NGƯỠNG VỌNG QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG VÀ CÁC ANH HÙNG DÂN TỘC

NGƯỠNG VỌNG QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG VÀ CÁC ANH HÙNG DÂN TỘC

Thưa quý vị và các bạn trẻ yêu nước,

    Theo truyền thống ngàn đời của con dân nước Việt thì hôm nay là 10 tháng ba Âm lịch cử hành “Đại Lễ Giỗ Quốc Tổ” năm thứ 4.901 của dân tộc chúng ta. Chúng ta cùng nhau “Ngưỡng vọng Đức Quốc Tổ Hùng Vương đã thành lập quốc gia Văn Lang xa xưa của tộc Việt và tri ân các anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt” đã bảo vệ giang sơn gấm vóc để lại cho hậu thế chúng ta ngày hôm nay. Thưa quý vị, thời gian thấm thoát qua mau, thế mà đã 47 năm chúng ta tưởng niệm “Ngày Quốc Hận”, ngày mà quân Cộng sản miền Bắc đánh chiếm miền Nam thân yêu của chúng ta. Hàng triệu người bỏ nước ra đi tìm tự do, hàng trăm ngàn người đã hy sinh mạng sống trong rừng sâu, trên biển cả đã nói lên tất cả ý nghĩa của 2 chữ tự do. Đây là cuộc bỏ phiếu lịch sử, một cuộc bỏ phiếu “bằng chân”, đánh đổi bằng chính sinh mạng của mình cho lý tưởng tự do.

     Thưa quý vị và các bạn,

     Trong lịch sử nhân loại, chưa có một chế độ nào xụp đổ mà hàng triệu người đã “Đau lòng đứt ruột” đành đoạn bỏ nước ra đi, hàng trăm ngàn người đã bỏ thây ngoài biển cả, trong rừng sâu vì hai chữ tự do và cũng không có một chế độ nào xụp đổ mà 5 vị tướng đã tuẫn tiết, hàng ngàn sĩ quan binh sĩ đã tự sát … Đặc biệt hơn nữa là sau gần nửa thế kỷ, thế mà ngọn cờ vàng ba sọc đỏ vẫn phấp phới, ngạo nghễ tung bay trên khắp thế giới như một biểu tượng của quốc gia, của ý nghĩa dân chủ tự do vẫn đang ấp ủ ngự trị trong tim hàng chục triệu con dân Việt Nam trong nước và ở hải ngoại…

     Thưa quý vị, mỗi dân tộc đều có những truyền kỳ lịch sử được thần thoại hoá thể hiện lòng tự hào dân tộc mang tính sử thi của mình. Thật vậy, huyền thoại Rồng Tiên về ngọn nguồn huyết thống Việt tuy đượm vẻ huyền hoặc nhưng lại tràn đầy tính hiện thực, thấm đậm nét nhân văn của truyền thống nhân đạo Việt Nam. Truyền thuyết Việt Nam biểu trưng một triết lý văn hoá cao đẹp không những thấm đậm tính nhân đạo, chan chứa vẻ nhân văn, mà còn tràn đầy tình đồng bào, nghĩa ruột thịt qua hình tượng “Bọc điều trăm trứng nở trăm con”.  Truyền thuyết Rồng Tiên khởi nguyên của dân tộc Việt Nam không những không hoang đường huyền hoặc mà là một triết lý văn hóa, đạo lý làm người, một hiện thực lịch sử mà chính cổ sử Trung Hoa đã thừa nhận sự hiện hữu của cộng đồng Bách Việt. Chúng ta tự hào vì “Bọc điều trăm họ thai chung, Đồng bào hai tiếng vô cùng Việt Nam…”, tại sao lại vô cùng Việt Nam vì thưa quý vị và các bạn, trên thế giới duy nhất chỉ có dân tộc Việt mới có hai chữ đồng bào, trăm họ, bách tính, bá tánh mà không một dân tộc nào trên thế giới có được. 

