LỊCH SỬ TRUNG HOA THỜI CỔ ĐẠI LÀ CỦA TỘC VIỆT

     Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu thường không phân biệt rõ khái niệm Trung Hoa và Trung Quốc, cũng như không phân biệt người Hoa Hạ và người Trung Quốc. Thậm chí còn cho rằng Trung Hoa là Trung Quốc và người Hoa Hạ là người Trung Quốc, từ đó đưa tới nhiều nhận định sai lầm đáng tiếc. Do đó, phục hồi sự thật lịch sử về lịch sử Trung Hoa cổ đại hết sức quan trọng vì sư thật lịch sử được chứng minh bởi kết quả của những công trình nghiên cứu, những kết quả khảo cổ, khảo tiền sử, huyết học, Đại Dương học và nhất là phân tích di truyền DNA đã làm thay đổi nhận định từ trước đến nay về lịch sử tiến hoá cũng như tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam và Trung Quốc.

     Sách sử cổ thường viết là lịch sử Trung Hoa cổ đại hoặc dựa theo Kinh Thư viết “Phương Bắc” để chỉ nước Hạ của người Hoa Hạ. Công trình Khảo cổ tìm thấy những di chỉ của nền văn hóa Lão Ngưu Pha của cư dân Việt ở bờ Nam sông Vị và di chỉ văn hóa Diêm La Thôn của cư dân Lạc (Việt) sống ở bờ Nam sông Lạc vùng Tam Giang Bắc, hợp lưu của các con sông Vị, sông Lạc (bộ Chuy) và sông Hoàng Hà. Cổ thư Trung Hoa cũng chép về một quốc gia cổ là “Hoa Tư” gọi là Hoa Tư cổ quốc hoặc “Hoa Tư Thị” ở khu vực Lam Điền của Tây An ngày nay. Hoa Tư thị là tổ tiên của dân tộc Trung Hoa, chữ Hoa Hạ và Trung Hoa bắt nguồn từ Hoa Tư thị.[1]

     Cổ sử Trung Hoa chép rằng Đế Hoàng bình định các nơi, mở mang bờ cõi, đặt ra y phục, xây dựng nhà cửa cung thất, chế đồ dùng bằng đồng để thay đồ bằng đá, chế xe cộ, ghe thuyền… Nguyên phi là Luy Tổ phát minh ra nghề nuôi tằm và chế ra thứ se để kéo kén ra tơ, nhà thiên văn Duy Thành phát minh ra máy Cái Thiên để quan sát thiên văn khí tượng. Đế Hoàng sai Thương Hiệt chế ra lối chữ tượng hình chân chim để thay cho lối chữ thắt nút (kết thằng) thời Đế Viêm.

    Sách sử cổ ghi rõ Chuyên Húc thuộc dòng họ Cao Tân Cao Dương của tộc Việt còn lưu lại dấu ấn trong sự tích trầu cau. Đế Cốc thay Đế Chuyên Húc lại là cháu của vua Thiếu Hạo, dòng Thần Nông thờ chim là vật biểu, chính là chi Âu Việt (tộc thờ chim) của tộc Việt. Cổ sử Trung Hoa chép rằng “Đế Chí vi nhược, chư hầu tôn Nghiêu, con Đế Cốc lên thay”. Đế Nghiêu lên ngôi lấy tên nước là Đường, đóng đô ở Bình Dương thuộc Hà Đông tỉnh Sơn Tây. Đế Nghiêu họ Đào Đường là con thứ của Đế Cốc, em Đế Chí nhưng vì Đế Chí nhu nhược nên chư hầu tôn Nghiêu lên làm vua lấy hiệu là Đường Nghiêu. Sự thật lịch sử này sẽ làm đảo lộn tất cả những sử sách kinh điển của Hán tộc viết theo lý của kẻ mạnh để “Lộng giả thành chân” khiến mọi người tin theo bao đời nay.

