DANH TƯỚNG VIỆT NAM

ĐẠI ĐẾ TRẦN THÁI TÔNG

Là người Việt Nam chúng ta tự hào hãnh diện với những chiến công oanh liệt hào hùng nhưng có bao giờ chúng ta đặt câu hỏi, điều gì đã làm nên những thần kỳ lịch sử, những kỳ tích có một không hai trong lịch sử của cả nhân loại. Nhà Việt Nam học, sử gia G. Buttinger đã viết trong tác phẩm ”The small Dragon” năm 1958 rằng “Một việc phi thường mà không một sử gia nào có thể giải thích được một cách thỏa đáng, mặc dầu đã nghiên cứu rất nhiều là tại sao sau hơn 1 ngàn năm bị đô hộ, dân tộc Việt Nam vẫn không bị đồng hóa và Việt Nam vẫn giành lại nền độc lập dân tộc”.34

     Một nhà Việt Nam học khác, học giả PaulMus viết: “Ngay từ ngày lập quốc, tất cả then chốt của lịch sử Việt Nam đều ở cái tinh thần đối kháng kết hợp một cách kỳ lạ, một bên là năng lực đồng hoá lạ lùng, bên kia là ý chí quật khởi quốc gia không chịu khuất phục mặc dầu bị thua trận, bị phân tán, bị chinh phục. Hơn một ngàn năm bị sát nhập hoàn toàn vào Trung Quốc, từ thế kỷ thứ hai trước công nguyên đến thế kỷ thứ mười sau kỷ nguyên, thay vì làm cho dân tộc Việt Nam kiệt quệ thì ngược lại đã làm cho dân tộc Việt trở nên hùng cường…”. 35

     Lịch sử Việt Nam là gì? Câu hỏi hết sức trọng đại này đã được học giả Phillipe Devilière trong ban biên tập Từ Điển Bách Khoa Toàn Thư Thế giới đặt ra rồi tự trả lời như sau: “Trải qua hơn bốn nghìn năm lịch sử, dân tộc

34. G. Buttinger: The smaller Dragon, NewYork, Praeger 1958.

35.  Paul Mus (1902 – 1969) Là một giáo sư, học giả, nhà ngôn ngữ học, xã hội học người Pháp quan tâm nhiều về văn hóa Việt Nam và các nước Đông Nam Á để lại rất nhiều tác phẩm giá trị… Paul Mus  was a French author and scholar. His studies focused on Viet Nam and other South-East Asian cultures(Wikipedia).

Việt Nam đã chứng tỏ có một sức sống phi thường. Suốt mười thế kỷ bị Trung Quốc thôn tính, người Việt Nam vẫn

giữ nguyên bản sắc dân tộc và liên tiếp nổi dậy đánh đuổi kẻ xâm lược ỷ vào sức mạnh tưởng có thể khuất phục được dân tôc này. 

     Lịch sử đã đặt lòng tin vào dân tộc ấy và họ đã chứng minh khả năng đề kháng, óc sáng tạo, tính kiên trì và sự thích ứng với mọi cuộc chiến gian khổ nhất, khó khăn nhất và kể cả không cân sức nhất… Người Việt Nam tự hào với quá khứ của mình, tôn vinh những bậc vĩ nhân đã tô điểm rạng rỡ quá khứ đó và quá khứ dù xa xăm hay gần đây luôn luôn có mặt khắp nơi trên đất Việt Nam, tác động mạnh mẽ vào hiện tại và tương lai”. 

Giở trang Quốc sử trước đèn,                                                   Truyền kỳ lịch sử bao phen thăng trầm…                                        Phục hưng dân tộc quyết tâm,                                                  Việt Nam văn hiến tỏa trầm kỳ hương…

     Quả thật, trên thế giới không có một dân tộc nào trải qua những khổ ải trầm luân như dân tộc Việt nhưng cũng không có một dân tộc nào viết lên những trang sử oanh liệt hào hùng bằng máu và nước mắt của biết bao thế hệ, từ xa xưa mãi cho đến ngày nay.