     Thưa quý vị, Kể từ thời lập quốc năm 2879 TDL cho đến ngày nay, trải qua gần 5 ngàn năm dân tộc Việt vẫn ngưỡng vọng, thờ kính Đức Quốc Tổ Hùng Vương nên danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi đã tuyên xưng trong “Bình Ngô Đại Cáo”, bản tuyên ngôn Độc lập được viết bằng máu, mồ hôi và nước mắt của biết bao con dân nước Việt: Duy ngã Đại Việt chi Quốc, Thực vi văn hiến chi bang…” nghĩa là “Chỉ có nước Việt ta từ trước, Mới có nền Văn hiến ngàn năm…”. Ngày nay, giới nghiên cứu với kết quả khoa học mới nhất, thuyết phục nhất đã công nhận Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có lịch sử lâu đời nhất với nền văn hóa Hòa Bình cổ nhất của nhân loại. Dân tộc Việt hiếu hòa chứ không hiếu sát, “Khoan nhu dĩ giáo, bất báo vô đạo” lấy sự khoan hòa bao dung mà giáo hóa kẻ ác, không cần chiến tranh bạo lực mà lấy tình người, đạo lý làm người mà giáo hóa kẻ ác… Tính từ ngày lập quốc 1879 TDL thì lịch của quốc gia “Quốc Lịch”, còn gọi là Việt Lịch là 2879 + 2022 là 4.901 năm và dân tộc Việt Nam có gần 5 ngàn năm văn hiến. 

     Hàng năm cứ vào ngày mồng mười tháng ba Âm lịch, đồng bào Việt Nam ở khắp nơi đều tưởng nhớ công ơn của Quốc Tổ Hùng Vương, người khai mở nước Văn Lang xa xưa của Việt tộc. Chúng ta cùng nhau cúi đầu tưởng niệm ngưỡng vọng Quốc Tổ để tâm tư lắng đọng tìm về ý nghĩa của ngày đại lễ cao cả tuyệt vời này.

1. Truyền thuyết Khởi nguyên dân tộc, Bức Thông điệp hàng ngàn năm lịch sử.

      Một ý nghĩ trong tâm trí chúng ta là tại sao dân tộc Việt lại có truyền thống tôn thờ Quốc Tổ Hùng Vương?  Xin thưa là truyền thuyết khởi nguyên dân tộc cho chúng ta biết rằng dân tộc chúng ta là “Con Rồng Cháu Tiên”. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư viết tiếp về họ Hồng Bàng như sau: “Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi.  Đế Minh đi tuần du phương Nam, đến dãy Ngũ Lĩnh gặp Vụ Tiên nữ sinh ra Vương (Lộc Tục). Vương là bậc Thánh trí thông minh. Đế Minh yêu quý lạ, muốn cho nối ngôi. Vương cố nhường cho anh mình, không dám vâng mệnh nên Đế Minh lập Đế Nghi là con trưởng nối dòng trị phương Bắc và phong cho vua là Kinh Dương Vương, trị phương Nam, đặt tên nước là Xích Quỷ. Vương lấy con gái Chúa Động Đình tên là Thần Long, sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân húy là Sùng Lãm, nhà vua lấy con gái của Đế Lai là nàng Âu Cơ, sinh ra trăm trai. Tục truyền là sinh ra trăm trứng, ấy là Tổ của Bách Việt. Một hôm vua bảo Âu Cơ rằng: “Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thuỷ hoả khắc nhau, sum hợp thật khó nên phải chia tay, năm chục con theo nàng về núi, năm chục con theo ta về miền Nam. Có sách chép là về biển Nam. phong  con cả là Hùng Vương nối ngôi”. Như vậy, “Tổ Phụ” của dân tộc là Đức Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ mà dân gian thường gọi là Bố Rồng Mẹ Tiên. Bố Rồng, Mẹ Tiên của truyền kỳ lịch sử cũng chính là Bố Lạc, Mẹ Âu của hiện thực lịch sử đã tạo thành sức sống mãnh liệt vô biên của dân tộc từ thời lập quốc cho đến ngàn sau. Dân tộc Việt đã chinh phục thiên nhiên, chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù dưới bất kỳ danh nghĩa nào, để khẳng định trước nhân loại: Một dân tộc hào hùng đã có gần năm ngàn năm văn hiến.