     Đế Nghiêu họ Đào Đường chăm lo việc chính trị, cai trị nhân đức. Đế Nghiêu sai ông Hi và ông Hòa làm lịch để dân biết thời vụ để làm nông. Lịch thời đó gồm có 360 ngày, có tháng nhuần. Trăm họ cày ruộng mà ăn, đào giếng mà uống, an hưởng thái bình. Đế Nghiêu được ông Thuấn giúp việc tuần thú và giao tiếp chư hầu. Con vua Nghiêu là Đan Châu kém cỏi bất tài nên Đế Nghiêu gả 2 con gái cho và truyền ngôi cho Thuấn. Vì thế Đào Đường Thị Đế Nghiêu được hậu thế ca tụng là tài đức song toàn, truyền ngôi cho người hiền mà không truyền ngôi cho con. Họ Đào Đường làm vua từ năm 2.356 đến 2.255 TDL thì truyền ngôi cho ông Thuấn là người tài đức. Thuấn lên ngôi đóng đô ở Bồ Bản thuộc đạo Hà Đông tỉnh Sơn Tây, đổi tên nước là Ngu (Âu). Đế Thuấn sai ông Vũ đi trị lụt, đặt ra lệ tuần thú, lập nhà học Thượng Tường và Hạ Tường. Theo Mạnh Tử Đế Thuấn là người Đông Di tức chi Lạc bộ Trĩ của tộc Việt. Đế Thuấn được nhiều hiền tài ra giúp như ông Tiết, Cao Dao, ông Ích, ông Tắc…

     Đế Thuấn ở ngôi được 18 năm, con là Thương Quân không theo nổi nghiệp cha nên truyền ngôi cho người hiền là ông Vũ. Vua Vũ là con của ông Cổn, cháu huyền tôn của Hoàng Đế. Đời vua Nghiêu có lụt lớn, vua sai ông Cổn đi trị thủy. Cổn cho đắp đê nhưng nước lại càng dâng lên cao. Thuấn lên ngôi cử ông Vũ lên thay cha đi trị thủy, Vũ dùng cách sơ đạo, khai thông sông ngòi cho nước thuận theo dòng chảy ra biển suốt 13 năm trời mới hết. Vua Vũ muốn truyền ngôi cho người hiền là ông Ích nhưng Thái Tử Khải là người hiền nên khi nhà vua từ trần, các chư hầu tôn Thái Tử lên thay tức là Đế Khải. Ngôi vua từ chế độ “Truyền hiền bất truyền tử” chuyển sang chế độ Quân chủ “Thế Tập” kể từ đó.

     Sách sử cổ chép rằng vua Đại Vũ lập ra nhà Hạ là hậu duệ của Xuyên Húc nhưng lấy họ Tỷ vì trước khi lên ngôi, Vũ lập nghiệp ở bờ sông Tỷ tỉnh Sơn Tây. Kinh đô nhà Hạ ở An Ấp tỉnh Sơn Tây chỉ cách ngã ba sông Vị hơn 100 km. Vua Hạ là người đầu tiên lập ra chế độ thế tập cha truyền con nối. Việc cai trị nước được tổ chức quy củ, Vua Hạ Vũ chia lãnh thổ ra làm 9 châu dựa trên địa lý thiên nhiên và dựa trên 9 phương ngữ của cư dân Bách Việt bản địa trong đó, đất Kinh Việt gọi là Châu Kinh. Thiên Vũ Cống của Kinh Thư chép cương giới của châu Kinh hướng Đông tới ngọn sông Hoài. Châu Kinh nay thuộc tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam, Qúy Châu, Quảng Tây là địa bàn cư trú của dân nước Sở thời Chiến Quốc mà sử Trung Quốc gọi là Kinh Man. Châu Dương rộng hơn tới tận biển Đông gồm miền sông Hoài, châu Từ, U Việt mà sử Trung Quốc gọi là Di Việt.