     Từ trước đến nay, chúng ta chỉ đọc sách sử viết là chúng ta bị Hán tộc thống trị 4 lần hơn 1 ngàn năm mà thôi. Chúng ta chưa có đủ nguồn sử liệu để thấy rõ trong suốt ngàn năm đó, dân tộc chúng ta đã bao lần đứng lên giành lại độc lập tự chủ… Có nhìn lại lịch sử chúng ta mới hãnh diện tự hào và cúi đầu tri ân, ngưỡng phục tiền nhân đời đời nối tiếp đã “Đứng vùng lên phất cao ngọn cờ độc lập dân tộc”, từ thế hệ này sang thế hệ khác để viết lên Bản Tuyên Ngôn Độc Lập “Nam Quốc Sơn Hà” bằng chính xương máu của biết bao thế hệ con dân nước Việt.

     Trong suốt các thời kỳ lịch sử, kẻ thù phương Bắc lúc nào cũng xâm lược nước ta, đồng hóa dân tộc chúng ta để bành trướng lãnh thổ xuống phương Nam. Chính cổ sử Trung Quốc ghi rõ kẻ thù truyền kiếp của dân tộc đã xâm lược đất nước chúng ta tất cả là 27 lần và thống trị dân tộc chúng ta cả thảy 9 lần. Lịch sử cổ đại Trung Hoa chép rằng năm 1776 TDL, tộc Thương là một tộc người du mục từ Tây Bắc tràn xuống đánh chiếm, tiêu diệt nhà Hạ của tộc Việt là cư dân nông nghiệp từ phương Nam tiến lên định cư thành  lập quốc gia ở hạ lưu sông Hoàng Hà. Cư dân nhà Hạ phải vượt sông Hoàng Hà tiến xuống phương Nam thành lập các quốc gia Bách Việt như Bộc Việt ở phía Nam lưu vực song Hoàng Hà. Sau khi đánh đuổi nhà Hạ, tộc Thương thành lập vương triều Thương là triều đại đầu tiên của lịch sử Trung Quốc.

     Về sau, tộc Chu du mục lại đánh thắng triều Thương thành lập triều Chu của Trung Quốc. Cuối đời Chu suy yếu chỉ còn trên danh nghĩa nên các nước ở trung nguyên đánh lẫn nhau giành ngôi Bá chủ trung nguyên. Thời kỳ này lịch sử gọi là thời Xuân Thu Chiến Quốc với sự trổi dậy lãnh đạo Trung nguyên của các nước trong Bách Việt. Hết Sở rồi tới Việt làm Bá chủ Trung Nguyên, năm 316 TDL, Tần đánh chiếm Ba Thục rồi đến năm 223 TDL, đế quốc Tần đánh chiếm Sở Việt, vua tôi Sở Việt cùng hoàng tộc và một số cư dân phải chạy xuống phương Nam hội nhập vào phần đất Văn Lang còn lại ở lãnh thổ Việt Nam hiện tại.

     Năm 210 TDL, đế quốc Tần đem quân xâm lược Tây Âu Việt bị người anh hùng Thục Phán cùng quân dân Âu Việt, Âu Lạc đánh bại 50 vạn quân Tần. Tướng Đồ Thư bị giết tại trần, quân Tần háo chạy về nước. Sau chiến thắng quả Phù Đổng Thiên Vương và quân dân Văn Lang thì đây là chiến thắng oanh liệt của quân dân Âu Lạc. Lịch sử quân sự thế giới sẽ phải ghi nhận cuộc chiến tranh du kích, trường kỳ kháng chiến của An Dương Vương Thục Phán và dân quân Âu Lạc lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại.

     Thời Hán Vũ Đế (140-87 TDL) xâm chiếm các nước                          mở rộng lãnh thổ đế quốc Đại Hán tới Trung Á. Năm 136 TDL, triều Hán đem quâm xâm chiếm Dạ Lang và năm sau 135 TDL, Hán Vũ Đế đánh chiếm các nước Việt ở Tây Nam và Đông Nam.

     Năm 111 TDL, Hán Vũ Đế xâm chiếm Nam Việt và trở nên một đế quốc rộng lớn nên du mục phương Bắc tự hào lấy tên Hán gọi là Hán tộc, thường dân nhận là Hán nhân nên sử sách gọi tộc người du mục phương Bắc là Hán tộc từ đó. Năm 109 TDL, Hán tộc đánh chiếm nốt nước Điền Việt, mở đầu cho thời kỳ thống trị lần thứ nhất dân tộc Việt Nam.

