https://youtu.be/ROQu1V6fJBI

MỜi Quý VỊ NGHE TUYÊN BỐ CỦA TT ĐÀI LOAN Phát âm Tổng Thống, Thái iAnh Văn, Trung Hoa Dân Quốc có giống tiếng Hán Việt hay không?

HÁN CAO TỔ và HÁN VĂN ĐẾ Phải Dâng Lễ vật biếu TRIỆU VŨ ĐẾ để xin thông hiếu như xưa…

VIỆT NAM NƯỚC TÔI 1 “TỰ TÌNH DÂN TỘC”

VIỆT NAM NƯỚC TÔI 2 “TRUYỀN KỲ LỊCH SỬ VIỆT”

VIỆT NAM NƯỚC TÔI 3 “PHỤC HỒI SỰ THẬT LỊCH SỬ”

Truyền Thuyết Khởi Nguyên Dân Tộc

TRUYỀN THUYẾT KHỞI NGUYÊN DÂN TỘC

Mỗi dân tộc đều có những truyền thuyết độc đáo về khởi nguyên mang một sắc thái đặc thù biểu trưng riêng của dân tộc đó mà chúng ta thường gọi là Huyền sử. Theo môn học “Cơ Cấu Luận” thì Sử ký là sử hàng ngang ghi chép các biến cố, các sự kiện cụ thể với những con người cụ thể xảy ra theo năm tháng nên gọi là sử Biên Niên. Trái lại Dã sử là những câu truyện viết dựa trên một vài sự kiện lịch sử có thật nhưng được hư cấu thêm thắt cho ly kỳ hấp dẫn cuốn hút người đọc như Tam Quốc Chí diễn nghĩa, Tam Tạng Thỉnh Kinh, Lửa cháy thành Phiên Ngung…

     Trong khi đó, dân tộc nào cũng có những truyền kỳ lịch sử của dân gian được gọi là Huyền tích như sự tích về họ Hồng Bàng của tộc Việt, sự tích về Thánh Gióng tức Cậu Bé Nhà Trời, sự tích Ngưu Lang Chức Nữ của dân tộc Việt… Tất cả những Huyền tích, sự tích xa xưa nói chung được xem như Huyền sử nên đối với các nhà sử học thì Huyền sử gọi là sử hàng dọc mang tính tâm linh, xoay quanh những tác động lý tưởng biểu thị bằng những hình tượng nguyên sơ giàu phổ biến tính xem như một bức Thông Điệp lịch sử truyền lưu cho hậu thế. Những hình tượng này tiềm ẩn trong đời sống tâm linh của một dân tộc như trong huyền sử Rồng Tiên thì Âu Cơ chỉ là hình tượng nguyên sơ. Mẹ Âu Cơ là chi tộc Âu Việt thờ chim của Việt tộc, xem chim là vật tổ biểu trưng nên việc mẹ đẻ ra một cái bọc trăm trứng là chuyện bình thường cũng như cái bọc không chỉ nói về cái bọc mà nó biểu trưng cho ý nghĩa của 2 chữ đồng bào cùng chung một bào thai của mẹ Âu Cơ. Cũng như Huyền sử nói trăm con không nhất thiết phải là một trăm mà hàm ý số nhiều và quan trọng nhất là thư tịch cổ Trung Hoa chép về cộng đồng Bách Việt, đã chứng minh sự thật lịch sử của huyền thoại mà ta cứ tưởng là huyền hoặc hoang đường.

     Tiền nhân Việt cổ chúng ta xem “Chim” là vật tổ biểu trưng vì tộc Việt khởi từ Hoabinhian tiến lên phương Bắc rồi lại tiến về hướng mặt trời mọc hướng Đông rồi lại xuôi Nam như loài chim nước Cò Vạc, chim Lạc tên chữ là Thiên Nga, Hồng Hạc (Swan). Tiền nhân chúng ta cũng thánh hóa mẹ Âu là mẹ Tiên vì mẹ Âu xòe đôi cánh bay vút lên trời cao như nàng tiên, thật ra chiết tự chữ tiên gồm chữ nhân và chữ sơn để chỉ người sống trên vùng đồi núi cao nguyên mà thôi… Cũng chính vì tiền nhân tôn thờ chim là vật tổ biểu trưng nên chúng ta mới có chữ Tổ từ tổ chim mà ra. Từ đó chúng ta có Quốc Tổ rồi đảo ngược lại thành Tổ Quốc mà không một dân tộc nào trên thế giới có được. Điều làm chúng ta hết sức ngạc nhiên là giới khảo cổ đã tìm thấy ở Long Sơn Sơn Đông có di chỉ chữ cổ là chữ “Việt”, chữ “Tổ” mà Hán ngữ bây giờ vẫn sử dụng…