    Công trình nghiên cứu mới đây nhất về Hán ngữ và các phương ngữ Bách Việt ở Trung nguyên đã xác định chỉ có người Hakka (Hẹ) là Lạc bộ Trĩ ở vùng sông Bộc và bán đảo Sơn Đông có phát âm tương tự với Hán Việt và tiếng nôm của Tộc Việt [Ngieu] còn tiếng Quan Thoại và các phương ngữ đọc khác. Sự kiện này chứng tỏ thêm rõ là Đế Nghiêu là người Việt cổ.[2] Thực tế này được thư tịch cổ Trung Quốc xác nhận là khi Lạc bộ Trĩ gồm Bách Bộc mà cổ sử Trung Quốc gọi là rợ Đông Di bị đánh bật khỏi lưu vực sông Bộc và bán đảo Sơn Đông đã thiên cư lên Đông Bắc thành lập nước Cao Câu Ly mà sử Trung Quốc gọi miệt thị là rợ Tam Hàn. Dòng họ Lý là dòng họ chính ở bán đảo Triều Tiên nên được xem như hậu duệ của Hmong Dao. Nhà Lý là hậu duệ của đồng bào Dao thuộc chi tộc Hmong-Mien nên năm 1060, Vua Lý Anh Tông cho xây đền thờ Suy Vưu cũng gọi là Li Vưu, Hoàng Đế của chi tộc Hmong Mien ở phường Bố Cái thành Thăng Long.

    Vấn đề gốc tích vua Vũ lại sáng tỏ khi cổ sử Trung Hoa còn ghi rõ là năm Quý Tỵ (2.198 TDL), vua Đại Vũ nhà Hạ hội chư hầu ở Cối Kê thuộc U Việt. Năm Quý Mão 2.085 TDL, vua Thiếu Khang nhà Hạ phong cho con thứ là Vô Dư ở đất Việt. Sử sách còn ghi lại là vua Thuấn tuần du phương Nam rồi qua đời ở núi Thương Ngô. Núi Thương Ngô trước tên là núi Cửu Nghi ở miền Bắc tỉnh Hồ Nam là địa bàn cư trú của Bách Việt. Hai bà vợ đi theo buồn rầu than khóc rồi chết bên bờ sông Tương nên dân gian lập đền thờ hai bà gọi là “Tương Phi”. Sông Tương bắt nguồn từ Long Uyên chảy vào hồ Động Đình và lên tới vùng Ba Thục cũng là đất Bách Việt (Bai-Yue). Dân gian còn lập đền thờ Sương Quân là con gái vua Nghiêu ngay bên hồ Động Đình. 

    Cổ thư Trung Hoa chép lại rằng vua các nước Ngô, Việt đều tự hào là con cháu Hoàng Đế và vua Đại Vũ nhà Hạ. Chính Tư Mã Thiên trong “Sử Ký” cũng chép rằng tổ tiên của Câu Tiễn, vua nước Việt thời Xuân Thu là dòng dõi vua Vũ. Hiện ở núi Cối Kê tỉnh Triết Giang Trung Quốc bây giờ vẫn còn đền thờ vua Vũ, nơi mà ngày xưa vua Vũ đã đến hội chư hầu tại đây. “Sử Ký” cũng chép rằng vua nước Sở nhận rằng là hậu duệ của Hoàng đế Hiên Viên. Hùng Dịch người được triều Chu phong cho ở đất Sở là cháu vua Kinh Man là Chuyên Húc (còn gọi là Xuyên Húc) ông tổ của nhà Hạ.

     Năm 1600 TDL, tộc Thương du mục từ Tây Bắc tràn xuống đánh chiếm lãnh thổ của nhà Hạ sau hơn 432 năm trị vì với 18 đời vua.[3] Thành Thương vua của tộc Thương thành lập triều đại đầu tiên của lịch sử Trung Quốc là một chuyển biến lịch sử chấm dứt thời kỳ Trung Hoa Cổ đại. Hoàng tộc và cư dân nhà Hạ, Bách Bộc chi tộc phải vượt sông Hoàng Hà chạy xuống phương Nam thành lập quốc gia Bộc Việt. Kinh đô đầu tiên của triều Thương ở đất Bạc, sang đến đời Bàn Canh phải dời đô về đồi Ân (Ân khư) nên đổi tên triều Thương là Triều Ân. Chính thời kỳ này, giặc Ân vượt sông Hoàng Hà đánh nước Xích Quy của tộc Việt còn ghi dấu trong truyền kỳ lịch sử Phù Đổng Thiên Vương…

