Groupe An Dân Dai Dao a été légal et indépendant sous la République du Viet Nam. Après l’occupation du Sud Viet Nam par les forces communistes en 1975, le parti communiste vietnamien bannit et/ou persécute toutes les institutions religieuses et tous les groupes religieux non soumis à son contrôle. (LVDHS & CEVEX).
(* Commentaire : https://actualitte.com/article/108776/tribunes/ecrire-contre-la-haine-et-l-intolerance-l-injustice-et-la-barbarie).
Nguyên Hoàng Bảo Việt
COMMENTAIRE 11/01/2023 à 21:45
Nguyên Hoàng Bảo Việt 7 Janvier 2023
VIÊT NAM TOUJOURS. LA NOUVELLE ANNÉE 2023 A COMMENCÉ AVEC UNE NOUVELLE BIEN TRISTE ET RÉVOLTANTE : LE PASTEUR-PRISONNIER DE CONSCIENCE ĐINH DIÊM, 61 ANS, EST SUBITEMENT DÉCÉDÉ LE 5 JANVIER 2023 DANS UN CAMP DE TRAVAIL FORCÉ GÉRÉ PAR LE MINISTÈRE DE SÉCURITÉ PUBLIQUE*.
Victime d’une parodie de justice, ce pasteur luthérien originaire du peuple d’ethnie Hre a été arrêté le 5 janvier 2018 et condamné le 12 juillet 2018 à 16 ans de prison pour ‘’complot en vue de renverser le régime communiste’’, une fausse accusation incriminée. Avant sa détention arbitraire, le pasteur Đinh Diêm était missionnaire de l’Eglise évangélique et membre de la Communauté évangélique luthérienne non reconnue par l’État communiste. C’était une organisation caritative dont les activités visent à soutenir les communautés ethniques minoritaires des haut-plateaux du Centre Viêt Nam.
Selon l’épouse du pasteur-prisonnier, Madame Dinh Thi Xa, l’état de santé du prisonnier de conscience Đinh Diêm s’est détérioré à cause de mauvaises conditions d’emprisonnement et du traitement inhumain, tel que la torture. Aucune amélioration n’a été observée malgré de nombreuses pétitions alarmantes adressées par ses proches aux autorités pénitentiaires.
La cause exacte de la mort soudaine et mystérieuse du pasteur-prisonnier Đinh Diêm demeure ‘’un secret d’État’’, comme beaucoup d’autres malheureux et injustes cas de morts en prison sous le régime de Hà Nôi, un nouveau membre du Conseil des Droits de l’Homme depuis le 1er janvier 2023.
Inhumainement, les autorités de la République Socialiste du Viêt Nam ont rejeté la demande de la famille endeuillée du pasteur mort en prison de pouvoir ramener son corps à sa maison après la soi-disant autopsie officielle. Il faut attendre trois ans plus tard : les restes du défunt seront autorisés de reposer en paix à la demeure des siens.
Camp no 6 Thanh Chương district, Nghê An province.
(Source LVDHS-CEVEX)
(* Commentaire : https://actualitte.com/article/108776/tribunes/ecrire-contre-la-haine-et-l-intolerance-l-injustice-et-la-barbarie).
L’écrivaine ukrainienne Iryna Tsvila meurt pour que son peuple meurtri recouvre dignité, liberté, fraternité, paix et justice.
Jeudi 24 février 2022, l’écrivaine, poétesse et enseignante Iryna Tsvila a perdu la vie, avec son mari Dmyro, aux portes de Kyiv, capitale de la Liberté insoumise de l’Ukraine dans leur résistance contre l’assaut de chars blindés des troupes d’agression russes de Poutine. Ils étaient parents de cinq jeunes enfants. La disparition d’Iryna Tsvila a été annoncée par Volodymyr Yermolenko, philosophe, journaliste et écrivain, qui avait écrit avec elle le livre « La voix de la guerre. Histoires d’anciens combattants ».
Le 8 mars 2022, en célébrant la Journée des droits des femmes à la Fondation Bodmer à Genève, le Centre PEN Suisse Romand a rendu un hommage ému et solennel à la poétesse disparue Iryna Tsvila.
Mort à petit feu – L’écrivain Yang Hengjun et citoyen australien risque de mourir dans les geôles de la République Populaire de Chine RPC.
Nous sommes profondément préoccupés par les très graves problèmes de santé dont souffrirait l’écrivain et citoyen australien Yang Hengjun en détention arbitraire depuis août 2019 dans les geôles de la République Populaire de Chine RPC.