Thưa quý vị,

        Mỗi dân tộc đều có những truyền kỳ lịch sử được thần thoại hoá thể hiện lòng tự hào dân tộc mang tính sử thi của dân tộc đó. Huyền thoại Rồng Tiên về cội nguồn huyết thống Việt tuy đượm vẻ huyền hoặc nhưng lại tràn đầy tính hiện thực, thấm đậm nét nhân văn của truyền thống nhân đạo Việt Nam. Người Việt Nam, từ em bé thơ ngây đến cụ già trăm tuổi, từ bậc thức giả đến bác nông dân chân lấm tay bùn, không ai mà không một lần nghe truyện cổ tích họ Hồng Bàng về “Con Rồng cháu Tiên”. Là người Việt Nam, chúng ta hãnh diện về nguồn cội Rồng Tiên với thiên tình sử của “Bố Lạc-Mẹ Âu” đẹp như một áng sử thi mở đầu thời kỳ dựng nước của dòng giống Việt.

         Truyền thuyết Việt Nam không mang tính thần thoại hoang đường của chủ nghĩa duy thần cuồng tín hoặc duy nhân thái quá để tự mãn cho rằng chỉ có con người làm nên tất cả, chỉ có cái ta duy lý đó đã dẫn tới quan niệm độc tôn, độc hữu của phương Tây. Truyền thuyết Việt Nam không mang tính huyền thoại ly kỳ như truyền thuyết về tình yêu của những anh hùng không thực và giai nhân tuyệt sắc của Ấn Độ. Truyền thuyết Việt Nam cũng không thiên về sức mạnh của vật chất, của bắp thịt siêu nhiên kiểu Samson. Truyền thuyết Việt Nam cũng không tôn thờ những thần thánh “thế tục hơn cả thế tục” kiểu thần Ouranos loạn luân vô đạo, thần tửu sắc Baccus, nữ thần sắc đẹp Vénus dâm dục, thần quan thầy thương mại Mercure tay cầm túi tiền, tay cầm dùi đục như thần thoại La Hy phương Tây và những nước cận Đông khác. Truyền thuyết Việt Nam, nói đúng hơn đó là truyền kỳ lịch sử Việt Nam được hư cấu dưới lớp vỏ huyền thoại nhưng thực chất lại đề cao con người với ý nghĩa nhân bản truyền thống.

    Việc truyền thuyết khởi nguyên dân tộc chép mẹ Âu sinh ra một trăm người con trai mà không có con gái chỉ để biểu tỏ rằng thời kỳ này xã hội Việt cổ đã chấm dứt chế độ mẫu hệ bắt đầu thời kỳ phụ hệ. Cũng vậy, truyền thuyết chép Bố Lạc lấy mẹ Âu chứng tỏ sự hợp nhất của ngành Thần Nộng phương Nam và ngành Thần Nông phương Bắc mà thôi. Truyền thuyết Việt Nam biểu trưng một triết lý văn hoá cao đẹp không những thấm đậm tính nhân đạo, chan chứa vẻ nhân văn mà còn tràn đầy tình đồng bào, nghĩa ruột thịt qua hình tượng “Bọc điều trăm trứng nở trăm con”. Từ ý niệm đồng bào dẫn đến lòng yêu nước, thương nòi, yêu quê cha đất tổ, tất cả đã trở thành giá trị đạo lý truyền thống của nền văn minh đạo đức Việt Nam. Triết gia thời đại Jung đã viết: “Truyền thuyết huyền thoại hàm chứa những ý nghĩa lịch sử trung thực nhất, vì nhân vật thần thoại là sản phẩm đúc kết biết bao suy tư của một thời đại tạo dựng tỏa sáng nhưng nó phải chờ thế hệ sau diễn đạt bằng ngôn từ minh nhiên lý giải. Huyền thoại là đạo sống của một dân tộc”. Lịch sử đã chứng minh nhận định của Karl Jung là “Huyền thoại là đạo sống của một dân tộc. Nếu Dân tộc nào quên đi huyền thoại thì dân tộc đó dù là những dân tộc văn minh nhất, sớm muộn cũng sẽ tiêu vong”.