   Sau khi Hán tộc xâm chiếm Nam Việt, triều Hán chia Nam Việt ra thành 9 quận. Nước ta trên danh nghĩa bị Hán tộc thống trị từ năm 111 TDL nhưng trên thực tế, triều Hán vẫn chưa kiểm soát được toàn bộ miền Nam Trung Quốc (Hoa Nam).  Trong suốt thời kỳ vong quốc này, biết bao anh hùng liệt nữ đã cùng với toàn dân đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược giành lại độc lập.

     Năm 39, Hai Bà Trưng nổi lên chống quân Hán xâm lược, thành lập quốc gia Hùng Lạc (39-43) kế tục sự nghiệp của tiền nhân.

    Sau cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng, dân tộc Việt bị Hán tộc thống trị lần thứ hai (43-178) khắc nghiệt hơn. Mùa hè năm 100, hàng ngàn dân chúng huyện Tượng Lâm nổi lên giết hết bọn quan lại, đốt phá dinh thự đánh chiếm quận huyện khiến Hán triều phải huy động quân các quận đến mới dẹp yên được..

     Năm 136, nhân dân Tượng Lâm nổi lên tiêu diệt quân Hán, năm sau cuộc khởi nghĩa lan rộng khắp quận Nhật Nam.

     Tháng 10 năm 144, dân chúng Nhật Nam liên kết với Cửu Chân nổi lên đánh chiếm thành trì, quận trị. Thứ Sử Hạ Phương phải điều quân đến đánh dẹp.

     Năm 157, nhân dân Cửu Chân nổi dậy đánh chiếm quận huyện, giết chết tên Thái thú Nghê Thức. Anh hùng Chu Đạt lãnh đạo nhân dân đánh chiếm Quận trị và tiêu diệt toàn bộ quân Hán trú đóng tại Nhật Nam.

     Năm 163, nhân dân Nam Việt nổi lên chiếm Quế Dương, Thương Ngô. Tháng 12 năm 163, nhân dân Nam Hải đánh chiếm thành trì quân Hán, mở rộng lãnh thổ tự trị đến vùng biên giới giáp ranh với Hán.

     Tháng giêng năm 170, nhân dân Hợp Phố, Giao Chỉ, Uất Lâm (Quảng Tây), Ô Hử đồng loạt nổi lên tiêu diệt quân Hán, đánh chiếm quận huyện. Cuộc khởi nghĩa bùng nổ khắp lãnh thổ Văn Lang xưa.

     Tháng 1 năm 178, anh hùng dân tộc Lương Long cùng Thái Thú Nam Hải lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của nhân dân các quận Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Nhân dân các quận đồng loạt nổi lên đánh chiếm các quận huyện, quân Hán tháo chạy về nước. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi oanh liệt, đất nước độc lập tự chủ được hơn 3 năm. Sau khi anh hùng dân tộc Lương Long hy sinh, đất nước Việt Nam lại bị Hán tộc thống trị lần thứ ba từ năm 181 đến năm 468.

     Tháng 6 năm 184, binh lính đồn trú ở Giao Chỉ lại nổi dậy bắt Thứ sử Chu Ngung. Thái thú Hợp Phố là Lai Đạt xưng là Trụ Thiên Tướng quân tiếp tục lãnh đạo nhân dân nổi lên bắt sống tên Thứ sử. Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa này xưng là Trụ Thiên Tướng Quân để phục hồi thời đại Hùng Vương.

     Năm 186, tình hình Trung nguyên hết sức rối loạn. Thủ lĩnh Trương Giác mà sử sách gọi là giặc Hoàng Cân nổi lên khiến triều Đông Hán suy vong. Quan lại các nơi cát cứ một phương rồi đánh nhau tạo nên một thời kỳ hỗn loạn.

      Tình hình Trung Quốc thời kỳ này hết sức rối loạn tạo điều kiện cho người anh hùng dân tộc Khu Liên nổi lên đánh chiếm quận Tượng Lâm thành lập vương quốc Lâm Ấp. Trên thực tế, vương Quốc Lâm Ấp có thể đã thành hình từ năm 138, khi nhân dân Tượng Lâm nổi lên đánh chiếm quận huyện.  

     Năm 248, Triệu Trinh Nương, người thiếu nữ vừa tròn 20 tuổi người miền núi vùng Quan Yên quận Cửu Chân đã cùng anh là Triệu Quốc Đạt đứng lên lãnh đạo phong trào khởi nghĩa của nhân dân quận Cửu Chân.