Thưa quý vị và các Bạn,

     Lịch sử khởi nguyên dân tộc cho chúng ta biết rằng cội nguồn Việt tộc khởi từ Kinh Dương Vương, Đức Long Nữ, Lạc Long Quân, Âu Cơ được dân gian, mà dân gian gọi một cách thân thương là Bố Rồng Mẹ Tiên, Bố Lạc mẹ Âu được nhân dân cả nước lập đền thờ “Quốc Tổ – Quốc Mẫu” và hàng năm tổ chức trọng thể ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba âm lịch.

    Niềm tự hào về cội nguồn con Rồng cháu Tiên cùng một bào thai mẹ nên đối với người Việt, thì lòng yêu nước luôn luôn đi đôi với tình thương nòi giống. Yêu nước thương nòi, đó chính là đặc trưng của Việt tộc mà không một dân tộc mà có được. Bố Rồng Mẹ Tiên, người anh hùng mở nước, khai sáng văn hoá của dân tộc được nhân dân cả nước tôn thờ không chỉ bằng đền đài miếu mạo, mà còn ngự trị trong tâm thức Việt như một “Người Thần”.

    Hình tượng Bố Rồng mẹ Tiên mang tính thần kỳ lịch sử, lại là Bố Lạc mẹ Âu trong thực tế cuộc sống nên vừa là người anh hùng huyền thoại dựng nước, vừa là anh hùng khai sáng văn hoá dân tộc. Từ đó đã dẫn tới đạo thờ cúng ông bà Tiên Tổ, tôn thờ những “Nhân thần” đã truyền lưu sự sống cho cả dân tộc cũng như cho bản thân mỗi người chúng ta. Truyền thống cao đẹp tôn thờ sùng kính, biểu lộ lòng tri ân Đức Quốc Tổ Quốc mẫu, các anh hùng dân tộc cũng như thờ cúng ông bà Tiên Tổ biểu thị lòng hiếu thảo đối với những người sinh thành dưỡng dục, truyền lưu sự sống cho mình đã là sợi dây tình cảm thiêng liêng phối kết con dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác. 

      Hàng năm, chúng ta cử hành Đại Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương thể hiện tấm lòng thành kính của chúng ta đối với Quốc Tổ, Người khai mở ra nước Việt yêu dấu của chúng ta. Từ ý niệm “Quốc Tổ” tiền nhân chúng ta đã đảo ngược lại thành ý niệm “Tổ Quốc”, biểu trưng cho hồn thiêng sông núi, u linh bàng bạc trong tâm khảm mỗi con dân đất Việt…mà không một dân tộc nào có được hai chữ Tổ Quốc và Đồng bào như dân tộc chúng ta…

     Ngay từ thời Vua Hùng đã quan niệm nhà vua phải lo cho đời sống của người dân no đủ như bức Hoành phi “Quyết Sơ Dân Sinh” treo trên Đền Hùng, nghĩa là “Lấy cuộc sống của người dân là điều kiện tiên quyết của người lãnh đạo…”. Ngay từ thời vua Hùng đã lấy dân làm gốc, Tất cả của dân, do dân và vì dân, còn giá trị mãi đến muôn đời…Tư tưởng vì dân này mãi đến ngày 19 – 11 năm 1863, mới được Tổng Thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln khẳng định trong diễn văn khánh thành Nghĩa trang Quốc gia tại Gettysburg: “Chúng ta sẽ khai sinh nền tự do và chính phủ Của Dân, Do Dân và Vì Dân nhất định sẽ không biến mất khỏi mặt địa cầu này”.