     Cuối thế kỷ 20, nhân loại đã hiểu rõ hơn về cấu trúc di truyền của con người, xác định được lộ trình di chuyển từ cái nôi sinh tụ ban đầu ở Đông Phi đi khắp nơi trên thế giới. Nhà khoa học người Mỹ gốc Trung Quốc, Lý Huỳnh (Li Yin) của Trường Ðại học Tổng hợp Texas đã đưa ra kết luận là vào khoảng 200.000 năm trước, người khôn ngoan Homo sapiens từ châu Phi thiên di tới Trung Ðông. Từ Trung Ðông một nhóm rẽ sang phía Đông đi qua Pakistan, Ấn Ðộ rồi men theo bờ biển phía Nam châu Á. Nhóm người này đến Ðông Nam Á vào khoảng 70.000 năm trước. Họ định cư ở Đông Nam Á một thời gian khoảng 10.000 năm rồi một bộ phận đi tiếp lên phía Bắc tới định cư ở vùng Thiên Sơn (Altai) phía Bắc Trung Hoa.[4]

     Khoa học gia J. Y. Chu đã phân tích cấu trúc di truyền 28 nhóm bộ mẫu di truyền từ các tỉnh khác nhau của Trung Quốc đã đi đến kết luận là tổ tiên của người Ðông Á là khởi nguồn từ vùng Ðông Nam Á đi lên và người Trung Quốc (Chinese) ở phía Bắc Trung Quốc có cấu trúc di truyền hoàn toàn khác với người Trung Quốc ở phía Nam (Hoabinhian=Pre-Vietnamese). Các công trình nghiên cứu mã Di truyền mitochondrial của các nhà khoa học, các nhà nhân chủng học Hoa Kỳ, Anh Quốc, Âu Châu, Thái Lan, Nam Dương và nhiều nước khác trên thế giới kể cả Trung Quốc đã xác định:

– Tổ tiên của các nhóm dân Đông Á ngày nay có nguồn gốc từ Đông Nam Á và người Trung Quốc (Chinese) ở phía Bắc Trung Quốc có cấu trúc di truyền Haplogroups: A, C, D, G, M8a Y và Z và đặc biệt không có đột biến đặc biệt Á châu khác với người Trung Quốc ở phía Nam (Hoabinhian= Pre-Vietnamese). 

– Người Việt Nam, người Đông Bắc Á, người Đông Nam Á lục địa,  người Đông Nam Á hải đảo và cả thổ dân châu Mỹ có cùng halogroups A, B, C, D và có yếu tố đột biến di truyền là một đại chủng khác biệt hoàn toàn với người Trung Quốc phía Bắc (North Han Chinese).

     Bên cạnh kết quả thuyết phục về cấu trúc phân tử di truyền DNA, công trình nghiên cứu về “Nạn Biển Tiến” của khoa Đại Dương học đã cho chúng ta hiểu thêm về lộ trình di chuyển của người Hòa Bình (Hoabinhian- Pre-Vietnamese). Mỗi lần biển tiến thì cư dân Nam Đảo và cư dân Hoabinhian (Pre-Vietnamese)  phải di chuyển lên miền cao nguyên Tây Tạng (Tibetan Plateau), sau khi nước biển rút thì họ lại từ miền cao tiến xuống đồng bằng lưu vực các con sông Hoàng Hà, Dương Tử để định cư sinh sống. Chính vì vậy, trong lịch sử tiến hóa của dân tộc Việt từ người Hòa Bình trở thành người Tiền Việt Hoabinhian => Pre-Vietnamese => Ancient Vietnamese = Hundred-Viets => Bách Việt (Bai-Yue) đã định cư trên khắp lãnh thổ gọi là Trung Quốc bây giờ.

     Cư dân Hòa Bình đã thành hình nền Văn hóa Hòa Bình với di chỉ Thẩm Khuyên (32.100 ± 150 trước Dương lịch (TDL), Mái Đá Điều, Mái Đá Ngầm (23.100 ± 300 TDL). Các công trình khảo cổ đã chứng minh những cư dân Bách Việt này đã thành hình các nền văn hóa cổ đại ở Trung Hoa:

– Văn Hóa Lĩnh Nam với di chỉ Bạch Liên Động ở Quảng Tây có niên đại C14 = 19.910±180BP, nền văn hóa Giang Nam-Hồ Nam gồm văn hóa Tiểu Nhâm Động ở Giang Tây (C14=10.870±210BP), văn hóa Hà Mỗ Độ (Hemudu) ở Triết Giang ((5500 BC to 3300 BC). Tạp chí Science đã công bố lúa nước có niên đại mới nhất là 7.000 năm. Bản đồ National Geographic Company ấn hành năm 1991 ghi rõ từ hạ lưu sông Hoàng Hà trở xuống là Di Việt với nền văn minh lúa nước đầu tiên trên thế giới.[5]