     Năm 380, Thái Thú Cửu Chân là Lý Tốn chiếm cứ toàn bộ Giao Châu.  Phạm Hồ Đạt lại đem quân đánh chiếm huyện Thọ Linh. Năm 399 Phạm Hồ Đạt đem đại quân tiến đánh Nhật Nam bắt sống Thái Thú Cảnh Nguyên rồi tiến đánh Cửu Chân bắt sống Thái Thú Tào Bình.  Thừa thắng, quân Lâm Ấp tiến ra vây hãm thành Long Biên.

     Năm 411, các Hào trưởng Việt ở Giao Châu gồm Lý Tử Tốn, Lý Địch, Lý Thoát lãnh đạo nhân dân Giao Chỉ và Cửu Chân phối hợp với các Thủ lĩnh Lư Tuần, Từ Đạo Kính ở Triết Giang (nước U Việt cũ của Việt Vương Câu Tiễn) cùng tiến đánh Hợp Phố, vây hãm thành Long Biên. Năm 412, thuộc tướng của Lư Tuần là Lư Kính Đạo cùng nhân dân Giao Châu lại nổi lên đánh chiếm Cửu Chân, giết Thái Thú Đỗ Chương Dân.

     Năm 468, Thứ sử Giao Châu là Trương Mục bị bệnh chết, hào trưởng địa phương Lý Trường Nhân lãnh đạo nhân dân nổi lên diệt hết quan quân đô hộ. Dân tộc ta tự chủ được 17 năm (468-485) thì bị Hán tộc thống trị lần thứ tư từ năm 485-544..

      Tháng 1 năm 542, người anh hùng Lý Bí đánh chiếm kinh thành Long Biên, quân Lương kéo sang tấn công nhưng bị đại bại. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép: “Năm Giáp Tý, năm đầu niên hiệu Thiên Đức, mùa Xuân, tháng giêng nhà vua đánh tan quân giặc, lên ngôi xưng là Nam Việt Đế, đặt niên hiệu, dựng trăm quan, đặt tên nước là Vạn Xuân, lấy niên hiệu là Thiên Đức hàm ý mong mỏi xã tắc bền vững đến muôn đời vậy. Vua cho xây đền Vạn Thọ để làm nơi triều hội, phong Triệu Túc làm Thái Phó, Tinh Thiều giữ chức Tướng văn, Phạm Tu giữ chức Tướng Võ…”. 

     Sau 61 năm độc lập, nước ta lại bị Hán tộc thống trị lần thứ năm 603-722. Năm 605, Lưu Phương đem quân đánh Lâm Ấp, chiếm được kinh đô và thu đoạt của cải trong đó có 18 tượng Thần Chủ bằng vàng. Tuy thắng được Lâm Ấp nhưng quân Tùy chết gần một nửa vì dịch bệnh, ngay cả Lưu Phương cũng chết vì bệnh trên đường rút quân về.

     Cuối đời Tùy (589-617), triều đình không kiểm soát được các địa phương. Nhân cơ hội tình hình Trung Quốc rối loạn, Việt Vương Dương Đồng chiếm cứ Hà Nam, nhân dân Nam Việt nổi dậy. Năm 616, Lâm Sĩ Hoàng chiếm toàn bộ đất đai Bách Việt cũ rồi xưng là Sở Vương. Họ Lâm hùng cứ cả một vùng rộng lớn từ Cửu Long đến tận Châu Giang Quảng Đông. Trong khi đó, Phùng Áng chiếm đất Thương Ngô, Phiên Ngung, Cao Lương, Châu Nhai thuộc Quảng Đông gồm cả đảo Hải Nam. Để tạo thêm sức mạnh của Bách Việt, Phùng Áng đem quân về theo Sở Lâm Vương. Sau khi chiếm được Kiền Châu, Sở Lâm Vương lên ngôi Hoàng Đế.

     Nhân dân Nam Việt tự chủ được hơn 6 năm nhưng các thủ lĩnh Việt không đoàn kết để tạo một tổng lực khiến Việt tộc bỏ mất một cơ hội lịch sử ngàn năm một thuở…  Năm 679, triều Đường đổi tên Giao Châu thành “An Nam Đô Hộ Phủ” trị sở đặt tại Tống Bình, Đại La mà trước đây, năm 607 triều Tùy đã dời trị sở quận Giao Chỉ từ thành Long Biên ở Quảng Đông xuống Tống Bình. Hán tộc gọi tên nước ta một cách miệt thị là An Nam bắt đầu từ thời kỳ này.