2. Truyền thống “Uống nước nhớ Nguồn”, tôn thờ Nhân Thần của đạo lý làm người Việt Nam.

     Nhiều người trong chúng ta thường không hiểu vì sao tiền nhân chúng ta lại chọn ngày mồng mười tháng ba là ngày giỗ Tổ Hùng Vương”. Xin thưa vì tháng ba là tháng Thìn, tháng của bố Rồng và ngày mười là ngày của mẹ Tiên nên tiền nhân đã giỗ quốc Tổ vào ngày Tiên tháng Rồng mồng 10 tháng 3 hàng năm. Truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã đi vào tâm thức Việt như một nguồn suối tâm linh làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người Việt.

     Người Việt chúng ta có một đời sống tinh thần tâm linh sâu thẳm, thể hiện tình cảm thiêng liêng cao cả mà không một dân tộc nào có được. Đạo lý làm người dạy chúng ta rằng khi sống là phải biết tri ân thờ cúng ông bà cha mẹ để mai này khi ta có chết đi thì cũng về với ông bà cha mẹ mà thôi. Từ việc hiếu thảo thờ cúng cha mẹ, ông bà tiên tổ đến ý thức tôn thờ ông Tổ của giống nòi: Quốc Tổ Hùng Vương chỉ đảo ngược lại chúng ta có chung một Tổ Quốc Việt Nam. Ý niệm tri ân tôn thờ các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá đã hun đúc ý thức cao độ về lòng yêu nước thương nòi, tạo cho mỗi con dân đất Việt niềm tự hào về dòng dõi con Rồng cháu Tiên của Việt tộc. Trong khi các dân tộc khác thờ phụng những đấng Thần Linh từ trên trời, ở một cõi khác thì người Việt Nam chúng ta lại tôn thờ “Nhân Thần” là những người bình thường như chúng ta nhưng đã có công với đất nước, làm những việc hữu ích cho mọi người thì khi qua đời được tất cả mọi người vinh danh tôn thờ như một vị Thần linh. Chính vì vậy, truyền thống tôn thờ nhân thần và đạo thờ cúng Tồ tiên, ông bà là bản sắc văn hoá đặc trưng của dân tộc và cũng là đạo lý làm người của Việt tộc. Truyền thống cao đẹp này trải qua hàng ngàn năm lịch sử vẫn thấm đậm trong lòng dân tộc với bao thăng trầm biến đổi của dòng vận động lịch sử.

3. Huyền thoại Rồng Tiên khởi nguyên của dân tộc: Bức Thông Điệp hàng ngàn năm lịch sử.

    Mỗi dân tộc đều có những truyền kỳ lịch sử được thần thoại hoá thể hiện lòng tự hào dân tộc mang tính sử thi của dân tộc đó. Huyền thoại Rồng Tiên về cội nguồn huyết thống Việt tuy đượm vẻ huyền hoặc nhưng lại tràn đầy tính hiện thực, thấm đậm nét nhân văn của truyền thống nhân đạo Việt Nam. Người Việt Nam, từ em bé thơ ngây đến cụ già trăm tuổi, từ bậc thức giả đến bác nông dân chân lấm tay bùn, không ai mà không một lần nghe truyện cổ tích họ Hồng Bàng về “Con Rồng cháu Tiên”. Là người Việt Nam, chúng ta hãnh diện về nguồn cội Rồng Tiên với thiên tình sử của “Bố Lạc-Mẹ Âu” đẹp như một áng sử thi mở đầu thời kỳ dựng nước của dòng giống Việt.