– Văn hóa Bắc Sơn Giang Nam vào sơ kỳ thời đại đồ đá mới có niên đại C14 là 10.250±200, nền văn Hóa Bán Pha với di chỉ chữ viết cổ trên bình gốm ở Bán Pha 2 có niên đại cách ngày nay 9 ngàn năm và Văn hóa Giả Hồ 6.600 TDL.

– Văn hóa Đồi Ba Sao Ba Thục (5.535 TDL), văn hóa Long Sơn Ngượng Thiều (5000-3000 TDL), văn hóa Đại Khê (4500-3000 TDL), văn hóa Đại Vấn Khẩu (4100=2600 TDL), văn hóa Óc Eo (4000TDL), văn hóa Quảng Tây (4000-2000 TDL), văn hóa Hà Lạc (3.300 TDL), văn hóa Lương Chử Triết Giang (3400-2250 TDL), văn hóa Khuất Gia Lĩnh (3000-2600 TDL)…

Hình tượng Rồng và chim Tiên trên trống đồng Phú Xuyên.

Hình tượng Rồng cá sấu trên qua đồng Núi Voi của văn hóa Đông Sơn


[1]. Wikipedia tiếng Việt: Thiểm Tây (Shanxi)

[2]. Công trình nghiên cứu của Nguyễn Nguyên về Hán ngữ và các phương ngữ Bách Việt ở Trung nguyên. Nhà nghiên cứu Nguyễn Nguyên dẫn tác phẩm “Người Hmong” của Chu Thái Sơn cho biết Lịch sử Hàn Quốc cũng ghi nhận có một Tổng Thống họ Lý là Lý Thừa Vãn và cũng không phải tình cờ mà sau khi nhà Trần diệt nhà Lý mà Lý Long Tường phải chạy ngược lên Triều Tiên để tỵ nạn vì đó là nơi đồng chủng định cư từ lâu đời. Chính vì vậy con cháu dòng họ Lý  từ Hàn Quốc về nhà thờ Tổ họ Lý ở Nam Định để giỗ Tổ.

44. Bộ Sử Ký do sử quan chính thống Hán Tư Mã Thiên chép là từ năm 1.600 TDL tới 1.046 TDL.

Theo Từ Hải và các sách sử cổ Trung Quốc thì Thành Thang đánh chiếm tiêu diệt nhà Hạ năm 1766 TDL mở đầu lịch sử Trung Quốc, triều Thương chấm dứt năm 1122 TDL. Theo biên niên sử là bộ Lịch sử Trung Hoa Cổ đại, dựa trên các tính toán của Lưu Hâm và Trúc Thư Kỷ Niên thì khoảng thời gian này là 1556 TCN 1.556 TDL tới 1046 TDL (Wikipedia).

[4]. Li Yin: Distribution of halotypes from a chromosome 21 region distinguishes multiple prehistoric human migrations, Pro. Natl. Acad. Sci. USA, Vol.96, pp.3796-3800. 1999. Theo chúng tôi thì nhóm người định cư ở vùng Thiên Sơn Altai giao hòa chủng tộc với nhóm người Turcs từ Trung Á tiến sang, người Hyksos từ Tây Bắc Á đi lên và người Mongoloid tiến xuống phương Nam để trở thành người Trung Quốc bây giờ.

[5]. Như Thường Trương Bổn Tài: Việt Học Là Gì? NXB Trăm Giống Việt 2010. Hemudu là ký âm bằng tiếng Anh của thổ ngữ, ký âm bằng tiếng Trung Quốc là Hà-mỗ-Độ. Nhà khảo cổ Thái, GS Surin Pookajorn đã tìm được những hạt lúa cổ ở hang Sakai có niên đại C14 cách ngày nay là 9.260-7.620 năm nên văn hóa Hòa Bình mới là cái nôi của nền văn minh lúa nước đầu tiên của nhân loại.

You may also like...