     Người Việt có một đời sống tinh thần tâm linh sâu thẳm, thể hiện tình cảm thiêng liêng cao cả mà không một dân tộc nào có được. Đạo lý làm người dạy chúng ta rằng khi sống là phải biết tri ân thờ cúng ông bà cha mẹ để mai này khi ta có chết đi thì cũng về với ông bà cha mẹ mà thôi. Từ việc hiếu thảo thờ cúng cha mẹ, ông bà tiên tổ đến ý thức tôn thờ ông Tổ của nòi giống cũng như các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá đã hun đúc lòng yêu nước thương nòi, tạo cho mỗi con dân đất Việt niềm tự hào về dòng dõi con Rồng cháu Tiên của Việt tộc.

     Việt tộc là cư dân nông nghiệp nên thường tổ chức lễ tết hội hè quanh năm suốt tháng nhưng lễ hội đền Hùng mang một ý nghĩa hết sức cao đẹp. Dự lễ hội đền Hùng chính là cuộc hành hương trở về nguồn cội dân tộc trong tâm thức mỗi con dân đất Việt. Lễ hội đền Hùng không đơn thuần là cuộc chơi xuân với những hội hè đình đám mà để chúng ta hướng vọng về Quốc tổ Hùng Vương, người truyền thừa sự sống và khai mở đất nước Văn Lang cho tất cả chúng ta.

Trên thế giới ngày nay, có lẽ chỉ có dân tộc Việt Nam có Quốc Tổ để tôn thờ và có một huyền thoại Rồng Tiên đẹp như áng sử thi để chúng ta có quyền tự hào gọi nhau là đồng bào, là anh em ruột thịt cùng một mẹ sinh ra. Hiện nay ở Việt Nam vẫn còn tôn thờ nhân thần và đạo thờ cúng ông bà vẫn còn trân trọng bảo lưu, đó chính là bản sắc văn hoá đặc trưng của dân tộc và cũng là đạo lý làm người của Việt tộc. Truyền thống cao đẹp này trải qua hơn sáu ngàn năm lịch sử vẫn thấm đậm trong lòng dân tộc với bao thăng trầm biến đổi của dòng vận động lịch sử. Cho tới nay và mãi mãi về sau, hàng hàng lớp lớp thế hệ trẻ Việt Nam vẫn tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc với tất cả lòng hãnh diện tự hào Việt Nam.

     Cuối cùng, xin gửi tới quý vị 4 câu thơ để nói lên tất cả ý nghĩa cao đẹp của Đại lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương, cũng như truyền thuyết khởi nguyên dân tộc với hai chữ Đồng bào, bức thông điệp hàng ngàn năm lịch sử thấm đậm trong tâm thức Việt chúng ta:

Nhớ xưa Quốc Tổ mở nền,

Ngàn năm văn hiến Sử thiên hào hùng.

Bọc Điều trăm họ thai chung,

“Đồng Bào” tiếng gọi vô cùng Việt Nam…

SỰ TÍCH NAM PHƯƠNG THÁNH MẪU


VIỆT NAM NƯỚC TÔI 5 “VIỆT NAM”

ĐẤT NƯỚC TÔI (VNNT 6)

VNNT 7 “BIỂN VÀ BỜ BIỂN VN”

Bài 8 “DÂN TỘC VIỆT NAM”


TÂM TÍNH NGƯỜI VIỆT

DÂN SỐ VIỆT NAM

11. TRUYỀN THUYẾT KHỞI NGUYÊN DÂN TỘC

Bài 12 “TRUYỀN THUYẾT KHỞI NGUYÊN DÂN TỘC” 2

Bài 13 “BỨC THÔNG ĐIỆP HÀNG NGÀN NĂM LỊCH SỬ”

Bài 14 “THỜi XUÂN THU CHIẾN QUỐC”

Bai 15 “VIỆT TỘC CHỦ NHÂN CỦA KINH DỊCH”

VIỆT NAM NƯỚC TÔI 16

(Cộng Đồng Bách Việt, Hiện Thực Lịch Sử)

VIỆT NAM NƯỚC TÔI 17

BÁCH VIỆT

VIỆT NAM NƯỚC TÔI 18

CỘI NGUỒN TRĂM HỌ

VIỆT NAM NƯỚC TÔI “Những Dòng Họ Việt Cổ ở Hoa Đông và Hoa Nam

HÁN TỘC LẤY RỒNG CỦA VIỆT TỘC

Đoạn Trường Bất Khuất

https://www.vntv.online/?p=3841