    Truyền thuyết khởi nguyên dân tộc chép mẹ Âu sinh ra một bọc “Trăm người con trai”, vì vậy, trên thế giới duy nhất có dân tộc Việt Nam có hai tiếng “Đồng bào” vì “Bọc điều trăm họ thai chung, Đồng bào hai tiếng vô cùng Việt Nam”…    Chúng ta có chung cội nguồn huyết thống thiêng liêng, truyền lưu cho chúng ta nên chúng ta đều “bình đẳng” như nhau. Chúng ta cùng chung một bào thai của Mẹ Âu Cơ, người Mẹ Tổ quốc Việt Nam sinh thành dưỡng dục nên chúng ta có quyền gọi những anh em là đồng bào ruột thịt mà các dân tộc khác không thể gọi được như thế. Hai chữ đồng bào mà chúng ta vẫn gọi một cách thân thương trìu mến “Bọc điều trăm họ thai chung, Đồng bào tiếng gọi vô cùng Việt Nam…”. Dân gian Việt thường gắn liền “yêu nước với thương nòi”, “tình đồng bào với nghĩa ruột thịt” đặc trưng của nòi giống Việt.

4. Việt Nam là một dân tộc có lịch sử lâu đời và có gần năm ngàn năm Văn hiến.

     Các công trình nghiên cứu cùng với kết quả khoa học mới nhất, thuyết phục nhất đã công nhận dân tộc Việt là một dân tộc có lịch sử lâu đời với nền văn hóa Hòa Bình cổ nhất của nhân loại. Nếu tính từ ngày thành lập quốc gia Văn Lang 2879 năm TDL cho tới ngày nay thì dân tộc Việt đã thành lập ít nhất là 2879 + 2022= 4.901 năm lịch sử. Kết quả của khoa Di Truyền học đã cho biết chỉ số biến thiên F-value của người Việt cao nhất trong các sắc dân vùng Đông Nam Á.

     Người Việt có 1 tỷ lệ cao nhất về biến đổi di truyền trong dân tộc 0.236% và về Hinc II/ Hpal nên được xem là dân tộc cổ nhất Đông Nam Á nên là một dân tộc có lịch sử lâu đời nhất. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu đã công nhận Việt Nam là trung tâm của nền văn hoá Hòa Bình và từ đây Mitochondrial DNA Á Châu (Asian Mitochondrial DNA) lan toả ra toàn vùng Đông Nam Á và cả châu Mỹ nữa. Cư dân Hoabinhian Previetnamese này đã mang theo những phát minh quan trọng như nghề trồng lúa nước, thiên văn, chữ viết cổ (Khoa Đẩu), kỹ thuật hàng hải, kỹ thuật xây cất các đô thị đến nơi khác để hình thành những nền văn minh cổ đại trên thế giới như Trung Hoa, Ấn Độ và Trung Đông. Ngày nay, sự thật lịch sử đã được phục hồi, đó là “Cái gọi là văn minh Trung Quốc chính là nền văn minh Việt cổ”. Thực tế này được danh nhân Nguyễn Trãi đã khẳng định là: “Duy ngã Đại Việt chi quốc, Thực vi văn hiến chi bang” có nghĩa là “Chỉ có nước Đại Việt ta từ trước, Mới có nền văn hiến ngàn năm…”. Một dân tộc có nền văn hiến là một dân tộc có một nền văn hóa cao với những điển chương định chế, những phong tục tập quán tốt đẹp, sinh hoạt tinh thần cao cả, hướng thượng đạt tới trình độ văn minh với quan niệm sống “Chân-Thiện-Mỹ”. Truyền thuyết khởi nguyên dân tộc khai mở cho chúng ta nét văn hiến của một dân tộc có lịch sử lâu đời nhất với một nền văn hóa cổ nhất của nhân loại.

