HOÀNG ĐẾ BẢO ĐẠI TUYÊN BỐ ĐỘC LẬP
Sau khi Hoàng Đế Bảo Đại tuyên bố độc lập ngày 11 tháng 3 năm 1945, Ngày 17 tháng 4 năm 1945, Vua Bảo Đại cử Trần Trọng Kim thành lập chính phủ thống nhất đất nước.
VIỆT NAM TUYÊN BỐ ĐỘC LẬP 11-3-1945
Ngày 11 tháng 3 năm 1945, Đại sứ Nhật vào cung trình bày sự việc lên Hoàng Đế Bảo Đại. Nhân sự kiện này, Hoàng Đế Bảo Đại triệu tập Cơ Mật Viện triều Nguyễn họp khẩn cấp và ra tuyên bố “Huỷ bỏ Hiệp ước 1884 và Khôi phục chủ quyền cuả Việt Nam”: “Chính phủ Việt Nam nay thủ tiêu điều ước bảo hộ của Pháp đối với Việt Nam và Đế quốc Việt Nam tuyên bố đã phục hồi sự độc lập. Đế quốc Việt Nam từ nay về sau sẽ gắng sức phát triển như một nước Độc lập và lấy tư cách là một phần tử của Đông Á, sẽ thực hiện nền thịnh vượng chung và sự tồn tại chung của Đại Đông Á, theo đúng với nguyên tắc của bản tuyên cáo chung của nước Đại Đông Á. Đế quốc Việt Nam tuyên bố ý muốn cộng tác tận tâm lực với Đế quốc Nhật, và tin tưởng ở lòng chân thành của nước Nhật để thực hiện những mục đích nói trên.”
Ngày 17 tháng 4 năm 1945, Vua Bảo Đại cử Trần Trọng Kim thành lập chính phủ và cử Phan Kế Toại làm Khâm Sai Bắc bộ, Nguyễn văn Sâm làm Khâm Sai Nam bộ và Trần văn Lai làm Đốc Lý Hà Nội. Ngày 8 tháng 5 năm 1945, Chính phủ Trần Trọng Kim tuyên bố chương trình Hưng Quốc, lá cờ “Quẻ Ly” được chọn làm quốc kỳ và bài “Đăng Đàn” của triều đình nhà Nguyễn được chọn làm quốc ca. Chính phủ Trần Trọng Kim ra đời trong những điều kiện khó khăn về chính trị, an ninh và kinh tế như vậy.
Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Nội các, bên cạnh công tác khẩn cấp cứu trợ nạn đói ở miền Bắc đã làm gần hai triệu người thiệt mạng, chính phủ Trần Trọng Kim đã ấn định một chương trình sáu điểm:
- Chuyển giao tất cả các cơ sở hành chính cho các viên chức Việt Nam.
- Thâu hồi đất Nam Kỳ và các nhượng địa đã dành cho Pháp.
- Ân xá toàn thể các phạm nhân chính trị.
- Cho phép thành lập các đảng phái chính trị.
- Miễn thuế cho công chức, thợ thuyền và dân nghèo.
- Thiết lập các Ủy ban tư vấn quốc gia để soạn thảo Hiến pháp và nghiên cứu cải tổ chính trị, hành chính và giáo dục.
Chỉ trong thời gian bốn tháng từ 17 tháng 4 đến 16 tháng 8 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đã thực hiện được gần hết chương trình Cứu đói do Bộ Trưởng Bộ Tiếp tế, bác sĩ Nguyễn Hữu Thi cầm đầu nỗ lực điều động việc vận tải thóc từ Nam ra Bắc. Lúc này, Pháp đã mất khả năng ngăn cấm việc tiếp tế gạo và nhờ sự can thiệp của chính phủ Trần Trọng Kim, giới quân phiệt Nhật cũng không còn thi hành chính sách độc đoán về sản xuất nông phẩm…
Sau khi Hoàng Đế Bảo Đại tuyên bố độc lập ngày 11 tháng 3 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim thống nhất đất nước với quốc hiệu Việt Nam, Bắc Kỳ được gọi là Bắc Việt, Trung Kỳ là Trung Việt và Nam Kỳ là Nam Việt. Bộ Trưởng Giáo dục trong chính phủ Trần Trọng Kim là giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã chính thức loại bỏ tiếng Pháp và tiếng Hán Nôm ra khỏi hệ thống hành chánh, giáo dục và đưa tiếng Việt vào chương trình giáo dục. Chương trình Trung học và Danh từ khoa học của Hoàng Xuân Hãn được áp dụng và thi hành việc giảng dạy học sinh trên toàn quốc. Chính phủ Trần Trọng Kim với giáo sư Hoàng Xuân Hãn lần đần đầu tiên dùng tiếng Việt và chữ Việt trong hệ thống giáo dục ở nước ta. Tháng 6 năm 1945, Thủ tướng Trần Trọng Kim gặp Tổng tư lệnh Tsuchihashi để yêu cầu Nhật dứt khoát trả lại ba tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và toàn bộ đất Nam Kỳ cho Việt Nam. Thủ tướng Trần Trọng Kim nói: “Quân đội Nhật đã đánh quân đội Pháp và công nhiên hứa hẹn trả quyền tự chủ cho nước Việt Nam. Bởi vậy tôi không quản tuổi già và sự khó khăn của hoàn cảnh mà đứng ra lập chính phủ. Tôi làm việc một lòng giúp nước tôi, cũng như các ông lo việc giúp nước Nhật… Nếu các ông cho tôi là người làm việc cho nước Nhật, việc ấy không phải là phận sự của tôi, tôi sẵn lòng xin lui”. Thái độ cương quyết của Thủ Tướng Trần Trọng Kim khiến Toàn Quyền Nhật Yuichi Tsuchihashi phải trả lại ba thành phố nhượng địa Hà Nội, Hải Phòng và Ðà Nẵng kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1945. Chính phủ Trần Trọng Kim cử Khâm Sai Nguyễn văn Sâm vào Sài Gòn ngày 12 Tháng 8, đến ngày 14 Tháng 8 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim công bố chính thức thu hồi Nam Việt vào lãnh thổ quốc gia Việt Nam.
Hoàng Đế Bảo Đại Bảo Đại và Thượng Thư Bộ Lại Ngô Đình Diệm
Tem in hình cờ Long tinh và con số “11.3.45” để mừng sự kiện Việt Nam độc lập.
Nhật báo Điện tín tại Sài Gòn đăng tin.
Tờ Dân Báo loan tin Đế quốc Việt Nam tuyên bố độc lập.
Hoàng Đế Bảo Đại
Quốc Kỳ
Quốc Ấn
Nhật báo Sài Gòn loan tin Đế quốc Việt Nam tuyên bố độc lập
Trang đầu báo Trung Bắc Chủ nhật số 243, ngày 6 tháng 5 năm 1945. (Nguồn Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia)
Đóng Góp Ý Kiến