     Năm 722, Mai Thúc Loan là một nông dân nghèo ở Hà Tĩnh bị bắt đi làm phu gánh trái vải nộp cho giặc Đường đứng lên phất cờ khởi nghĩa. Giới lãnh đạo cũng đã vận động các nước lân bang đồng chủng nên vua Lâm Ấp và Phù Nam đã đem 20 vạn quân cùng với 20 vạn dân quân khởi nghĩa đánh bại 20 vạn quân Đường trú đóng trên nước ta. Nhân dân đã suy tôn Mai Thúc Loan lên ngôi Hoàng Đế, chọn thành Vạn An bên bờ sông Lam làm nơi đóng đô. Cuộc khởi nghĩa của Mai Hắc Đế đã vang dội trong cộng đồng Bách Việt. Theo “Đường thư” thì nhiều Tù trưởng người Lý Lão (Việt) ở Quý Châu, Quảng Tây, Quảng Đông đã nổi lên đánh chiếm 40 thành giặc. Dương Tư Húc lại phải đem quân đi đánh dẹp, quân giặc giết hơn 6 vạn người Việt yêu nước khắp nơi trên lãnh thổ Văn Lang xưa.

     Năm 767, thủy quân các nước đồng chủng Bách Việt là Java và Mã Lai (Côn Lôn) tiến vào miền duyên hải rồi đi ngược sông Hồng đánh chiếm phủ thành An Nam Đô Hộ Phủ.

     Năm 784 Phùng Hưng, một hào trưởng uy tín lẫy lừng ở Đường Lâm đứng lên phất cờ khởi nghĩa. Quân khởi nghĩa chiếm cứ Đường Lâm rồi tỏa ra đánh chiếm cả Phong Châu. Quân ta chiếm được thành trong nỗi hân hoan nô nức của toàn dân. Toàn dân Việt đã giành lại độc lập tự chủ được 7 năm sau đêm dài nô lệ. Cuối cùng, Hán tộc lại thống trị dân tộc ta lần thứ bảy từ năm 791-803.

     Năm 803, Vương Quý Nguyên một thủ lĩnh quân sự người Việt đã đứng lên kêu gọi binh lính Việt đánh chiếm phủ thành, giết hết quân Đường. Cuộc binh biến được toàn dân ủng hộ nổi lên khắp nơi, quan Đô hộ Bùi Thái cùng đoàn hộ tống tháo chạy về Trung Quốc. Nước ta tự chủ được 3 năm thì bị Hán tộc thống trị lần thứ tám từ năm 806 đến năm 905.

     Năm 819, đồng bào Tày Nùng và Choang nổi lên chiếm cứ Việt Giang, Quảng Tây. Vua Đường hạ chiếu cử Dương Thanh đi đánh dẹp. Dương Thanh quay lại đánh chiếm phủ thành Tống Bình, giết Lý Tượng Cổ và hơn một ngàn tên giặc.

     Cuối thế kỷ thứ VIII, tình hình Trung Quốc rối loạn. Sử sách cho biết liên tiếp các những năm 838, 841, 858 và 863 dân chúng cùng binh lính yêu nước dưới sự lãnh đạo của các Hào trưởng đã nhiều lần khởi nghĩa đánh đuổi quan quân đô hộ phải tháo chạy về nước. Tháng giêng năm 863, đồng bào Mường cùng với quân Nam Chiếu, một quốc gia trong Bách Việt vào đánh chiếm phủ thành. Tên Đô Hộ Sứ Thái Tập hết đường trốn chạy phải tự vẫn. Tướng Mường Dương Tư Tấn tiêu diệt cả 15 vạn quân Đường.                                                                               

     Năm 905,  người anh hùng dân tộc Khúc Thừa Dụ với bản lĩnh tài trí phi thường đã giành lại quyền tự chủ cho dân tộc, tạo điều kiện cho anh hùng dân tộc Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng Giang năm 938 mở ra một kỷ nguyên Độc Lập Dân Tộc cho đến ngày nay.

You may also like...