Selon PEN International, notre collègue Yang Hengjun y aurait été soumis à la torture et à d’autres formes de mauvais traitements pendant plus de deux ans d’incarcération provisoire. Il a été traduit devant un tribunal le 27 mai 2021. C’était un procès à huis clos pendant quelques heures. Le jugement du tribunal n’est pas encore rendu public. Rien ne garantit que Yang Hengjun a droit d’être jugé par un juge indépendant et impartial, dans le cadre d’un procès équitable.
Après des retards répétés, le jugement du tribunal devait être rendu public le 9 janvier 2022, mais nous avons depuis reçu des informations selon lesquelles le verdict a été retardé pour la troisième fois, aggravant l’injustice subie par Yang. Les dernières informations dont dispose PEN International nous accablent : l’état physique de Yang Hengjun s’est gravement détérioré et qu’il a reçu un traitement médical inadéquat malgré un risque accru d’insuffisance rénale.
Mort à petit feu dans le goulag vietnamien
Le gouvernement de la République Socialiste du Viêt Nam RSV nie toujours l’existence des prisonniers politiques, d’opinion et de conscience qu’il traite comme des otages. Il les condamne à de très lourdes peines de prison (5, 10, 15, 20 ans et plus). Peines à purger souvent dans des conditions effroyables, humiliantes et inhumaines. Le gouvernement communiste négocie discrètement avec certains États démocratiques pour échanger ces otages contre des aides économiques ou militaires. Il fait pression sur les prisonniers pour qu’ils ou elles acceptent de vivre en exil forcé à l’étranger, sans espoir de retour, alors que leur peine ne sera que suspendue et non annulée. Quitter son pays et sa famille ou rester en prison et y mourir à petit feu.
Mort à petit feu — la 13e année en prison du poète Trân Huỳnh Duy Thuc
Trần Huỳnh Duy Thức, poète, écrivain et blogueur, est coauteur de l’ouvrage interdit La Voie du Viêt Nam. Il a également publié des poèmes et des articles sur ses divers blogues. Le 30 novembre prochain, son 56e anniversaire coïncidera avec sa 13e année en prison. Encore 3 ans de prison à purger, loin de sa femme, ses enfants, ses parents et ses amis.
Arrêté en mai 2009, il a été condamné en janvier 2010 à 16 ans de prison et à 5 ans de détention probatoire pour « avoir violé les articles 117 et 109 du Code pénal ». En mai 2016, il a été déporté dans un camp situé à 1400 km environ de la ville où vit sa famille.
Son état de santé serait affecté par ses conditions de détention. En plus des grèves de la faim entamées contre sa peine injuste et illégale. Il a maintes fois refusé de partir en exil, la condition de sa libération anticipée. Il plaide toujours non coupable.
Trần Huỳnh Duy Thức est l’un de nombreux « cas représentatifs » connus depuis de longues années. Pour leur résistance non violente contre leur triste sort injuste, leurs lourdes peines de prison, leurs souffrances (et celles de leurs proches), leur admirable courage dans la défense de la liberté d’expression, de la dignité de l’être humain. Pour protéger la justice sociale contre « le fléau endémique de la corruption », « l’abus du pouvoir », « le culte de l’impunité », pour soulager l’environnement en détresse, secourir les enfants, les femmes, les hommes affamés, assoiffés, sans toit et sans voix. Pour construire des ponts de la tolérance et de la paix… Pour sauvegarder leur langue maternelle — la langue vietnamienne — et leur culture millénaire jadis florissante, en voie d’aliénation, se rappelant toujours que des grandes bibliothèques ont été dévastées, des millions de livres, de recueils de poèmes, de romans, d’innombrables œuvres littéraires, philosophiques et religieuses confisquées, détruites ou interdites.
Depuis mai 2018, Trần Huỳnh Duy Thức réclame en vain que les autorités judiciaires communistes examinent sa demande d’une remise de peine conformément à l’article 63 du nouveau Code pénal 2015. N’ayant pas reçu de réponse à sa requête, Trần Huỳnh Duy Thức a entamé depuis novembre 2020 plusieurs grèves de la faim. Fermement convaincu que la liberté d’expression n’est pas un crime, Trần Huỳnh Duy Thức est prêt à mourir de faim si l’accusation arbitraire et injuste n’est pas réexaminée et réduite.
Pour mémoire, le 29 août 2012, le Groupe de Travail des Nations Unies sur la Détention arbitraire concluait que Trần Huỳnh Duy Thức était détenu arbitrairement. Et le Groupe de Travail d’appeler les autorités de Ha Noi à libérer Trần Huỳnh Duy Thức. Le 30 novembre 2022, ce sera son 56e anniversaire et sa 13e année vécue dans un des camps de déportation de sa terre natale nommée « goulag vietnamien ».