5. Từ ý niệm Đồng Bào, Quốc Tổ đến Tổ Quốc Việt Nam.

     Truyền thuyết Việt Nam, nói đúng hơn đó là truyền kỳ lịch sử Việt Nam được hư cấu dưới lớp vỏ huyền thoại nhưng thực chất lại đề cao con người với ý nghĩa nhân bản truyền thống. Truyền thuyết Việt Nam biểu trưng một triết lý văn hoá cao đẹp không những thấm đậm tính nhân đạo, chan chứa vẻ nhân văn mà còn tràn đầy tình đồng bào, nghĩa ruột thịt qua hình tượng “Bọc điều trăm trứng nở trăm con”. Từ ý niệm đồng bào dẫn đến lòng yêu nước, thương nòi, yêu quê cha đất tổ, tất cả đã trở thành giá trị đạo lý truyền thống của nền văn minh đạo đức Việt Nam. Đặc biệt hơn nữa, cũng từ ý niệm tôn thờ Quốc Tổ đã trở thành Tổ Quốc, biểu trưng của hồn thiêng sông núi, anh linh của các anh thư hào kiệt u linh bàng bạc trong tâm khảm của mỗi người Việt Nam chúng ta.

     Chính vì vậy, Hoàng Đế Quang Trung đã nói với các bô lão làng Vân Nội sau chiến thắng Đống Đa như sau: “Chúng ta đều do Tổ Tiên sinh ra, không cứ là trai gái già trẻ, không cứ là chi tộc nào, dòng họ nào. Mọi người đều là CON RỒNG CHÁU TIÊN, từ một bào thai của mẹ Âu nên tất cả đều từ một mẹ sinh ra các ngành các chi mà thôi. Cành cây lớn muôn lá, gốc vốn ở rễ. Nước có nghìn dòng sông, muôn ngọn suối, vốn có gốc từ một ngọn nguồn. Cảnh vật còn như vậy, huống chi là con người chúng ta. Con người sinh ra đời, đời đời nối tiếp về sau, đều do các người đời trước nuôi nấng dìu dắt vậy. Ngưỡng mộ và tưởng nhớ Tổ Tiên, chúng ta hãy lấy việc siêng năng mà bồi đắp cho gốc rễ. Lấy sự cần kiệm làm răn rồi tu nhân tích đức, giàu lòng thương người hơn là chê bai ghen ghét người. Là con cháu thì chúng ta phải nối tiếp truyền thống của Tổ Tiên, chứ lẽ nào con cháu mà lại không suy nghĩ về ý nghĩa thâm trầm cao đẹp nói trên hay sao?”.

     Thưa quý vị, chúng ta đã và đang mất nước dần dần trở thành một khu tự trị của đế quốc mới Trung Cộng. Đất nước Việt Nam sẽ bị xóa tên trên bản đồ thế giới, dân tộc Việt Nam sẽ tiêu vong. Chúng ta đắc tội với Tổ Tông và với con cháu muôn đời sau! Chúng ta phải nhớ lời Di chúc muôn đời của Hoàng Đế Trần Nhân Tông cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi để góp phần cứu dân cứu nước. “Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Quốc. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải mà ta phải nghĩ tới chuyện khác lớn hơn là họ không bao giờ tôn trọng biên giới quy ước. Họ cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn: Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác… Ta muốn lời nhắn nhủ này như một di chúc cho con cháu muôn đời sau. Quá khứ là gốc rễ của tương lai, rễ càng đâm sâu thì cây mới vững vàng và càng vươn cao”.

     Thưa quý vị và các Bạn trẻ yêu nước, “Có Tổ có Tông, có Tông có Tổ. Tổ Tổ Tông Tông, Tông Tông Tổ Tổ mới là “Người”. Chúng ta cùng nhau cúi đầu cung kính tưởng niệm:

Nhớ xưa Quốc Tổ dựng nền

Ngàn năm văn hiến sử thiên anh hùng

Bọc điều trăm họ thai chung

Đồng bào tiếng gọi vô cùng Việt Nam!

PHẠM TRẦN ANH

You may also like...