Mort à petit feu — Détention arbitraire et Psychiatrie punitive en République Socialiste du Viet Nam. Le cas de Lê Anh Hung.
Jugés malades mentaux, les prisonniers politiques, d’opinion et de conscience (non reconnnus par l’État RSV) sont enfermés dans des hôpitaux psychiatriques et soumis à l’administration forcée de médicaments. Un des cas les plus connus : Lê Anh Hung, 49 ans, traducteur et journaliste, arrêté le 5 juillet 2018 pour « abus des libertés démocratiques ». Il a été détenu à l’hôpital psychiatrique pendant les 3 premières années et 10 mois après son arrestation, malgré sa bonne santé mentale. Refusant de se faire soigner contre son gré, il a été roué de coups et attaché à son lit. Lê Anh Hung a été condamné à 5 ans de prison en août 2022 après un procès sans avocat. Ses conditions de détention sont effroyables, humiliantes, inhumaines.
Mort à petit feu — multiples peines de prison pour Narges Mohammadi, écrivaine, journaliste iranienne et défenseuse des droits humains.
Membre honoraire des centres PEN danois, belge, norvégien et suédois, Narges Mohammadi était l’ancienne vice-présidente du Centre de défense des droits humains à Téhéran, fondé par la lauréate du prix Nobel de la paix Shirin Ebadi. Narges Mohammadi se combat pour l’abolition de la peine de mort en Iran. Son mari, le journaliste et ancien prisonnier Taghi Rahmani (14 ans de prison) vit en exil à l’étranger avec ses deux jeunes enfants depuis 2012.
À plusieurs reprises depuis 1998, Narges Mohammadi a été arbitrairement arrêtée et emprisonnée. Elle est soumise à la torture et à d’autres mauvais traitements. Elle est privée des soins de santé nécessaires. Sa santé se détériore pendant ses détentions.
En septembre 2011, elle a été condamnée à 11 ans d’emprisonnement pour « participation à un rassemblement et collusion contre la sécurité nationale » et « diffusion de propagande contre l’État », en lien avec ses activités au Centre de défense des droits humains. Sa peine a été réduite à 6 ans en mars 2012. Elle est libérée en juillet 2012. En 2015, Narges Mohammadi a été de nouveau arrêtée et emprisonnée. En 2016, elle a été condamnée à 16 ans d’emprisonnement. Elle est libérée en octobre 2020. De nouveau arrêtée en janvier 2022 et condamnée à 8 ans et deux mois de prison supplémentaires, plus 74 coups de fouet. Pour des raisons médicales, elle a été relâchée en février 2022. Cette brève libération a pris fin en avril 2022. En octobre 2022, Narges Mohammadi a été condamnée à 15 mois de prison supplémentaires.
Le 15 novembre 2022, dans sa campagne annuelle en faveur des écrivains emprisonnés ou persécutés, le Comité des Écrivains en Prison de PEN International a lancé un appel à une action mondiale urgente « afin de libérer et protéger Narges Mohammadi en Iran, José Rubén Zamora Marroquín au Guatemala, Server Mustafayev en Ukraine, et Tsitsi Dangarembga en Zimbabwe ». Et le Comité de déclarer que « ces quatre cas illustrent clairement le type de menaces et d’attaques subies par les écrivains et les journalistes du monde entier simplement pour avoir exercé pacifiquement leur droit à la liberté d’expression ».
Selon PEN International, « Mohammadi souffre d’un trouble neurologique pouvant entraîner des crises d’épilepsie, une paralysie partielle temporaire et une embolie pulmonaire pour laquelle lui seraient refusés des médicaments vitaux permettant d’éviter la formation d’autres caillots sanguins. En mai 2019, elle a subi une hystérectomie d’urgence, puis a été renvoyée à la prison d’Evin. En juin 2019, PEN a reçu des informations selon lesquelles Mohammadi était privée de soins médicaux adéquats et d’antibiotiques pour traiter une infection ultérieure liée à l’opération ».
Par Nguyên Hoàng Bao Viêt
ancien président et membre du Centre PEN Suisse romand
délégué et membre cofondateur de la Ligue vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse – membre des Écrivains et des Journalistes vietnamiens en Exil.
Bổn phận phải nhớ : Từ Ukraine, nạn nhân của đạo quân xâm lăng Cộng sản Nga Staline – Poutine…đến Việt Nam Tự Do, nạn nhân của bộ đội xâm lăng Cộng sản Bắc Việt, lính đánh thuê cho đế quốc Liên sô Nga – Trung cộng.
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland
Genève 18 janvier 2023
*****************************************************************************************************************************
Đóng Góp Ý Kiến